Như vậy, xét cho cùng vấn đề phân chia quyền lực ở thể chế cộng hịa bán tổng thống chính là nhằm cân bằng, kìm chế và giám sát giữa các nhánh quyền lực nhà nước, mục đích là tăng cường tính dân chủ và hiệu năng thực thi quyền lực đối với các vấn đề chính trị - xã hội ở mỗi quốc gia. Có thể thấy, Pháp và Nga là điển hình cho mơ hình phân chia quyền lực theo lý thuyết của các nhà tư tưởng như Rút-xô, Môngtexkiơ.
Ở Việt Nam, lâu nay chúng ta cũng đã thực hiện sự phân công quyền lực với ba cơ quan là Quốc hội, Chính phủ và Tịa án, tuy nhiên, chúng ta làm một cách tự nhiên chứ chưa trên cơ sở là một quan điểm, rằng quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng được thực hiện bằng ba phương thức khác nhau do ba cơ quan phụ trách. Từ Đại hội VII (1991) của Đảng, cương lĩnh xây dựng nhà nước pháp quyền đã thể hiện một quan điểm: “Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp với sự phân cơng giữa các cơ quan thực hiện ba quyền đó”. Đến Đại hội IX (năm 2001) thì có thêm một điểm mới nữa là: “Quyền lực
nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp”. Đại hội IX thể hiện hướng rất mới trong quan điểm và đường lối của Đảng ta trong xây dựng nhà nước khi thể hiện rằng có sự phân cơng nhưng có cả sự phối hợp.
Trải qua quá trình xây dựng và từng bước củng cố hệ thống phân chia quyền lực nhà nước, Hiến pháp Việt Nam đã có những điều chỉnh nhất định với mục tiêu tăng cường sự phân cơng và kiểm sốt quyền hạn của các nhánh quyền lực để từng bước có sự cân bằng và kiềm chế lẫn nhau. Điển hình là quyền lực của Chủ tịch nước được tăng cường.
Cụ thể, theo Hiến pháp năm 2013, quy định: Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thơng qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn khơng nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tịa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tịa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;
4. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;
5. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đơ đốc, phó đơ đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, cơng bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, cơng bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
6. Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh tồn quyền của Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.
Để từng bước tạo sự cân bằng quyền lực giữa các nhánh, vai trò và quyền hạn của Chủ tịch nước đang từng bước được cải thiện. Ví như, theo điều khoản 103, Hiến pháp 1992, về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước, một số nội dung được sửa đổi từ “căn cứ Nghị quyết của Quốc hội” hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì nay là trực tiếp “đề nghị”… Ngồi ra, quyền hạn của Chủ tịch nước cũng được mở rộng trong việc bổ nhiệm, bãi miễn các chức vụ quan trọng trong quân đội…
Đối với Thủ tướng, theo dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ, quyền hạn của Thủ tướng cũng được bổ sung, cụ thể là:
- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ; trường hợp khuyết Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thì giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong khi chờ Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm.
- Thủ tướng được tạm thời giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp chưa bầu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Thủ tướng Chính phủ cũng được trao thêm thẩm quyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đình chỉ, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp dưới, khi khơng hồn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạm pháp luật.
- Thủ tướng trình Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh tồn quyền của Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngồi; quyết định các tiêu chí, điều kiện thành lập hoặc giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù, chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; quyết định thành lập các cơ quan, tổ chức khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh…
- Quyết định và chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể cần thiết để thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc cũng là trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ.
- Ngồi ra, một số ý kiến của các Đại biểu quốc hội cũng đề xuất nên xây dựng Chương này quy định về: địa vị pháp lý của Thủ tướng; cơ chế bầu Thủ tướng; thẩm quyền của Thủ tướng; mối quan hệ giữa Thủ tướng Chính phủ với Chính phủ và với các thành viên khác của Chính phủ. Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ” đã được quy định tại khoản 6 Điều 98 Hiến pháp. Đồng thời, các quy định này phải khắc phục được tình trạng dồn trách nhiệm lên Thủ tướng Chính phủ. Tiếp nữa, là cần cân nhắc 3 thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ cho phù hợp quy định của Hiến pháp, như: 1. việc giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong trường hợp khuyết Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong khi chờ Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm tại khoản 5 Điều 24; 2. Tạm thời giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trong trường hợp chưa bầu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại khoản 6 Điều 24; 3. Quyết định và chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể cần thiết để thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân.
Với những quy định và dự thảo mới đã từng bước tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu đất nước, đứng đầu chính phủ. Việc phân cơng quyền lực được cụ thể hóa bằng nhiều nội dung tập trung vào nhánh hành pháp là biểu hiện rơ nét nhất trong q trình hồn thiện thể chế nhà nước ở Việt Nam.
Như vậy, dù đã có nhiều tiến bộ trong công tác quản lý nhà nước, cụ thể là sự phân công quyền lực giữa các nhánh quyền lực, tuy nhiên thực tế cho thấy, việc phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước vẫn “vừa thừa vừa thiếu”, nói là tập trung thì cũng chưa hẳn đã tập trung, mà dân chủ cũng chưa hẳn đã là dân chủ. Hiện nay, Việt Nam chúng ta đang tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mục đích là từng bước hồn thiện bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phát huy tối đa năng lực và hiệu quả trong công tác điều hành đất nước. Đi liền với q trình đó, chúng ta vẫn thường nghe đến quan điểm khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiềm chế, giám sát… Vậy thì, hiểu thế nào khi nói “quyền lực nhà nước là thống nhất”? phân công, phối hợp, giám sát, kiềm chế quyền lực ra sao? làm thế nào để vừa thống nhất vừa có sự phân cơng, phối hợp, giám sát, kiềm chế lẫn nhau?...
Bàn về sự thống nhất quyền lực nhà nước, chúng ta có thể hiểu đó là sự thống nhất trong một hệ thống với vai trò tối cao của Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp và pháp luật phải thể hiện được ý chí tập trung nhất của nhân dân. Mọi tổ chức, cá nhân, cơ quan cơng quyền cùng tồn thể nhân dân đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Các cơ quan nhà nước phải thực hiện sự thống nhất quyền lực của mình bằng chính sự phân công, phân cấp, phối hợp rõ ràng, rành mạch để bảo đảm phát huy tối đa được ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Như vậy, thống nhất ở đây là bao hàm cả sự thống nhất trong nhận thức, ý chí và hành động, thống nhất về nội dung lẫn hình thức, thống nhất ở vai trị tối thượng
của Hiến pháp lẫn trong hoạt động thực tiễn của các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước. Xét rộng hơn, sâu xa hơn thì sự thống nhất đó nằm ở quyền lực xã hội nói chung của nhân dân, được tiến hành bởi một xã hội dân sự thực sự.
Để có được sự thống nhất ở vai trị tối thượng của Hiến pháp, làm cơ sở cho hoạt động quản lý xã hội dân chủ chúng ta phải đạt một trình độ xây dựng Hiến pháp cao, đảm bảo được sự thống nhất theo cả chiều rộng và chiều sâu, chiều ngang và chiều dọc. Tức là bản Hiến pháp đó khi ra đời phải phản ánh được một cách tương đối tồn diện ý chí của đại đai số nhân dân, tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao của tồn xã hội, đáp ứng được yêu cầu của lịch sử không chỉ tại thời điểm nó ra đời mà phải có tầm nhìn hàng mấy trăm năm. Thử suy nghĩ xem, làm sao chúng ta đảm bảo được tính thống nhất của Hiến pháp, khi mà trong vịng chưa đầy 50 năm chúng ta đã soạn 4 bản hiến pháp. Trách nhiệm đó đầu tiên đặt lên vai những nhà nghiên cứu lập pháp, những nhà soạn luật, đồng thời cần có sự “tích cực chính trị” của tồn xã hội, những “nhà thực tiễn”.
Quyền lực nhà nước là thống nhất theo nghĩa tạo thành một chỉnh thể hài hoà, nhưng Nhà nước này, quyền lực này tất yếu phải phân công, phân quyền thành từng bộ phận độc lập trong hệ thống thì mới vận động có hiệu quả. Phân quyền ở đây không phải là phân chia, phân tán quyền lực mà là phân công chức năng, nhiệm vụ. Vừa phân công, vừa hợp tác, phân cơng là để chun mơn hố, chuyên nghiệp hoá, nâng cao khả năng, hiệu quả công việc, hợp tác, phối hợp là để bổ trợ, tác động để nâng cao chun mơn.
Thực tế thì q trình phân cơng, phân cấp đó chính là q trình cải cách, đổi mới hoạt động của Nhà nước. Chỉ đổi mới cái gì khơng cịn phù hợp với Việt nam, cái gì cản trở sự phát triển theo đường lối đổi mới của Đảng. Có những cái phù hợp với thời chiến, phù hợp với thời kỳ non trẻ của chính quyền, thì đến nay lại cần phải được đổi mới cho phù hợp với thời bình, phù hợp với thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phù hợp với thời kỳ hợp tác và hội nhập kinh tế trong xu thế tồn cầu hố. Nhưng đổi mới cũng phải là một quá trình, vì đổi mới nhận thức, đổi mới thượng tầng kiến trúc và hạ tầng
cơ sở cũng phải có thời gian với lộ trình và bước đi phù hợp, không thể chủ quan nóng vội, duy ý chí.
Đổi mới đúng, có nguyên tắc, có bước đi phù hợp sẽ tạo ra động lực và phát huy nguồn lực tiềm tàng vơ cùng to lớn, ngược lại nó cũng có sức tàn phá ghê gớm, gây bất ổn, đổ vỡ, thậm chí dẫn đến chệch hướng mục tiêu lý tưởng cách mạng. Đổi mới không phải là mục đích tự thân. Mục đích đổi mới của chúng ta là ổn định và phát triển bền vững theo đường lối của Đảng, vì dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đổi mới là để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó, vấn đề khơng chỉ dừng lại ở phân công hay hợp tác mà cần thiết hơn nữa là kiểm soát, kiềm chế quyền lực. Yêu cầu giám sát, kiềm chế quyền lực lẫn nhau là nguyên tắc rất quan trọng, nó đảm bảo cho quyền lực được thực thi theo “chính danh” (thực hành đúng chức năng, nhiệm vụ). Bản chất của phân quyền trước hết ở chỗ kiềm chế, giám sát quyền lực, đồng thời cịn ở chỗ tính độc lập, tính hợp tác của nó nữa. Phân quyền trong xã hội xã hội chủ nghĩa như một cơ chế, một cơng nghệ thực thi quyền lực nhà nước có hiệu quả cần vừa phân biệt trách nhiệm quyền năng vừa hợp tác với nhau và vừa kiềm chế, giám sát lẫn nhau. Một cơ chế được thiết kế và vận hành như vậy mới có thể chống được bệnh chung chung vơ trách nhiệm, “vơ chính phủ”, lại vừa chống được sự lạm quyền hay bất hợp tác, quay lưng với nhau. Tuy nhiên, chớ nên tuyệt đối hoá sự thống nhất, phối hợp, hợp tác quyền lực hoặc tuyệt đối hoá sự kiềm chế, kiểm soát quyền lực. Trong hoạt động thực tiễn, các nguyên tắc đó đều phải được thực hiện đồng thời, nhịp nhàng, tuỳ vào u cầu của tính chất từng cơng việc hay từng thời kỳ cụ thể mà có sự điều chỉnh phù hợp. Trong tư duy biện chứng thực sự thì khi nói một mặt thì đã bao hàm cả hai nhưng phải nhìn nhận, phân tích tường minh cả hai mặt ấy, tránh nhập nhằng, “trung dung” hay cực đoan, tả khuynh.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lấy thống nhất làm cơ sở, mục tiêu; phân quyền, giám sát, phân công, hợp tác là phương thức, là cơ chế tổ chức quyền lực. Thống nhất và phân công phải lấy Hiến pháp làm cốt. Theo
Mơngtétkiơ, xã hội pháp quyền là xã hội có hiến pháp, là xã hội tuân thủ pháp luật và phân quyền rõ ràng.
Về vấn đề giám sát, kiềm chế quyền lực để tránh sự lạm quyền đặt ra câu