Xây dựng ý thức đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng ý thức công dân cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (nghiên cứu ở thành phố hà tĩnh) (Trang 46 - 54)

1.4. Nội dung xây dựng ý thức công dân cho học sinh THPT

1.4.2. Xây dựng ý thức đạo đức

Theo Từ điển Tiếng Việt: Đạo đức là những nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy đinh hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Đạo đức còn là những phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những chuẩn mực đạo đức mà có.

Theo Phạm Khắc Chương và Hà Nhật Thăng: “Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó mà con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và với tiến bộ của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội” [8, tr. 25].

Hay “Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội” [3, tr. 63].

Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về đạo đức, nhưng có thể hiểu một cách khái quát: Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và tập thể hay toàn xã hội trong từng giai đoạn nhất định.

Ý thức đạo đức: Với tư cách là một bộ phận cấu thành của đạo đức xét theo mối quan hệ giữa ý thức và hành động, thì ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng thái xúc cảm tâm lý chung của các cộng đồng người về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng… và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với cá nhân trong xã hội.

Như vậy, ý thức đạo đức là sự thể hiện thái độ, nhận thức của con người trước hành vi của mình trong sự đối chiếu với hệ thống chuẩn mực hành vi và những qui tắc do xã hội đặt ra, nó giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi và hoàn thành một

cách tự giác tự nguyện những nghĩa vụ đạo đức. Trong ý thức đạo đức còn bao hàm cảm xúc, tình cảm đạo đức con người. Mỗi người khác nhau có những cảm xúc, những tình cảm đạo đức khác nhau, vì thế suy nghĩ và hành động của mỗi người trong từng trường hợp cụ thể là khác nhau. Ở đây quan niệm của cá nhân về nghĩa vụ của mình đối với xã hội và đối với người khác là tiền đề của hành vi cá nhân.

Vai trò của ý thức đạo đức: Ý thức đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội. Đạo đức là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng tồn tại, phát triển. Sống trong xã hội, người ta ai cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra con đường, cách thức và phương tiện hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng, từ đó đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của chính mình và cộng đồng. Sự tiến bộ, phát triển của xã hội không thể thiếu vai trò của đạo đức. Đặc biệt với chức năng điều chỉnh hành vi, giáo dục con người và chức năng nhận thức đã giúp con người tự điều chỉnh hành vi của mình, biết đấu tranh cho cái thiện, đẩy lùi cái ác. Chính từ đó đạo đức đã trở thành mục tiêu đồng thời cũng là động lực để phát triển xã hội.

Nội dung xây dựng ý thức đạo đức: Đó chính là hình thành nhân cách, cách làm người cho mỗi học sinh. Trong chương trình giáo dục bậc THPT có nhiều nội dung nhưng nổi bật nhất gồm có hai nội dung cơ bản: Xây dựng ý thức đạo đức công dân và xây dựng trách nhiệm đạo đức công dân.

Thứ nhất, Xây dựng ý thức đạo đức công dân chính là xây dựng ý thức về nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm danh dự và hạnh phúc.

- Trong thực tiễn, cuộc sống mỗi người đòi hỏi phải thực hiện rất nhiều nghĩa vụ, trong đó nghĩa vụ đạo đức chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là thước đo phẩm giá của mỗi người. Chính vì vậy việc xây dựng ý thức về nghĩa vụ cho học sinh là yêu cầu rất quan trọng.

Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội [3, tr. 68]. Đối với mỗi người ý thức được nghĩa vụ đạo đức là một bước tiến bộ, nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thì chưa đủ để có hành vi đạo đức, mà cần phải biết biến ý thức về nghĩa vụ thành tình cảm, thành niềm tin vững chắc bên trong, là động lực thôi thúc, là sự khát khao được hành động vì lợi ích chung, sẵn sàng hy

sinh lợi ích của mình vì lợi ích cộng đồng. Đồng thời luôn đặt nhu cầu, lợi ích chung lên trên hết, không những thế mà còn phải biết hy sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung. Có như vậy mới tạo nên được những giá trị đạo đức cao đẹp. Khi một cá nhân biết sống vì người khác, sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân mình thì chắc chắn đó là người có lương tâm.

- Lương tâm: Là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội [3, tr. 70]. Lương tâm là thế giới nội tâm sâu kín bên trong, là một loại cảm xúc đặc biệt thể hiện thước đo mức độ trưởng thành đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội. Vì vậy, nó có tác dụng điều chỉnh ý thức, hành vi của con người, nhờ có lương tâm mà đạo đức xã hội mới bảo tồn và phát triển. Lương tâm giúp con người hối cải và sửa chữa lỗi lầm. Vì vậy, mỗi cá nhân phải thường xuyên rèn luyện tư tưởng đạo đức theo quan điểm đạo đức tiến bộ, tự giác thực hiện các hành vi đạo đức, thực hiện đúng các nghĩa vụ của bản thân, bồi dưỡng tình cảm trong sáng đẹp đẽ để bồi đắp nhân phẩm và danh dự cho bản thân.

- Nhân phẩm và danh dự là hai phạm trù đạo đức cơ bản khác nhau nhưng lại có quan hệ quy định lẫn nhau. Nhân phẩm là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người có được. Nói cách khác, nhân phẩm là giá trị làm người của mỗi con người [3, tr. 71]. Nhân phẩm không chỉ phụ thuộc vào mỗi cá nhân mà còn phụ thuộc vào quan niệm của từng xã hội, giai cấp khác nhau. Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó [3, tr. 71]. Khi con người tạo ra được cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có danh dự. Như vậy, danh dự là kết quả của quá trình xây dựng và bảo vệ nhân phẩm của các cá nhân và được xã hội công nhận thông qua hành động cống hiến không mệt mỏi cho xã hội.

Đối với mỗi con người một khi đánh mất đi nhân phẩm - danh dự tức là đã đánh mất đi phẩm chất và giá trị làm người của một con người thì rất khó để lấy lại được. Sống không có nghĩa là chỉ biết nghĩ cho mình, mà hãy vì người khác. Bởi lẽ, chúng

ta chỉ thật sự hạnh phúc khi biết đem lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác. “Những gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”. Đó mới là niềm vui, là lẽ sống của cuộc đời.

- Hạnh phúc luôn và mãi là niềm khát khao, là mối quan tâm hàng đầu của con người. Nó là một trong những nền tảng tinh thần giúp con người xây dựng những lý tưởng, mục tiêu, thái độ sống. Vì thế hạnh phúc có tác động đến suy nghĩ và hành vi của con người, đến quan hệ giữa con người với nhau và với xã hội. Do đó đã có rất nhiều nhà triết gia quan tâm, bàn luận về hạnh phúc. C.Mác đã trả lời con gái: “Hạnh phúc là đấu tranh’’. Còn theo quan điểm đạo đức học Mácxít: Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần [3, tr. 74]. Như vậy, Hạnh phúc đích thực của con người là sống và hoạt động để tạo ra nhiều giá trị vật chất, tinh thần nhằm thỏa mãn các nhu cầu xã hội, là cảm xúc vui sướng khi thỏa mãn nhu cầu đạo đức cao cả. Thỏa mãn nhu cầu đạo đức nghĩa là mang lại cho chủ thể sự thanh thản của lương tâm, tự hào về cuộc sống, nâng cao ý thức nghĩa vụ. Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải bất cứ nhu cầu nào được thỏa mãn cũng là hạnh phúc, có khi nhu cầu thỏa mãn lại gây ra sự cắn rứt lương tâm. Hơn nữa nhu cầu luôn lớn lên, tức là nhu cầu này thỏa mãn thì xuất hiện nhu cầu khác. Hoặc có những nhu cầu vượt quá giới hạn thực hiện. Vì vậy đòi hỏi mỗi cá nhân phải biết hạn chế nhu cầu của mình trong điều kiện cho phép để luôn luôn cảm thấy hạnh phúc. Đồng thời, khi một cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của mình thì phải biết thực hiện nghĩa vụ đối với người khác, với xã hội. Chỉ như vậy, hạnh phúc của mỗi cá nhân mới trở nên trọn vẹn và có ý nghĩa.

Như vậy, Nghĩa vụ - Lương tâm - Nhân phẩm - Danh dự là yêu cầu, trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức của mỗi người trong xã hội, là điều kiện cơ bản để vươn tới hạnh phúc chân chính, là con đường hình thành nhân cách cho bản thân. Vì vậy khi xây dựng ý thức đạo đức cho học sinh thì đây là điều cần phải được chú trọng, hướng tới.

Thứ hai, xây dựng trách nhiệm đạo đức công dân chính là tạo dựng trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, tổ quốc, nhân loại.

- Đối với bản thân: Trong cuộc sống mỗi cá nhân trách nhiệm lớn nhất và quan trọng nhất đối với bản thân chính là phải luôn luôn và không ngừng nỗ lực để tự hoàn thiện bản thân. Tự hoàn thiện bản thân là phải biết vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn, tiến bộ hơn [3, tr. 115]. Nếu như mỗi cá nhân đều ý thức được và thực hiện tốt trách nhiệm đó đối với bản thân chắc chắn rằng nhân cách sẽ ngày càng được hoàn thiện, sẽ vươn tới được những điều tốt đẹp trong cuộc sống trở thành người có ích cho xã hội.

- Đối với gia đình: Gia đình là một cộng đồng người chung sống gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống [3, tr. 82]. Gia đình là nền tảng, là tế bào của xã hội, đồng thời cũng là trường học đầu tiên của mỗi con người từ khi mới sinh ra, các mối quan hệ trong gia đình, sự cấu kết giữa các thành viên trong gia đình bắt nguồn từ quan hệ huyết thống ruột thịt và quan hệ tình cảm, trách nhiệm.

Trong gia đình, các thành viên gắn bó với nhau bằng những sợi dây liên hệ thường xuyên, lâu dài, suốt đời người. Một gia đình thuận hòa, hạnh phúc là khi các thành viên luôn quan tâm đến nhau, hy sinh cho nhau, không ngại thiệt thòi. Việc tổ chức gia đình tốt và giáo dục trong gia đình chu đáo sẽ có tác động sâu sắc đến việc hình thành nhân cách con người, tạo tiền đề quan trọng để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Đây là những vấn đề quan trọng ở mỗi gia đình khó có thể hình dung hết và thấy hết được trách nhiệm cũng như vai trò đóng góp to lớn "tế bào" nhỏ bé của mình cho tương lai của dân tộc. Để đạt được tiêu chí đó, mỗi thành viên gia đình mà quan trọng nhất là con cháu phải có ý thức trách nhiệm đóng góp sức lực dù chỉ bé nhỏ đối với sự phát triển của gia đình, muốn cho gia đình "ấm no" thì chính những người trẻ tuổi cũng phải góp phần cùng gia đình làm tốt chức năng phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Muốn gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững thì các thành viên phải được học tập, được giáo dục tất cả về học vấn về chuyên môn, văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, của quê hương đất nước.

- Trách nhiệm đối với cộng đồng: Mỗi người sinh ra và lớn lên dù muốn hay không ai cũng phải sống, học tập và làm việc trong cộng đồng, không ai có thể sống tách rời khỏi cộng đồng. C.Mác đã khẳng định: “Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Mỗi cá nhân thông qua các mối quan hệ trong cộng đồng để hình thành nên nhân cách cho mình. Vì vậy cộng đồng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người. Chính vì vậy, mỗi cá nhân sống trong cộng đồng đều phải có trách nhiệm và thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, phải biết sống nhân nghĩa, biết quan tâm lo lắng, giúp đỡ mọi người với tinh thần “nhường cơm xẻ áo”, “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”. Bên cạnh đó phải biết sống hòa nhập, nghĩa là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn bất hòa với người khác, có ý thức tham gia vào hoạt động chung của cộng đồng [3, tr. 91]. Sống hòa nhập thể hiện ở sự tiếp xúc hòa hợp, hiểu biết, liên kết gắn bó đối với các thành viên khác của cộng đồng. Đây cũng chính là cơ sở của sự hợp tác. Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung [3, tr. 92]. Bởi mỗi con người ai cũng đều có những mặt mạnh và hạn chế riêng vì vậy hợp tác sẽ hỗ trợ, bổ sung, khắc phục những hạn chế đó nhằm đem lại hiệu quả cao trong công việc.

Trong thời đại ngày nay, sống nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác là một phẩm chất quan trọng của người lao động mới, là trách nhiệm cao cả đối với cộng đồng, là yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi cá nhân. Chính vì vậy đòi hỏi mỗi cá nhân phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình, nổ lực phấn đấu cho dù trong hoàn cảnh nào. - Trách nhiệm đối với tổ quốc: Tổ quốc là một phạm trù lịch sử, được cấu thành bởi hai phương diện tự nhiên và xã hội của một quốc gia.

+ Về tự nhiên, đó là chủ quyền lãnh thổ: vùng đất, vùng trời, vùng biển- hải đảo và thềm lục địa… đã được hình thành trong quá trình lịch sử, là địa bàn cư trú hoạt động, sinh sống qua nhiều thế hệ của cộng đồng dân cư các dân tộc trong quốc gia với những bản sắc văn hoá và truyền thống lịch sử.

+ Về xã hội, đó là chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, là nhà nước của giai cấp thống trị xã hội. Bản chất của giai cấp thống trị và chế độ xã hội quy định bản chất Tổ quốc. Chính điều này thể hiện rõ Tổ quốc của giai cấp nào và giai cấp nào không có Tổ quốc.

Từ những vấn đề trên có thể thấy, xây dựng trách nhiệm công dân đối với tổ quốc trước hết đòi hỏi phải hình thành được lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, đó "là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc” [3, tr. 96], phải khơi dậy truyền thống yêu nước thiêng liêng bao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng ý thức công dân cho học sinh trung học phổ thông trong điều kiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (nghiên cứu ở thành phố hà tĩnh) (Trang 46 - 54)