Hành pháp Tổng thống:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh thể chế chính trị cộng hòa pháp và liên bang nga (Trang 31 - 60)

của Pháp và Nga

2.2.1. Hành pháp - Tổng thống: - Tổng thống:

Hiến pháp Cộng hoà Pháp quy định: Tổng thống có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp. Là người trọng tài, Tổng thống đảm bảo sự hoạt động và điều hoà mâu thuẫn giữa các cơ quan cơng quyền, duy trì sự liên tục của quốc gia. Tổng thống là người đảm bảo cho nền độc lập, sự toàn vẹn lãnh thổ và sự tôn trọng hiệp ước quốc tế và ký kết với các cộng đồng ở hải ngoại (Điều 5, Hiến pháp Cộng hoà Pháp năm 1958). Cũng theo quy định của Hiến pháp thì Tổng thống không phải chịu trách nhiệm chính trị trước Nghị viện, có nghĩa là khơng thể bị phế truất bởi Nghị viện (Điều 18) - đây là một điểm đặc biệt trong thể chế chính trị bán tổng thống.

Tuy nhiên, là người do cử tri Pháp bầu ra nên Tổng thống Pháp phải chịu trách nhiệm trước cử tri và có thể bị truất quyền thơng qua các cuộc trưng cầu dân ý. Nếu Tổng thống phạm trọng tội hoặc phản bội Tổ quốc thì cũng có thể bị đưa ra xét xử trước pháp luật.

Trước đây, để kéo dài quyền lực của mình, Tướng Charles de Gaulle đã quy định trong bản Hiến pháp 1958 một nhiệm kỳ của Tổng thống kéo dài 7 năm. Nhưng kể từ năm 2002 trở đi, Nghị viện đã thông qua quy định sửa nhiệm kỳ của Tổng thống là 5 năm, bằng với nhiệm kỳ của Hạ nghị viện. Sở dĩ phải quy định lại nhiệm kỳ của Tổng thống để tránh trường hợp có sự thay đổi thành phần Hạ nghị viện trong thời gian Tổng thống đang đương nhiệm. Nếu phe đối lập chiếm đa số trong Hạ nghị viện mới bầu cử, Tổng thống sẽ gặp bất lợi lớn trong việc điều hành đất nước; bởi vì các quyết định được đưa ra thường chịu sự đối đầu và phản ứng mạnh mẽ của Hạ nghị viện. Áp lực từ Hạ nghị viện của phe đối lập, Tổng thống chỉ lãnh đạo trực tiếp các lĩnh vực cơ bản như: đối ngoại, an ninh quốc phòng… Các lĩnh vực khác Thủ tướng Pháp sẽ đảm nhiệm.

Khác với quy định về bầu cử Tổng thống của Hoa Kỳ, bầu cử ở Cộng hồ Pháp gồm hai vịng (Điều 7 Hiến pháp) với quy định sau: Tại vòng 1, những ứng

cử viên nào thu được đa số tuyệt đối phiếu thuận thì trúng cử, hai ứng cử viên có số phiếu bầu nhiều nhất sẽ cùng tranh cử vòng hai. Vòng 2, người trúng cử là người có đa số phiếu. Cả hai vịng đều là phổ thơng đầu phiếu, trực tiếp và kín (Điều 6). Hiến pháp 1958 cũng quy định rằng các đảng có ứng cử viên khơng đạt được số phiếu bầu cao ở vịng đầu thì có quyền liên minh với nhau để tranh cử trong vòng hai. Các đảng sẽ họp nội bộ để quyết định, xem xét và thống nhất lựa chọn một thành viên của đảng mình ra tranh cử chức Tổng thống.

Trong lĩnh vực lập pháp, Tổng thống có quyền gửi thơng điệp đến Nghị viện, định hướng nội dung cho Nghị viện thảo luận. Và sau khi dự luật đó được Nghị viện thơng qua sẽ gửi lên cho Tổng thống ký và sau đó Thủ tướng ký tiếp để chính thức cơng bố. Trong trường hợp ngược lại, Tổng thống yêu cầu Nghị viện thảo luận lại về toàn bộ hay một số điều luật (Điều 10, Hiến pháp Cộng hoà Pháp 1958). Tổng thống cịn có quyền u cầu Hội đồng Hiến pháp xem xét về tính hợp hiến của một đạo luật. Nếu đạo luật vi hiến, Tổng thống sử dụng quyền phủ quyết. Tổng thống Pháp có quyền ra sắc lệnh triệu tập phiên họp bất thường của Nghị viện và có quyền giải tán Hạ nghị viện trước kỳ hạn và tổ chức bầu cử lại sau khoảng từ 20 đến 40 ngày. Đây là quyền mà Tổng thống có thể áp dụng nhằm gây áp lực với Hạ nghị viện và cho đến nay quyền này đã từng được áp dụng 5 lần vào các năm 1962, 1968, 1981, 1988 và 1997.

Trong lĩnh vực hành pháp, Tổng thống có quyền thành lập Chính phủ và ra các quyết định tổ chức, chỉ đạo hoạt động của Chính phủ. Hiến pháp cũng quy định Tổng thống bổ nhiệm lãnh tụ của Đảng (hoặc liên minh) chiếm đa số trong Hạ nghị viện làm Thủ tướng. Tổng thống chỉ có quyền chấm dứt hoạt động của Thủ tướng khi Thủ tướng đệ đơn xin từ chức, chứ không được phép cách chức Thủ tướng cho dù có bất đồng xảy ra. Vì cả hai đều có quyền đối với Chính phủ Cộng hồ Pháp nên hoạt động của Chính phủ là sự thoả hiệp giữa hai nhà lãnh đạo cấp cao này.

Thủ tướng giới thiệu, đề xuất danh sách các Bộ trưởng cho Tổng thống bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm. Đặc biệt Tổng thống gần như có tồn quyền trong việc bổ nhiệm hai Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng. Trên thực tế các Tổng thống

của Cộng hoà Pháp thường bổ nhiệm các trợ lý thân cận của mình vào hai chức vụ này [18, 30].

Bảng 4. Tổng thống và Thủ tướng trong thể chế Cộng hoà bán tổng thống của Pháp từ 1959 đến nay

Tổng thống Thủ tƣớng

1. Charles de Gaulle (1959-69) 1. Michel Debré (1959-62)

2. Georges Pompidou (1962-68) 3. Maurice Couve de Murville (1968-69)

3. Valéry Giscard d‟Estaing (1974- 81)

6. Jacque Chirac (1974-76) 7. Raymond Barre (1976-81)

4. Franỗois Mitterrand (1981-95) 8. Pierre Mauroy (1981-84)

9. Laurent Fabius (1984-86) 10. Jacque Chirac (1986-88) 11. Michel Rocard (1988-91) 12. Edith Cresson (1991-92) 13. Pierre Beregovoy (1992-93) 14. Edouard Balladur (1993-95) 5. Jacque Chirac (1995-2007) 1. Nicolas Zakozy (2007-2012) 2. Franỗois Fillon (2012- nay)

15. Alain Juppé (1995-97) 16. Lionel Jospin (1997-2002) 17. Jean-Pierre Raffarin (2002- 05) 18. Dominique de Villepin (2005-07) 19. Franỗois Fillon (2007- 2012 ) 20.Jean-Marc Ayrault (2012- 3/2014)

21. Manuel Valls (3/2014 – nay) Về Tư pháp, Tổng thống có quyền đặc xá một phần hoặc tồn bộ hình phạt

nhưng phải có sự chấp thuận của Hội đồng Thẩm phán tối cao hoặc theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Về đối ngoại, Tổng thống là người đại diện tối cao của Nhà nước trong quan hệ quốc tế, Tổng thống cử và tiếp nhận các đại sứ. Là nguyên thủ quốc gia, Tổng thống có quyền thay mặt nhà nước Pháp ký kết các hiệp định, điều ước quốc tế.

Về hành chính, Tổng thống có quyền bổ nhiệm các chức vụ dân sự như: Tỉnh trưởng, Viện trưởng của các viện hàn lâm… sau khi đã thảo luận ở Hội đồng Bộ trưởng và nhận được sự đồng ý. Tổng thống có thể uỷ nhiệm cho Thủ tướng làm thay các cơng việc trên, nhưng có một số việc đích thân Tổng thống phải thực hiện là trao huân chương, bổ nhiệm thẩm phán của toà án các cấp …

Về quốc phòng, Hiến pháp 1958 quy định Tổng thống là người đứng đầu bộ máy Nhà nước, đồng thời cũng là Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang, là người lãnh đạo cao nhất của quân đội. Tổng thống là người đứng đầu Hội đồng và Uỷ ban Quốc gia tối cao về quốc phòng; bổ nhiệm các chức vụ cấp cao trong quân đội, quyết định sử dụng vũ khí nguyên tử trong trường hợp đặc biệt hoặc lãnh thổ quốc gia bị xâm phạm.

Tổng thống Cộng hoà Pháp cũng như các quốc gia theo thể chế cộng hoà là nguyên thủ quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp đặc biệt khi đất nước rơi vào tình trạng khẩn cấp hoặc chiến tranh, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm… Tuy nhiên, trước khi áp dụng những biện pháp khẩn cấp đó, Tổng thống buộc phải bàn bạc với Thủ tướng, Chủ tịch của Hạ nghị viện và Thượng nghị viện. Và khi tất cả đều chấp nhận biện pháp này thì Tổng thống phải thơng báo cho tồn thể dân chúng biết bằng một thơng điệp cụ thể. Nếu có sự bất đồng giữa Tổng thống và Nghị viện về việc thông qua dự luật hoặc ngân sách quốc gia hay một vấn đề nào đó, Tổng thống sẽ phải thực hiện cuộc trưng cầu dân ý về mức độ tán thành của dân chúng với dự luật, vấn đề của mình, nếu đa số dân chúng đồng ý thì dự luật, vấn đề đó sẽ được thơng qua. Việc trưng cầu dân ý này sẽ giúp Tổng thống không phải thông qua ý kiến của Nghị viện (Điều 11, Hiến pháp Cộng hoà Pháp năm 1958).

Tổng thống Liên bang Nga do nhân dân bầu ra. Theo điều 81 của Hiến pháp, Tổng thống Nga là người được cơng dân lựa chọn thơng qua hình thức bỏ phiếu kín, trực tiếp, phổ thơng và bình đẳng. Bởi vậy, Tổng thống Nga nhận được sự tín nhiệm của đa số cơng dân Nga, đại diện cho ý chí và nguyện vọng trực tiếp của nhân dân, chứ không phải là từ quốc hội (hay nghị viện) như ở một số quốc gia khác. Tổng thống chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân. Có thể nói, đây chính là nền tảng cho sự hợp pháp quyền lực của Tổng thống, tạo điều kiện cho Tổng thống thực hiện những chức năng quan trọng của đất nước. Điều này củng cố uy tín, tính độc lập của Tổng thống trong các hoạt động của mình.

Tổng thống phải là công dân Nga từ 35 tuổi trở lên, sống liên tục ở Liên bang Nga không dưới 10 năm. Nhiệm kỳ của Tổng thống là 4 năm. Tổng thống hiện nay của Liên bang Nga là ông Vladimir Putin.

Là một quốc gia theo cơ chế cộng a bán tổng thống, Tổng thống Liên bang Nga không nằm trong hệ thống phân chia quyền lực, mà đứng trên tất cả các nhánh chính quyền. Ơng là người đảm bảo sự phối hợp hành động giữa tất cả các cơ quan quyền lực trong hệ thống chính trị Nga. Nhìn chung, Tổng thống hoạt động độc lập với các cơ quan của Nhà nước và chịu sự kiểm sốt ít nhất từ các cơ quan này. Tổng thống có ảnh hưởng quan trọng, chi phối đến hầu hết mọi mặt của đời sống chính trị trong nước.

Đối với cơ quan lập pháp: quyền hạn của Tổng thống đối với Đuma quốc

gia và Hội đồng liên bang lớn hơn nhiều so với quyền hạn của Tổng thống Pháp đối với Thuợng viện và Hạ viện. Tổng thống Nga nắm quyền đưa ra sáng kiến luật, ngồi ra cịn có thể gửi thơng điệp cho Nghị viện, quyền công bố hoặc phủ quyết các dự luật. Đặc biệt, Tổng thống Nga cịn có quyền giải tán Đuma trong trường hợp quá ba lần Đuma không thông qua ứng cử viên do Tổng thống đề cử (Mục 1 điều 4 Hiến pháp) hoặc Đuma tun bố khơng tín nhiệm chính phủ (Mục 3 điều 117). Trong trường hợp đó Tổng thống giải tán Chính phủ hoặc giải tán Đuma và ấn định thời gian bầu cử trước thời hạn. Ngoài ra, theo điều 90 của Hiến pháp, Tổng thống Liên bang Nga cịn có quyền đưa ra các chỉ thị và sắc lệnh trên tồn lãnh thổ Liên bang mà khơng một cơ quan nào, kể cả Hội đồng

liên bang và viện Đuma quốc gia có quyền thay đổi hoặc bãi bỏ. Tuy vậy những quyết định này không được mâu thuẫn với những quy định trong Hiến pháp và có giá trị thi hành đến khi có luật thay thế.

Đối với cơ quan hành pháp: Nga đi theo cơ chế “chính phủ hai đầu”. Có

nghĩa là, cơ quan hành pháp được thực hiện trên cơ sở phân chia quyền hạn giữa Tổng thống và Thủ tướng. Tổng thống phải xác định những phương hướng cơ bản, đường lối đối nội và đối ngoại của nhà nước dựa trên Hiến pháp và các đạo luật của Liên bang. Tổng thống điều hành toàn bộ hoạt động của Chính phủ, quyết định thành lập hoặc có thể tuyên bố giải tán bất cứ lúc nào. Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng với sự đồng ý của Đuma (khoản 1 điều 111, Hiến pháp). Về cơ bản, Thủ tướng chỉ chịu trách nhiệm về kinh tế, cịn các Bộ chủ chốt trong Chính phủ như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phịng, Bộ Nội vụ,… thì hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Tổng thống.

Tổng thống Nga có quyền lựa chọn người thuộc đảng chính trị của mình làm Thủ tướng mặc dù phải được sự tán thành của Đuma, nhưng với quyền giải tán Đuma trước thời hạn trong trường hợp không được thông qua nên hầu như Tổng thống đã đề cử là Đuma buộc phải chấp nhận. Ví dụ như trong giai đoạn khủng hoảng quyền lực ở Nga (tháng 3 và tháng 4 năm 1998), Tổng thống B. Elsin đã từng đe dọa giải tán Đuma. Một khi Đuma đã bị giải tán, Tổng thống có quyền chỉ định Thủ tướng. Ngồi ra Tổng thống cịn có quyền bổ nhiệm các phó Thủ tướng và các Bộ trưởng mà không cần tham khảo ý kiến Quốc hội. Tổng thống Nga cũng có quyền cách chức Thủ tướng bất kỳ lúc nào, Quốc hội khơng có quyền can thiệp. Do vậy, ở Nga đã từng xảy ra những điều hiếm gặp trong lịch sử nhà nước và pháp luật: Đảng của Thủ tướng trong nhiệm kỳ trước đây lại là một trong các đảng phái chiếm ít ghế ở Đuma; trong cơ cấu chính phủ có đại diện các đảng đối lập ở Đuma và nhiều Bộ trưởng không đứng trong Đảng phái chính trị nào.

Đối với cơ quan tư pháp: Tổng thống có khả năng chi phối hoạt động của

cơ quan này thông qua việc nắm nhân sự. Ở Nga chỉ Tổng thống là người nắm quyền đề cử, giới thiệu các Thẩm phán Tòa án Hiến pháp, Tòa án tối cao, Tổng

Kiểm sát trưởng, Tổng Công tố viên….Việc Tổng thống Nga đơn phương giới thiệu ứng cử viên thẩm phán dễ dẫn đến tính phiến diện trong hoạt động tịa án, khó đạt được cơng bằng khi Tịa giải quyết các vấn đề bất đồng giữa các nhánh quyền lực, trong đó có Tổng thống. Tổng thống cịn có quyền ân xá.

Về đối ngoại, Tổng thống cũng là đại diện tối cao của nhà nước trong quan hệ quốc tế. Tổng thống hội đàm và ký kết các hiệp định và các hiệp ước quốc tế. Những hiệp định này sẽ có hiệu lực khi hai viện Quốc hội phê chuẩn.

Về quốc phòng, Tổng thống Nga là Tổng chỉ huy tối cao lực lượng vũ trang. Chỉ có Tổng thống mới có quyền thơng qua chiến lược quốc phịng và an ninh của đất nước, đề bạt và bãi miễn các chức vụ chủ chốt trong quân đội. Ngồi ra, Tổng thống có quyền tun bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp ở các vùng trên lãnh thổ Liên bang Nga hoặc ký kết các hiệp ước hịa bình, nhưng phải thơng báo cho Hội đồng Liên bang và Đuma quốc gia biết. Hai cơ quan này có thể nhất trí hoặc bác bỏ những tun bố trên của Tổng thống.

Ngoài ra, với tư cách là nguyên thủ quốc gia Tổng thống cịn có quyền bất khả xâm phạm theo điều 91 của Hiến pháp. Điều này có nghĩa là khơng được dùng bất kỳ hành động nào xâm phạm Tổng thống. Tổng thống không thể bị bắt giữ, lục sốt, cầm tù hay có bất cứ một trách nhiệm gì trước pháp luật trên cương vị Tổng thống. Bên cạnh đó, ngồi Chính phủ là cơ quan hành pháp chủ yếu nằm dưới sự điều hành trực tiếp của Tổng thống, cịn có hai cơ quan quan trọng trong bộ máy quyền lực của Tổng thống là Văn phòng Tổng thống và Hội đồng An ninh quốc gia.

Có thể nhận thấy, quyền lực của Tổng thống Nga là rất lớn. Kể cả so với Mỹ - một quốc gia theo chế độ Cộng hịa Tổng thống. Chính vì vậy, khơng phải là ngẫu nhiên khi tồn tại nhiều tranh luận về mơ hình thể chế chính trị mà Nga đang theo đuổi, và có ý kiến cho rằng Liên bang Nga có thể thiên về mơ hình thể chế chính trị Cộng hịa tổng thống hơn Cộng hịa bán tổng thống. Mặc dù vậy, Tổng thống Nga vẫn cịn có khá nhiều hạn chế. Ví dụ như, ngay trong vấn đề giải tán Đuma, trong một số trường hợp, quyền hạn này vẫn khơng được thực hiện. Đó là, trong thời hạn 1 năm sau khi Đuma được bầu; trong thời gian có

chiến tranh hoặc tình trạng đặc biệt trên lãnh thổ Liên bang và trong thời hạn 6 tháng trước khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống. Trong vấn đề nhân sự ở các cơ quan quyền lực, Thủ tướng do Tổng thống đề cử nhưng phải được Đuma thông qua; Tổng kiểm sát trưởng, các Thẩm phán Tòa án Hiến pháp, Tòa án tối cao và Tòa án trọng tài tối cao được Tổng thống đề cử nhưng phải do Hội đồng Liên bang bổ nhiệm; Thống đốc ngân hàng trung ương do Tổng thống đề nghị nhưng phải do Đuma bổ nhiệm và bãi miễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh thể chế chính trị cộng hòa pháp và liên bang nga (Trang 31 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)