Các đảng chính trị thể hiện mối quan hệ với nhà nước thong qua mối quan hệ cụ thể với lập pháp, hành pháp và các thiết chế quyền lực khác. Nguyên tắc tư pháp ở Pháp là phi đảng phái, phi chính trị nên ở đây chỉ xem xét mối quan hệ của đảng chính trị và đảng cầm quyền đối với hành pháp và lập pháp.
Đối với lập pháp: Trong các cuộc bầu cử Thượng viện và Hạ viện Pháp,
đảng nào chiếm đa số thì có khả năng chi phối hoạt động lập pháp của Thượng viện và Hạ viện. Các quan điểm và chính sách của Đảng chiếm đa số trong cơ quan lập pháp được thực hiện hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định chính trị và các đạo luật do cơ quan lập pháp ban hành. Hạ viện Pháp được Hiến pháp năm 1958 trao cho thẩm quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Chính phủ nếu Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ khơng thực thi được chính sách. HIến pháp cũng trao cho tổng thẩm quyền giải tán Hạ viện để bầu Hạ viện mới. Đây là công cụ quyền lực rất quan trọng và nếu tổng thống và thủ tướng thuộc hai đảng khác nhau thì quyền quyết định thuộc về tổng thống. Đây cũng chính là cơ chế kiềm chế quyền lực giữa lập pháp và hành pháp mà các đảng chính trị ở Pháp ln sử dụng khi cần thiết. Thực tế chính trị Pháp cũng đã chứng kiến những lần tổng thống và thủ tướng không cùng đảng như thời kỳ 1981-1985, Tổng thống Phrangxoa Mitorang thuộc Đảng xã hội và Thủ tướng Giắc Sirắc thuộc đảng tập hợp vì nền cộng hòa, hay giai đoạn 1995-1997 khi Tổng thống Giắc Sirắc thuộc đảng tập hợp vì nền cộng hịa cịn Thủ tướng Lionel Jospin lại thuộc Đảng xã hội.
Đối với hành pháp: Các đảng chính trị ở Pháp thể hiện mối quan hệ và tác
động vào hệ thống hành pháp bằng cách tham gia vào cuộc bầu cử tổng thống. Bầu cử Tổng thống ở Pháp được tiến hành 2 vòng. Ứng cử viên của đảng chiếm đa số sẽ trở thành ông chủ Điện Eslysée (Tổng thống). Tổng thống có quyền bổ nhiệm Thủ tướng nhưng Hiến pháp năm 1958 quy định, Tổng thống phải bổ nhiệm đại diện của đảng chiếm đa số ghế trong Hạ viện Pháp. Nếu tổng thống và thủ tướng khơng thuộc cùng một đảng thì tổng thống có thể tìm cách giải tán Hạ viện dể tìm cơ hội có thủ tướng cùng đảng ở cuộc bầu cử Hạ viện mới. Trong trường hợp tổng thống và thủ tướng thuộc cùng một đảng có nghĩa là đảng của
tổng thống có dược sức mạnh nhân đơi vì lúc đó đảng này cũng là đảng chiếm đa số trong Hạ viện. Điều này rất thuận lợi cho tổng thống trong việc cụ thể hóa những quan điểm chính trị và chiến lược phát triển của đảng mình.
Đối với giới chính trị cấp cao ở Pháp, các đảng phái chính trị là tất yếu mang tính lâu dài. Các ứng viên Tổng thống dành nhiều năm xây dựng các tổ chức đảng (như Mitterrand, Chirac, Sarkozy ) đã thành cơng trong việc hiện thực hố tham vọng chính trị của mình ; trong khi đó những chính trị gia cố gắng tránh né việc xây dựng đảng thì lại nhận lấy thất bại ( như Barre, Balladur, và có thể kể đến Giscard d'Estaing). Vì thế, giới chính trị cấp cao nước Pháp trao cho các tổ chức đảng sự bảo trợ chính trị, từ thủ tướng đến bộ máy công quyền tới các khu vực cơng. Do đó, các đảng phái chính trị ở nước Pháp có tầm ảnh hưởng lớn đến nhà nước ngay từ bên trong, cũng như từ bên ngoài. Với vị thế là “tất yếu mang tính lâu dài”, các đảng phái chính trị ở Pháp có quyền lực to lớn mà các đảng phái ở nước Nga hầu như khơng có được. Trong q trình đấu tranh vì sự trường tồn và cạnh tranh trong bầu cử, các đảng phái chính trị ở nước Pháp ln cố gắng tạo sự gắn kết bền chặt với cử tri và các tầng lớp trong xã hội. Những nguyện vọng của cử tri và các tầng lớp được truyền đạt tới giới chính trị cấp cao để đạt được kết quả bầu cử lớn hơn. Những mối liên hệ chính trị kiểu như vậy có thể được nhìn thấy từ các mối liên hệ đặc trưng dưới thời tổng thống de Gaulle hay “bữa sáng của những ông lớn” dưới thời Mitterrand. Hơn nữa, vì các đảng phái chính trị là bức bình phong của sự nghiệp chính trị, do đó chúng là kho chứa các mâu thuẫn đối lập trong hệ thống chính trị. Sự thay đổi luân phiên thường xuyên trong chính phủ do các nhà lãnh đạo sử dụng các đảng phái chính trị như một nền tảng hỗ trợ để tấn công số đông hiện tại. Thành cơng của các đảng phái chính trị trong tất cả các mặt đó bắt nguồn từ việc bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ, chính điều này đã buộc Tổng thống nước Pháp phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đảng của mình, và cho phép các đảng đưa đại diện của họ nắm giữ các cơ quan quyền lực cao nhất.
Cịn đối với các đảng chính trị ở Nga, ta có thể thấy:
được Hiến pháp bảo đảm. Điều 13, Chương I Hiến pháp Liên bang Nga đảm bảo tính đa nguyên hệ tư tưởng và phủ nhận hệ tư tưởng nhà nước hoặc bắt buộc.Ngồi ra, Hiến pháp cũng bảo đảm tính thế tục của nhà nước, phủ nhận các loại quốc giáo hoặc tôn giáo bắt buộc.
- Hiến pháp cũng đảm bảo tính hợp hiến của các đảng phái chính trị, các phong trào xã hội ở nước Nga, tức không cho phép tuyên truyền bạo lực, dùng bạo lực để thay đổi hiến pháp, thành lập các nhóm vũ trang, hoặc vi phạm sự toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ quốc gia.
- Chế độ đa đảng là không thể đảo ngược nhưng chưa hiệu quả. Hệ thống đảng phái ở Liên bang Nga đã và đang trải qua q trình tìm tịi, lựa chọn con đường phát triển. Hiện nay, Đảng nước Nga thống nhất của phái trung dung với sự giúp đỡ của Tổng thống đương nhiệm sẽ không ngừng lớn mạnh. Đảng cộng sản Liên bang Nga, lực lượng trung kiên của cánh tả do còn tồn tại nhiều vấn đề nên địa vị của Đảng trên chính trường Nga suy giảm; địa vị Đảng Phục hưng của nước Nga theo lập trường trung tả sẽ tăng lên; các lực lượng cánh hữu không thể trở thành chính đảng thống nhất, từ nay về sau chỉ có thể giữ vai trị thứ yếu. Trên cơ sở đó, số lượng các chính đảng của Nga sẽ giảm dần, vai trị của ba lực lượng chính trị chủ u ở Nga là phải trung dung, phải trung tả và phái hữu sẽ nổi bật.
- Điểm đặc biệt trong hệ thống chính trị Nga là nhà nước đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành chế độ đa đảng. Đầu tiên là Nhà nước quyết định cho phép thành lập các nhóm, các tổ chức chính trị, sau đó là sự đăng ký ồ ạt của các đảng.
- Ranh giới giữa các đảng và các tổ chức, phong trào chính trị - xã hội khơng rơ ràng. Chỉ có một số đảng lớn (Đảng nước Nga thống nhất, Đảng Cộng sản) có cơ sở xã hội rộng rãi, cịn các đảng, tổ chức, phong trào khác có vai trị như các tổ chức chính trị - xã hội.
- Hiện nay, nhất là sau khi ra đời Luật về các đảng chính trị, ở Liên bang Nga đang diễn ra quá trình liên kết các đảng phái, phong trào có cùng hoặc gần xu hướng chính trị, hình thành các đảng phái lớn.
Nhìn chung, dù có nhiều điểm tương đồng trong sự phân công quyền lực giữa Pháp và Nga, tuy vậy, khi đi vào cụ thể vai trò của các nhánh quyền lực trên thực tế vẫn có nhiều khác biệt. Điều đó là đương nhiên do đặc điểm và điều kiện lịch sử, tự nhiên ở hai nước là khác nhau, quá trình hình thành thể chế cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng quan tâm và có tác động khơng nhỏ. Đề tài chưa thực sự làm nổi bật được sự giống và khác nhau cũng như ưu và nhược điểm giữa thể chế cộng hòa bán tổng thống giữa Pháp và Nga nhưng phần nào đưa ra góc nhìn so sánh, đồng thời đưa ra những thông tin đa chiều hơn trong nghiên cứu chính trị học so sánh. Điều đó cịn có ý nghĩa hơn khi nước ta đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.