Đánh giá các yếu tố trong hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu TRƯỜNG đại học CÔNG đoàn (Trang 55 - 59)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

2.3. Đánh giá các yếu tố trong hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động

động đang thực hiện tại Công ty Cổ phần đầu tƣ và xây dựng Xuân Mai

2.3.1. Xây dựng kế hoạch, chính sách và mục tiêu an tồn

Ưu điểm:

- Cơng ty đã soạn thảo và ban hành chính sách và mục tiêu an toàn, sức khỏe nghề nghiệp với những cam kết và tiêu chí về an tồn.

- Xây dựng kế hoạch an toàn theo quy định pháp luật.

- Xây dựng kế hoạch huấn luyện an toàn theo nghị định 44/2016/NĐ- CP và nghị định 140/2018/NĐ-CP.

Nhược điểm:

- Các kế hoạch, chính sách và mục tiêu an tồn chưa được phổ biến rộng rãi tới người lao động trực tiếp, nên khó đạt được mục tiêu an tồn đã đề ra.

- Kế hoạch an tồn cịn chung chung, chưa bám sát vào thực tế mơ hình sản xuất của Cơng ty dẫn đến q trình thi cơng tại các dự án gặp vướng mắc trong việc bố trí nhân sự và vật tư thi công.

2.3.2. Công tác tổ chức thực hiện an toàn, vệ sinh lao động

Ưu điểm:

- Đã xây dựng được phân công trách nhiệm trong cơng tác an tồn vệ sinh lao động tới từ Ban lãnh đạo cơng ty, các phịng ban, và từng chức danh cụ thể;

- Thành lập Phịng chun trách về cơng tác an tồn vệ sinh lao động; - Xây dựng các nội quy, quy trình kiểm sốt an toàn;

- Tổ chức huấn luyện an toàn, cấp phát bảo hộ lao động, khám sức khỏe, thực hiện kiểm tra máy và thiết bị theo quy định.

Nhược điểm:

- Một số phòng ban chưa hiểu rõ vai trò trách nhiệm của mình trong cơng tác an tồn;

- Việc lập và phê duyệt biện pháp an tồn cịn hạn chế, chưa bán sát điều kiện thực tế thi công;

- Việc triển khai đánh giá rủi ro cho các đầu việc còn hạn chế, cán bộ kĩ thuật và các tổ trưởng chưa được huấn luyện, phổ biến quy trình; Chưa lấy triển khai phổ biến và lấy ý kiến đóng góp của người lao động vào bảng đánh giá rủi ro.

- Chưa xây dựng chương trình đào tạo nội bộ, tun truyền về cơng tác an toàn vệ sinh lao động.

2.3.3. Cơng tác kiểm tra an tồn, vệ sinh lao động

Ưu điểm:

- Đã xây dựng quy trình giám sát an tồn vệ sinh lao động;

- Bố trí cán bộ chuyên trách về an toàn phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác kiểm tra.

Nhược điểm:

- Việc lập kế hoạch giám sát an toàn chưa chi tiết;

- Năng lực và kinh nghiệm của một số giám sát còn hạn chế nên việc kiểm sốt hồ sơ và hiện trường cịn thiếu sót;

- Việc thông báo các tồn tại về công tác an toàn sau mỗi đợt kiểm tra tới người lao động chưa được thực hiện.

2.3.4. Việc khắc phục, cải tiến về an toàn, vệ sinh lao động

Ưu điểm:

- Sau mỗi đợt kiểm tra, đơn vị đã có cho triển khai khắc phục các tồn tại trong nội dung biên bản;

Nhược điểm:

- Việc khắc phục các tồn tại chỉ diễn ra tại thời điểm khi có đồn kiểm tra. Chưa tiến hành tự kiểm tra và khắc phục các tồn tại khác trong quá trình thi công.

- Các lỗi khắc phục xong không được lưu trong biên bản xác nhận, chưa có sự cập nhật vào biện pháp thi cơng để tránh lặp lại lỗi.

- Việc thông tin các tồn tại chỉ nằm trong phạm vi vị trí làm việc mà chưa thông tin đến tồn dự án để người lao động có thể cập nhật và rút kinh nghiệm cho bản thân;

- Sự cải tiến khắc phục các tồn tại còn hạn chế do kế hoạch chi phí cơng tác an tồn chưa tính đến.

Tiểu kết chƣơng 2

Qua việc đánh giá thực trạng quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai cho thấy Công ty đã thiết lập hệ thống quản lý ATVSLĐ, đã ban hành các quy trình và nội quy liên quan đến cơng tác an tồn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện còn hạn chế, phát sinh nhiều điểm chưa phù hợp, cụ thể:

- Việc xây dựng và triển khai các kế hoạch, chính sách, mục tiêu an tồn và các quy trình kiểm sốt an tồn, dịch bệnh cịn chung chung, chưa được phổ biến rộng rãi tới người lao động trực tiếp, nên việc thực hiện hiệu quả chưa cao;

- Việc triển khai đánh giá rủi ro cho các đầu việc còn hạn chế, cán bộ kĩ thuật và các tổ trưởng chưa được huấn luyện, phổ biến quy trình; Chưa lấy triển khai phổ biến và lấy ý kiến đóng góp của người lao động vào bảng đánh giá rủi ro;

- Chưa có lập kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể và công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho giám sát còn hạn chế;

- Việc tham gia quản lý an toàn tại các phịng ban và cơng trường cịn mang tính đối phó, sự tham giam của lãnh đạo vào hệ thống quản lý chưa đủ để cải thiện hơn kết quả hoạt động của hệ thống quản lý ATVSLĐ.

Để cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho người lao động tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai, thì cần tiến hành xây dựng một hệ thống quản lý AT- VSLĐ phù hợp với bối cảnh hoạt độngcủa Công ty.

Chƣơng 3

ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 45001:2018 VÀO HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TỒN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ

VÀ XÂY DỰNG XUÂN MAI

Một phần của tài liệu TRƯỜNG đại học CÔNG đoàn (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)