Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng ý thức công dân cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (nghiên cứu ở thành phố hà tĩnh) (Trang 27 - 32)

1.2. Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

1.2.2. Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT

Trong bối cảnh xây dựng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, chức năng của nhà nước Việt Nam đã có những biến đổi nhất định, nhà nước không chỉ là “người bảo trợ” mà từng bước giữ vai trò “người khởi xướng”, định hướng, tạo lập môi trường cho các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa - giáo dục, ngăn chặn, hạn chế những mặt tiêu cực và khuyết tật của thị trường, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ lợi ích của nhân dân, của xã hội.

Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, nhà nước không ngừng tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học, tạo lập môi trường giáo dục thuận lợi để các chủ thể tham gia giáo dục phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình.

* Nhà nước nhận thức và dự báo chính xác những thuận lợi và khó khăn, từ đó đề ra các chiến lược, sách lược đúng đắn cho sự phát triển của giáo dục, trong đó có việc xây dựng ý thức công dân cho mọi người, nhất là cho học sinh THPT - những người sẽ bước vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc sau vài ba năm.

Xây dựng ý thức công dân là hết sức cần thiết, song không phải học sinh nào cũng sẵn sàng, tự giác tham gia xây dựng cho mình. Trên thực tế có những em chịu khó học hỏi từ sớm, có những em tham gia muộn hơn. Điều này phản ánh rõ nhận thức chủ quan của mỗi học sinh về một nhiệm vụ tất yếu, khách quan của mình là khá khác nhau. Vì thế nhà nước phải hoạch định chiến lược, sách lược đúng đắn trong việc xây dựng ý thức công dân, coi đó là sự đảm bảo tốt nhất cho thành công của việc hình thành nhân cách. Chiến lược xây dựng ý thức công dân là một hệ thống các phân tích, đánh giá và lựa chọn thể hiện những quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu của một quá trình giáo dục lâu dài và sự nhất quán về con đường và các giải pháp cơ bản để thực hiện. Chức năng chính của chiến lược giáo dục ý thức công dân do nhà nước khởi thảo là sự lựa chọn hướng và cách đi tối ưu mang tính tổng thể trong lộ trình phát triển dài hạn. Về hướng đi, chiến lược phải cung cấp “tầm nhìn xa” của

cả quá trình giáo dục để đạt tới mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Còn về cách đi, chức năng của chiến lược xây dựng là vạch ra con đường (lộ trình) tổng thể để đi tới đích cuối cùng.

Trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt với những biến đổi nhanh chóng về khoa học - công nghệ, tập quán tiêu dùng, các điều kiện kinh tế, các chính sách và thậm chí, cả trong các chuẩn mực xã hội,... thì có thể gặp những thuận lợi và khó khăn lớn. Để xây dựng được chiến lược xây dựng ý thức công dân đúng đắn, chủ động lựa chọn hướng đi, đòi hỏi nhà nước phải nhận thức và dự báo được những nhân tố mới tốt và xấu cho việc hình thành ý thức công dân do sự triển khai xây dựng nhà nước pháp quyền đem lại.

Tuy nhiên, chiến lược chưa thực sự trở thành công cụ quản lý, điều tiết các hoạt động xây dựng ý thức công dân diễn ra trong từng giai đoạn, thời điểm cụ thể. Ở đây, vai trò của nhà nước lại được thể hiện ở việc cụ thể hoá các tầm nhìn chiến lược và mục tiêu của hoạt động đó để từng bước hoàn thiện tính tự giác cho các công dân của mình. Trên cơ sở chiến lược xây dựng ý thức công dân, cần chủ động bố trí, sử dụng các nguồn lực, xác định thời gian cụ thể hoàn thành các kế hoạch xây dựng ý thức công dân cho các đối tượng người dân khác nhau, trong đó có học sinh THPT.

Vai trò của nhà nước trong nhận thức và dự báo thuận lợi và khó khăn là vấn đề cấp bách trước tình hình thực tế hiện nay và có thể xem nó là yêu cầu hết sức cần thiết cho công tác quản lý, điều hành việc xây dựng ý thức công dân.

2) Nhà nước cụ thể hóa đường lối, chủ trương xây dựng ý thức công dân của Đảng thành các Bộ luật, Pháp lệnh, Nghị định, thông tư, Quy định, ... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành, trong đó chủ lực là ngành giáo dục ở các địa phương thực hiện.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đă khẳng định chủ trương “xây dựng con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa” là nhất quán, vì một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội dân chủ công bằng. Đây là định hướng chiến lược cơ bản, lâu dài của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

Việc cụ thể hóa đường lối và chủ trương đưa giáo dục Việt Nam lên ngang tầm quốc tế thành pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng. Một trong những yêu cầu của chủ trương đó là cần xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động giáo dục góp phần đắc lực xây dựng ý thức công dân.

Để cụ thể hóa quan điểm, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật Nhà nước cần đẩy mạnh cải cách lập pháp, hành pháp và tư pháp, đổi mới tư duy và quy trình xây dựng pháp luật, nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật; xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực hiện phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Hoàn thiện cơ chế để tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Điều này có ý nghĩa quan trọng để đối tượng được giáo dục, ở đây là học sinh thấy được những việc làm cụ thể, thiết thực của nhà nước như những bài học sinh động bồi đưỡng thêm cho ý thức công dân của họ.

Tập trung xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, bảo đảm quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, thì học sinh sẽ thấy được giữa lý luận và thực tiễn không có sự tách rời quá xa. Thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính và hiện đại hoá nền hành chính quốc gia. Tiếp tục kiện toàn bộ máy Chính phủ, nâng cao hiệu quả quản lý vĩ mô, nhất là chất lượng xây dựng thể chế, quy hoạch, năng lực dự báo và khả năng phản ứng chính sách trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế… đều là những yếu tố hỗ trợ thực tế cho việc xây dựng ý thức công dân ở lứa tuổi học trò cuối cấp. 3) Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế, phát huy tối đa nội lực kết hợp với tranh thủ ngoại lực nhằm tận dụng các thuận lợi và vượt qua các khó khăn, thách thức trong lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc gia, môi trường sinh thái, ...

Nền kinh tế thị trường nói chung và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có khả năng tự điều tiết. Tuy nhiên, kinh tế thị trường cũng có những hạn chế, khuyết tật nhất định ảnh hưởng rất nhiều đến giáo dục và xây dựng ý thức công dân. Vì thế, ở tất cả các quốc gia có nền kinh tế thị trường đều cần có sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế.

Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế có kết quả trước hết phải dựa trên yêu cầu khách quan của các quy luật kinh tế thị trường. Do đó phương pháp quản lý của nhà nước phải dựa trên sự thừa nhận tính độc lập của các chủ thể kinh tế, trong đó phần nào có cả các chủ thể giáo dục, tạo điều kiện để họ có quyền tự chủ trong hoạt động của mình; xây dựmg cơ chế điều tiết vĩ mô của nhà nước nhằm hướng dẫn, giám sát hoạt động của các đơn vị làm giáo dục; xây dựng hệ thống pháp luật nhằm tạo ra khuôn khổ, hành lang cho hoạt động giáo dục lành mạnh; tôn trọng và thực hiện các thông lệ quốc tế trong giáo dục, thu hẹp dần khoảng cách giữa giáo dục Việt Nam và giáo dục thế giới. Hiện nay sự quản lý, điều tiết nền giáo dục của nhà nước được biểu hiện như sau:

Một là, nhà nước thiết lập khuôn khổ pháp luật để tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động giáo dục, giữ vững ổn định xã hội để phát triển giáo dục trong điều kiện hội nhập, từ đó mới xây dựng được ý thức công dân. Đồng thời, phải tạo ra hành lang luật pháp cho hoạt động giáo dục bằng cách đặt ra các điều luật cơ bản về quyền công bằng trong học tập, tạo ra những cơ hội như nhau cho mọi người có nhu cầu học tập, đặt ra những quy định chi tiết cho hoạt động của các cơ sở giáo dục, không phụ thuộc vào hình thức sở hữu của chúng. Khuôn khổ luật pháp mà Nhà nước thiết lập có tác động sâu sắc tới hành vi và ý thức của các cá nhân đang cần phải xây dựng ý thức công dân, điều chỉnh hoạt động của họ đúng theo các chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật.

Hai là, định hướng cho sự phát triển giáo dục và thực hiện điều tiết các hoạt động xây dựng ý thức công dân để đảm bảo cho xã hội phát triển ổn định, bền vững. Nhà nước xây dựng các chiến lược và quy hoạch phát triển, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực giáo dục mũi nhọn, trong đó không thể loại trừ việc xây dựng ý thức công dân để dẫn dắt toàn bộ nền giáo dục đi đúng hướng.

Ba là, đảm bảo cho nền giáo dục hoạt động có hiệu quả, khích lệ không khí học tập sôi nổi trong xã hội, giữ gìn truyền thống hiếu học, “tôn sư trọng đạo” của dân tộc. Nhà nước cần có kế hoạch thực hiện những biện pháp nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực bên ngoài làm suy giảm truyền thống đó.

Bên cạnh đó nhà nước cần hạn chế, khắc phục các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, thực hiên công bằng xã hội trong giáo dục. Sự tác động của cơ chế thị trường trong điều kiện hội nhập có thể đưa lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nó không tự động mang lại những giá trị mà xã hội cố gắng vươn tới, không tự động đưa đến sự phân phối thu nhập công bằng và cơ hội lựa chọn công bằng cho người học. Nhà nước thực hiện điều tiết phân chia thu nhập quốc dân một cách công bằng, đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, với phát triển giáo dục, tiến bộ và công bằng xã hội.

4) Nhà nước đào tạo, bồi dưỡng, phát huy vai trò đội ngũ cán bộ, giáo viên, xây dựng và củng cố các tổ chức từ Trung ương đến cơ sở nhằm tận dụng tốt những thuận lợi và đẩy lùi nguy cơ, thách thức hiện nay của kinh tế thị trường đối với giáo dục. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, giáo viên, đặc biệt là giáo viên chuyên môn giáo dục công dân ở các trường là lực lượng chủ yếu thực hiện giáo dục ý thức công dân cho học sinh. Vì vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, yêu cầu xây dựng đội ngũ giáo viên này cũng phải được đặt lên hàng đầu. Nhà nước cần xây dựng chiến lược giáo dục - đào tạo nói chung, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên này. Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng họ có hiệu quả là đưa họ vào thực tiễn giáo dục của địa phương, tạo điều kiện để các giáo viên này thích nghi với hoạt động của nhà nước pháp quyền, tích lũy được thêm nhiều kinh nghiệm trong dạy học, khả năng cụ thể hóa đường lối, chủ trương chính sách.

Nhà nước đảm bảo điều kiện cho đội ngũ giáo viên nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập nâng cao trình độ, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, củng cố lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị; quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn trong giáo dục. Từng bước nâng cao tính chủ động, sáng tạo, khắc phục bệnh kinh nghiệm, giáo điều, thói quen ỷ lại, thụ động nhằm nhận thức tốt và giải quyết hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong xây dựng ý thức công dân cho học sinh.

Đi đôi với công tác đào tạo bồi dưỡng, nhà nước, mà cụ thể là Bộ giáo dục, các sở, phòng giáo dục ở các địa phương từ tỉnh đến quận, huyện thực hiện cải thiện môi trường sư phạm lành mạnh để các giáo chức được cống hiến trí tuệ, công sức

cho việc xây dựng ý thức công dân. Nhà nước cũng thường xuyên nâng cao chất lượng công tác đánh giá hiệu quả làm việc của giáo viên; tăng cường kiểm tra, giám sát; hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với giáo viên; thể chế hóa vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của từng chức danh, vị trí việc làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng ý thức công dân cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (nghiên cứu ở thành phố hà tĩnh) (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)