Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao số lượng và chất lượng trong đào tạo nguồn lực kỹ thuật viên y tế với hạn chế về cơ sở vật chất, kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đào tạo nguồn lực kỹ thuật viên y tế của trường cao đẳng kỹ thuật y tế 1 hiện nay (Trang 53 - 58)

trong đào tạo nguồn lực kỹ thuật viên y tế với hạn chế về cơ sở vật chất, kỹ thuật và đội ngũ giảng viên

Hiện nay, yêu cầu của quá trình chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khoẻ nhân dân phải có nguồn lực KTV y tế am hiểu lý thuyết, giỏi kỹ năng thực hành chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt. Điều này đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực KTV y tế. Song, thực tế về cơ sở vật chất, kỹ thuật và thực trạng nguồn lực cán bộ giảng viên phục vụ qúa trình đào tạo đó

của nhà trường còn những hạn chế gây khó khăn cho việc góp phần thực hiện mục tiêu trên.

Nước ta cũng như các nước khác trên thế giới, rất quan tâm tới giáo dục nghề nghiệp. Qua khảo sát một số nước như Hà Lan, Phần Lan, Thuỵ Điển, Hàn Quốc, ngoài việc đào tạo bác sĩ y khoa, bác sĩ gia đình, nha sĩ, họ đặc biệt quan tâm tới giáo dục nghề nghiệp. Đây là một phần của hệ thống giáo dục đại học. Trong nhóm này bao gồm các nghề như y tá, vật lý trị liệu, vệ sinh răng miệng, xét nghiệm, ngôn ngữ trị liệu, kỹ thuật hình ảnh, tiết chế dinh dưỡng,... Tất cả các chương trình đào tạo đều học 4 năm và khi tốt nghiệp được nhận bằng cử nhân.

Hiện nay ở nước ta, công tác đào tạo KTV y tế mới tập trung chủ yếu ở trình độ trung học, việc đào tạo kỹ thuật y học ở trình độ cao đẳng, đại học còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của xã hội, chưa thực hiện được việc đào tạo KTV có trình độ sau đại học.

Để đáp ứng nhu cầu đào tạo đủ số lượng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế nói chung, KTV y tế nói riêng cần có cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp với thực tiễn đào tạọ Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy có vai trò tích cực trong việc hỗ trợ quá trình dạy, học và nghiên cứu khoa học của cả thày và trò. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quá trình đào tạo phải có đủ: thư viện hiện đại, thư viện địên tử, các trung tâm thông tin nối mạng internet tiếp cận với mạng thông tin toàn cầu; hệ thống tài liệu học tập gồm sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo, báo, tạp chí Việt Nam và nước ngoàị Việc đảm bảo đủ giáo trình, tài liệu tham khảo có vai trò quyết định đến khả năng tự học của sinh viên.

Ngoài ra, với một trường đào tạo đào tạo KTV y tế, các phương tiện phục vụ việc học tập, rèn luyện của kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên có vai trò nòng cốt. Trường CĐKT Y tế I, từ năm 2003 tiến hành đào tạo KTV trình độ cao đẳng, đồng thời vẫn đào tạo KTV trung học và các đối tượng chuyển đổi, vừa làm, vừa học các hệ trung học, cao đẳng, đã rất quan tâm đầu tư, mua sắm

tài liệu: sách, giáo trình, tài liệu tham khảo, trang thiết bị máy móc phục vụ việc học thực hành tương đương một bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh vào loại khá.

Về tài liệu giáo trình, tài liệu tham khảo, để đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ giảng viên và sinh viên, nhà trường hàng năm đều tiến hành thống kê nhu cầu của các bộ môn về tài liệu giảng dạy, học tập. Trên cơ sở đó, nhà trường có kế hoạch bổ sung, mua mớị Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn chưa đáp ứng đủ cho sinh viên. Nhiều loại sách sau khi mua mới lại nhanh chóng trở nên lạc hậu vì sửa đổi và vẫn còn ý kiến sinh viên yêu cầu nhà trường trang bị đủ sách cho các em. Góp phần khắc phục hạn chế này, nhà trường đã động viên các giảng viên có kinh nghiệm lâu năm trong công tác đào tạo, có tay nghề giỏi viết giáo trình và mời các chuyên gia tiến hành thẩm định. Nhà trường cũng tiến hành mở thư viện mở với đa dạng các loại sách cho đủ các chuyên ngành. Các tạp chí chuyên ngành cũng được nhà trường đầu tư mua sắm như: Y học thực hành, Sức khoẻ và đời sống, Thuốc, Báo Sức khoẻ, Dược... Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo KTV y tế có chất lượng caọ

Cùng với việc mở rộng, xây mới thư viện mở, nhà trường đã đầu tư mở thư viện điện tử nối mạng internet, các bộ môn, các phòng làm việc cũng được trang bị máy vi tính kết nối nội mạng internet, nối mạng nội bộ, thành lập trang Web riêng phục vụ việc quản lý, tra cứu, học tập của sinh viên và cán bộ giảng viên của trường. Song, sự khai thức thông tin trên mạng chưa thực sự hiệu quả. Sinh viên còn ít lên mạng, hoặc khi lên mạng ít tham khảo tài liệu chuyên môn, do ý thức tự giác chưa cao, cán bộ quản lý vẫn phải đôn đốc, nhắc nhở.

Hiện nay, nhu cầu về chỗ ở không chỉ của sinh viên và của cán bộ trẻ Nhà trường là rất lớn. Song, trong điều kiện hiện tại, KTX nhà trường chưa đáp ứng chỗ ở cho đa số sinh viên, chưa có chỗ ở cho cán bộ trẻ. Khi thuê nhà trọ, sinh viên phải thường xuyên chuyển chỗ đã gây ra tâm lý không yên tâm ở các em. Môi trường sống thường xuyên thay đổi sẽ gây ra những hạn

chế trong việc rèn luyện hành vi ứng xử, giao tiếp nghề nghiệp của các em. Những khó khăn trong việc giải quyết nơi ở cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ gắn bó giữa thầy và trò. Mối quan hệ khăng khít này thường chỉ diễn ra trên giảng đường. Vì điều kiện vật chất còn hạn chế, khu nhà đa chức năng - nơi cán bộ và sinh viên tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao nay cũng chuyển thành Hội trường cơ quan - nơi tổ chức các hoạt động hội họp của cán bộ, viên chức trong trường. Trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay, một trong những biện pháp giáo dục đạo đức có hiệu quả, nhất là với ngành y tế, là biện pháp nêu gương. Bởi vì "Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền" [30, tr.263]. Giữa cán bộ giảng viên với sinh viên càng gắn bó, gần gũi sẽ có lợi cho cả thày và trò trong học hỏi chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp cũng như sự điều chỉnh của bản thân người thàỵ Theo số liệu điều tra 325 sinh viên ngoại trú của Trường CĐKT Y tế I và cán bộ khối phố (thôn), địa phương - nơi có sinh viên ngoại trú, chỉ có 38,46% sinh viên dùng nhiều thời gian cho việc đọc sách chuyên môn và tự học; tỷ lệ sinh viên ngoại trú vi phạm kỷ luật cao hơn so với sinh viên nội trú, tương ứng là 51,86% và 8,14% [27, tr.182].

Với trang thiết bị về phòng học lý thuyết còn hạn chế, số lượng phòng học chưa đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên. Điều đó biểu hiện rõ nét qua việc cán bộ giáo vụ các bộ môn và cán bộ phục vụ phòng giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi xếp giảng đường học và thi, kiểm tra (nhất là đối với những môn học cơ bản, đối tượng học và thi là sinh viên toàn khoá). Việc xếp lịch học và giảng đường của mỗi lớp cũng không ổn định mà phải theo từng tuần, thậm chí theo từng buổị Những lần thi và kiểm tra của sinh viên đôi khi phải tổ chức vào những giờ ít hoặc không có lớp học tại các giảng đường. Đó là vào buổi sáng, khi mà sinh viên năm thứ 2, năm thứ 3 đi thực tập bệnh viện hoặc vào thứ Bảy, Chủ nhật nếu có sự đồng ý của cả thày và trò. Điều này đã gây ra những khó khăn nhất định cho việc quản lý sinh viên.

Bởi vì, sinh viên thường bỏ học hoặc thi, kiểm tra vào cuối tuần tranh thủ về quê. Giảng viên cũng căng thẳng, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức lao động, hạn chế trong việc đầu tư thời gian nâng cao chất lượng bài giảng và hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học.

Thời gian vừa qua, nhà trường đã tăng cường đầu tư, mua sắm trang thiết bị, một số máy móc hiện đại, tài liệu giáo trình. Song với nhu cầu chủ thể học tập của sinh viên ở một Trường CĐKT Y tế, lượng giáo trình, tài liệu tham khảo đó còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên và giảng viên, nhất là sách chuyên ngành. Sinh viên phải tự giải quyết bằng cách học chung sách hoặc photocopy để nghiên cứụ

Việc khai thác thư viện điện tử chưa thực sự có hiệu quả vì sinh viên còn hạn chế về kiến thức tin học ngoại ngữ. Điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên

Các mô hình, thiết bị kĩ thuật học thực hành đã được đầu tư song còn hạn chế do điều kiện kinh phí có hạn, ý thức bảo quản của một số cán bộ và sinh viên chưa cao, còn gây hư hỏng, thất thoát. Điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực tới công tác đào tạo của nhà trường.

Về đội ngũ giảng viên,để có trò giỏi thì phải có thầy giỏi, ý thức được điều đó Trường CĐKT Y tế I đã khắc phục tình trạng thiếu giảng viên ở tất cả các chuyên ngành đào tạo bằng cách tuyển dụng thêm và tạo điều kiện cho đi học tập nâng caọ Trong vài năm về trước, đa số giảng viên có trình độ Đại học và Trung học, trước yêu cầu về định hướng phát triển của nhà trường trong tương lai, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu trường đã chọn khâu đột phá là đầu tư phát triển đội ngũ giảng viên. Với quyết tâm cao, chỉ trong vài năm từ năm 2001 đến nay, tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học được nâng cao rõ rệt: 46,5% trong tổng số 131 giảng viên năm 2005 so với 17% năm 2000. Hiện nay, trường có tổng số 131 giảng viên trong đó có 45 giảng viên có trình độ sau đại học và hàng chục giảng viên đang tiếp tục theo học sau đại học ở các cơ sở trong nước.

Tuy nhiên đội ngũ giảng viên hiện tại vừa thiếu vừa hạn chế về chuyên môn, ngoại ngữ. Do thiếu giảng viên nên nhiều giảng viên phải làm việc tăng giờ, tăng buổi dẫn đến việc đầu tư đổi mới phương pháp giảng dạy và áp dụng các phương tiện hiện đại vào giảng dạy còn hạn chế. Phương pháp truyền thống vẫn được sử dụng khá phổ biến. Thực tế này tạo cho sinh viên thói quen thụ động, lắng nghe ghi chép bài giảng và học thuộc lòng, ít có cơ hội động nãọ

Về chất lượng giảng viên, nhìn chung 95,1% giảng viên giảng dạy các chuyên ngành kỹ thuật có cập nhập kiến thức bằng hình thức tự học [10, tr.21]. Song qua thực tế Trường CĐKT Y tế I còn có trường hợp giữa các giảng viên chưa thống nhất về nội dung giảng dạy trong cùng một chuyên ngành, có những nội dung kỹ thuật giảng dạy đã trở nên cũ kỹ, lạc hậụ Tuy mạng internet cung cấp lượng thông tin lớn có thể cập nhật, khai thác nhưng cán bộ giảng viên với hạn chế về kiến thức tin học, ngoại ngữ đã gặp khó khăn trong khai thác thông tin mới cho bài giảng của mình. Trong khi đó, chất lượng đầu vào của sinh viên khi vào trường ngày càng cao do số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển luôn tăng từ năm 2001 đến 2005, mỗi năm khoảng trên 7 nghìn đến trên 8 nghìn thí sinh dự thị Nhận thức của sinh viên trong tiếp thu bài giảng, do đó, sẽ tăng lên. Nếu giảng viên không vững về kiến thức tay nghề sẽ không thể giúp cho sinh viên tin tưởng học tập, rèn luyện, chất lượng sản phẩm qua quá trình đào tạo cung ứng cho xã hội sẽ không caọ

Để khắc phục những mâu thuẫn giữa nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo với hạn chế về cơ sở vật chất, kỹ thuật và đội ngũ giảng viên cần có giải pháp khắc phục để nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đào tạo ra nguồn lực KTV đủ đức đủ tài phục vụ sự nghiệp chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mớị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đào tạo nguồn lực kỹ thuật viên y tế của trường cao đẳng kỹ thuật y tế 1 hiện nay (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)