Mâu thuẫn giữa đào tạo lý thuyết với đào tạo kỹ năng thực hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đào tạo nguồn lực kỹ thuật viên y tế của trường cao đẳng kỹ thuật y tế 1 hiện nay (Trang 58 - 66)

Đối với một trường đào tạo KTV y tế, việc rèn luyện kỹ năng tay nghề cho sinh viên là một đặc trưng cơ bản, chủ yếu có tính quyết định. Song để có kỹ năng tay nghề vững, phải có sự rèn luyện qua thực hành, thực tập, thực tế tương ứng với kiến thức lý thuyết đã được trang bị. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra rằng thực tiễn là cơ sở, là nguồn gốc, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý; sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của nhận thức luận. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu có kế thừa lý luận nhận thức của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Người khẳng định: Học phải đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, "Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông" [33, tr.496].

Nhận thức được vấn đề có tính sống còn của nhà trường là sự khẳng định bởi trình độ tay nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp, những năm qua, đặc biệt từ năm 2001 đến nay, lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến đội ngũ giảng viên chuyên môn thuộc các chuyên ngành kỹ thuật. Nhà trường đã tuyển dụng thêm các giảng viên trẻ và tạo điều kiện cho họ đi học chuyên khoa định hướng ngay sau khi tuyển dụng. Nhà trường cũng động viên những cán bộ có kinh nghiệm, tay nghề cao kèm cặp hướng dẫn đối với cán bộ trẻ. Nhà trường cũng tăng cường mua sắm trang thiết bị, vật tư trên cơ sở nhu cầu của các bộ môn. Cùng với các trang thiết bị, cơ sở thực hành, thực tập giữ vị trí rất quan trọng. Thông qua đó sinh viên làm quen với các thiết bị máy móc, xử lý các tình huống gắn với bệnh nhân là rất quan trọng cho công việc sau này của một người KTV y tế. Vì vậy, ngoài các phòng học thực hành của các bộ môn với 31 phòng, sinh viên và các cán bộ giảng viên của các chuyên ngành kỹ thuật còn tham gia thực hành và giảng dạy tại phòng khám bệnh đa khoa của trường. Việc thành lập phòng khám bệnh đa khoa của nhà trường từ năm 2002 đã tăng cường cơ sở thực hành, thực tập cho cán bộ và sinh viên. Trang thiết bị kỹ thuật tại phòng khám bệnh đa khoa của trường đã và đang tiếp tục đựơc trang bị ngày càng hiện đại, hiện tại gồm: 2 máy X quang cao

tầng (01 máy kỹ thuật số), 03 máy siêu âm (một máy siêu âm mầu không gian 3 chiều); máy nội soi dạ dày VIDEO - V70 - Olypus, 02 máy răng (01 sử dụng máy kỹ thuật số KAVOSUN), máy sinh hoá tự động, máy phân tích nước tiểu tự động 11 thông số, máy điện giải đồ. Lượng bệnh nhân đến khám bệnh tại phòng khám ngày một tăng [5, tr.6].

Ngoài ra, nhà trường liên hệ với các cơ sở khám chữa bệnh làm cơ sở thực hành ngoài trường như: Bệnh viện đa khoa Hải Dương, các cơ sở thực tập ở cộng đồng (đối với ngành VLTL/PHCN, điều dưỡng nha khoa, phục hình răng) và các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh, tuyến Trung ương thuộc các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên.

Đó là những điều kiện về cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo cả lý thuyết và kỹ năng thực hành cho sinh viên các chuyên ngành kỹ thuật y tế. Nhiều năm qua, đặc biệt từ năm 2001 đến nay, nhà trường nâng cấp thành Trường CĐKT Y tế I, chất lượng đào tạo của nhà trường luôn được các cơ sở khám chữa bệnh có KTV do trường đào tạo làm việc đánh giá caọ Song, điều đó không có nghĩa là nhà trường đã yên tâm với chất lượng đào tạo sinh viên của mình. Bởi qua thực tiễn công việc ở các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh cho thấy vẫn còn hiện tượng, KTV thiếu kiến thức nghề nghiệp; kỹ năng thực hành được đào tạo trong trường chưa phù hợp với yêu cầu công việc hiện tại mà KTV phải đảm nhiệm. Chẳng hạn, qua điều tra 113 cán bộ y tế làm xét nghiệm ở Thái Bình và thăm dò ý kiến KTV được đào tạo từ Trường CĐKT Y tế I có tới 26% KTV cho rằng kiến thức, kỹ năng được học ở trường chưa phù hợp với công việc đang làm và 33,33% cho rằng trang thiết bị của trường kém hơn của bệnh viện. Theo đánh giá của các trưởng khoa và theo thăm dò ý kiến 9/18 khoa cho rằng trình độ KTV vẫn còn hạn chế. Hầu hết KTV xét nghiệm đều có nguyện vọng được đào tạo lại và đào tạo nâng caọ Có 13/18 trưởng khoa đề nghị cán bộ của khoa được bồi dưỡng về kỹ năng thực hành [37, tr.169]. Và theo số liệu điều tra thực trạng nguồn lực KTV y tế ở 29 tỉnh và thành phố phía Bắc có 48,2% ý kiến cho rằng kiến thức

(lý thuyết) về chuyên ngành đã học tại trường thấp hơn so với yêu cầu công việc đang làm [8, tr.38].

Việc đào tạo lý thuyết và đào tạo thực hành trong Trường so với yêu cầu công việc đã được phản ánh trong đánh giá của KTV như sau:

Bảng 2.4. Mức độ phù hợp giữa kiến thức (lý thuyết) và kỹ năng chuyên ngành

đã học tại trường so với yêu cầu công việc đang làm

Mức độ phù hợp Kiến thức chuyên ngành Kỹ năng chuyên ngành Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Phù hợp 188 74,3 176 69,6 Không phù hợp 65 25,7 77 30,4 Tổng số 253 100 253 100

Nguồn: Vũ Đình Chính: “Nhận xét đội ngũ KTV y tế tốt nghiệp tại Trường CĐKT Y tế I trong 5 năm (1999-2003)”, Tạp chí Y học thực hành, số 526/2005[9, tr.146].

Bảng trên chỉ ra rằng: 74,3% KTV cho rằng kiến thức chuyên ngành đã học tại trường phù hợp với công việc đang làm; 25,7% KTV cho rằng không phù hợp; 69,6% KTV cho rằng kỹ năng chuyên ngành đã học tại trường phù hợp với công việc đang làm, có tới 30,4% cho rằng không phù hợp.

Đối với chuyên ngành kỹ thuật hình ảnh qua nghiên cứu các cơ sở khám chữa bệnh của Hà Tây, số KTV X quang làm đúng chuyên ngành có tỉ lệ rất thấp: 5/54 chiếm 9,5%; 43/54 KTV chiếm 79,5% KTV làm X quang xuất phát từ y sĩ; 6/54 KTV chiếm 11% từ điều dưỡng nha khoa chuyển sang; nguồn lực này chủ yếu được học bằng hình thức kèm cặp. Nhu cầu học đại học và cao đẳng kỹ thuật hình ảnh của KTV là 100% [19, tr.173].

Đối với chuyên ngành Gây mê hồi sức: qua nghiên cứu 23 bệnh viện của Hải Dương và Hưng Yên tháng 6-2004, những khó khăn chủ yếu KTV Gây mê hồi sức gặp phải khi làm chuyên môn là ngoài thiếu phương tiện, điều kiện phòng hộ thì có tới 18% KTV (10/57) gặp khó khăn khi làm việc do thiếu kiến thức; 100% KTV có nguyện vọng học nâng cao trình độ bằng

các hình thức: tập huấn, hội thảo, học dài hạn. Trong đó 30/57 KTV (52,6%) có nguyện vọng được học lên cao đẳng, đại học[2, tr.180].

Với ngành VLTL/PHCN: qua điều tra 42 KTV VLTL/PHCN được đào tạo từ trường CĐKT y tế I đang làm việc tại các cơ sở y tế của tỉnh Hải Dương, trong những khó khăn KTV gặp phải thì vẫn còn 21,4% KTV cho rằng họ thiếu kiến thức trong khi làm chuyên môn [56, tr.192].

Qua nghiên cứu 1297 KTV đang làm việc tại các khoa của 5 chuyên ngành kỹ thuật Y tế thuộc 55 bệnh viện của 28 tỉnh thành phía Bắc về những khó khăn KTV gặp phải khi làm chuyên môn, kết quả như sau:

Bảng 2.5. Những khó khăn KTV gặp phải trong khi làm chuyên môn

Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%)

Thiếu kiến thức 303 23,4

Thiếu kỹ năng 88 6,8

Thiếu phương tiện 585 45,1

Thiếu điều kiện phòng hộ 56 4,3

Không được quan tâm 61 4,7

Nhu cầu người bệnh 29 2,2

Không được quan tâm + ít nhu cầu 1 0,1

Không được quan tâm + thiếu phòng hộ 1 0,1

Không được quan tâm + thiếu phương tiện 1 0,1

Không trả lời 172 13,2

Tổng 1297 100

Nguồn: Vũ Đình Chính và cộng sự: Điều tra thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật y tế tại các bệnh viện thuộc 28 tỉnh phía Bắc, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ, năm 2005 [8, tr.30].

Như vậy, những khó khăn KTV gặp phải trong khi làm chuyên môn do thiếu phương tiện chiếm tới 45,1% và 23,4% là do thiếu kiến thức. Do những

khó khăn đó, nên mức độ đáp ứng nhu cầu công việc của các em cũng còn những hạn chế nhất định.

Bảng 2.6. Đánh giá của cán bộ quản lý các khoa về mức độ đáp ứng nhu cầu công việc của nguồn lực kỹ thuật viên

Đáp ứng công việc Khoa Tốt Trung bình Chưa đáp ứng n % n % n % Răng hàm mặt 13 46,5 12 42,9 3 10,7 Xét nghiệm 25 59,5 16 38,1 1 2,4

Gây mê hồi sức 24 42,9 30 53,6 2 3,5

X quang 21 61,8 12 35,3 1 2,9

Phục hồi chức năng 10 31,3 12 37,4 10 31,3

Tổng cộng 93 48,4 82 42,7 17 8,9

Nguồn: Vũ Đình Chính và cộng sự: Điều tra thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật y tế tại các bệnh viện thuộc 28 tỉnh phía Bắc, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tại cấp Bộ, năm 2005 [8, tr.30].

Qua bảng trên nhận thấy: 48,4% cán bộ quản lý các khoa cho rằng nguồn lực KTV đáp ứng tốt nhu cầu công việc của khoa; mức trung bình 42,7%; có tới 8,9% cho rằng chưa đáp ứng được nhu cầu công việc [8, tr.30]. Do đó, KTV cần được đào tạo thêm để nâng cao tay nghề chuyên môn.

Bảng 2.7. Những nội dung cán bộ quản lý các khoa cho rằng KTV y tế cần được đào tạo thêm

Khoa Kiến thức Kỹ năng Thái độ Khác

n % n % n % n %

Răng hàm mặt 23 82,1 5 17,9 0 0 0 0

Xét nghiệm 37 88.1 2 4,8 2 4,8 1 2,4

Gây mê hồi sức 38 71,7 12 22,6 2 3,8 1 1,9

X quang 23 82,1 1 3,6 3 10,7 1 3,6

Phục hồi chức năng 16 69,6 4 17,4 3 13,0 0 0

Tổng cộng 137 78,8 24 13,8 10 5,7 3 1,7

Nguồn: Vũ Đình Chính và cộng sự: Điều tra thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật y tế tại các bệnh viện thuộc 28 tỉnh phía Bắc, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tại cấp Bộ, năm 2005 [8, tr.31].

Bảng số liệu trên cho thấy 78,8% cán bộ quản lý của các khoa cho rằng nguồn lực KTV cần được đào tạo thêm về kiến thức; 13,8% cho là KTV cần được đào tạo thêm về kỹ năng chuyên môn [8, tr.31]. Như vậy, để đáp ứng yêu cầu hiện nay, nguồn lực KTV cần được đào tạo lại, đào tạo liên tục về kiến thức, kỹ năng chuyên môn.

Những con số trên cho thấy việc gắn kết giữa đào tạo lý thuyết và đào tạo thực hành biểu hiện ở KTV là sự gắn kết giữa kiến thức và kỹ năng thực hành tay nghề còn có những hạn chế nhất định. Nhà trường cần tiếp tục thực hiện đổi mới và ngày càng hoàn thiện hơn về nội dung chương trình đào tạo, cả lý thuyết và kỹ năng thực hành tay nghề cho nguồn lực KTV y tế. Có như vậy, nguồn lực này khi ra trường mới đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đào tạo nguồn lực kỹ thuật viên y tế của trường cao đẳng kỹ thuật y tế 1 hiện nay (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)