Mâu thuẫn giữa đào tạo và sử dụng chưa hợp lý nguồn lực kỹ thuật viên y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đào tạo nguồn lực kỹ thuật viên y tế của trường cao đẳng kỹ thuật y tế 1 hiện nay (Trang 66 - 72)

thuật viên y tế

Trường CĐKT Y tế I là trường duy nhất của miền Bắc đào tạo KTV y tế thuộc 5 chuyên ngành kỹ thuật, cung cấp KTV y tế cho 29 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc (từ Nghệ An trở ra).

Từ năm 2001 đến nay, lưu lượng sinh viên của nhà trường tuy liên tục tăng từ 524 năm 2001 lên 2830 sinh viên năm 2005. Có thể nói, số lượng sinh viên của trường liên tục tăng trong những năm gần đây và năm sau cao hơn năm trước. Số lượng thí sinh đăng ký dự thi mỗi năm khoảng 8000 hồ sơ, trong khi, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm chung cho cả hai hệ cao đẳng và trung học không caọ Chẳng hạn, năm học 2002 - 2003 là 550, năm học 2006 - 2007 là 1050. Đây là một trong những thuận lợi để nâng cao chất lượng đào tạo vì trường tuyển sinh được nhiều sinh viên khá, giỏị Song, điều hạn chế là: điểm tuyển sinh đầu vào cao tương đương với các trường đại học trung bình nên khi gọi thí sinh nhập học thường phải hạ điểm 2 hoặc 3 lần thậm chí đến 4 lần mới đủ chỉ tiêụ Khi vào học trong trường, một số lượng nhất định sinh viên vẫn ôn và thi đi trường đại học khác.

Việc sinh viên thi đi các trường khác, một mặt, do tâm lý chung của các bậc phụ huynh và bản thân các em không yên tâm với việc học Trung học và Cao đẳng, muốn thi lên Đại học. Mặt khác là do, vị trí, vai trò của KTV chưa được xã hội đánh giá cao đúng như nhiệm vụ vốn có của họ. Khi ra trường, nhiều em đã có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo, song cũng có những KTV gặp những khó khăn khi xin việc, mặc dù chỉ tiêu tuyển sinh trên đáp ứng cho tất cả các tỉnh thành phía Bắc là chưa caọ Tỉ lệ Bác sỹ/ KTV đối với bệnh viện Hạng 1 là 502/145 (1/0,28); đối với bệnh viện Hạng 2 là 2763/1234 (1/0,47) và bệnh viện Hạng 3 là 577/266(1/0,39) [8, tr.29]. Thực tế về việc sử dụng KTV khi ra trường, qua điều tra 1297 người đang làm việc tại cac cơ sở khám chữa bệnh của các tỉnh tỉnh phía bắc, cho thấy số lượng KTV không làm đúng chuyên ngành tốt nghiệp chiếm tỷ lệ khá caọ

Bảng 2.8. Số lượng KTV không làm đúng chuyên ngành tốt nghiệp

Chuyên ngành Không làm đúng chuyên ngành Số lượng Tỉ lệ (%)

Y sỹ răng trẻ em (66) 9 13,6

KTV Xét nghiệm (398) 59 14,8

KTV Gây mê hồi sức (176) 55 31,2

KTV X quang (185) 12 6,5

KTV VLTL/PHCN (99) 32 32,3

Điều dưỡng (373) 181 48,5

Tổng (1297) 348 26,8

Nguồn: Vũ Đình Chính và cộng sự: Điều tra thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên ngành kỹ thuật y tế tại các bệnh viện thuộc 28 tỉnh phía Bắc, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tại cấp Bộ, năm 2005 [8, tr.29].

Cán bộ được đào tạo chuyên ngành khác sang làm công việc của KTV chiếm tới 26,8%, trong đó chuyên ngành Điều dưỡng chuyển sang công việc của KTV chiếm tới 48,5% trong khi KTV chưa có việc làm sau khi tốt

nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ khá caọ Theo số liệu điều tra về việc làm của KTV y tế tốt nghiệp tại Trường CĐKT Y tế I từ năm 1999 đến 2003, kết quả như sau:

Bảng 2.9. Kỹ thuật viên y tế có việc làm sau khi tốt nghiệp

Số lượng Tỉ lệ (%)

Có việc làm 265 66,2

Chưa có việc làm 135 33,8

Tổng 400 100

Nguồn: Vũ Đình Chính: “Nhận xét đội ngũ KTV y tế tốt nghiệp tại Trường CĐKT Y tế I trong 5 năm (1999-2003)”, Tạp chí Y học thực hành, số 526/2005 [9, tr.145].

Bảng trên cho thấy 135/400 chiếm 33,8% chưa có việc làm và 265/400 có việc làm chiếm 66,2%. Trong đó, chuyên ngành Y sĩ răng trẻ em, Gây mê hồi sức, VLTL/PHCN chiếm tỉ lệ chưa có việc làm caọ Song, trên thực tế, các cơ sở y tế tuyến xã, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, điều kiện khám chữa bệnh gặp nhiều khó khăn, do vấn đề kinh tế của người dân và khoảng cách về đường xá để thực hiện được việc khám chữa bệnh tại các tuyến bệnh viện huyện và cao hơn, thì không có trang thiết bị kỹ thuật để có thể thu hút, sử dụng KTV về làm việc. Đây cũng là vấn đề chung đối với nhiều cơ sở y tế tuyến xã khác. Do đó, lượng bệnh nhân chủ yếu dồn về các bệnh viện tuyến trên, gây ra hiện tượng quá tải, nhất là các bệnh viện tỉnh và bệnh viện trung ương, trong khi, có những trường hợp bệnh mà các tuyến dưới cũng có thể xử lý hiệu quả nếu có trang thiết bị và KTV.

Cơ sở làm việc của KTV sau khi tốt nghiệp chủ yếu làm việc tại các cơ sở y tế Nhà nước so với các cơ sở y tế tư nhân chiếm tỷ lệ caọ

Bảng 2.10. Cơ sở làm việc của nguồn lực kỹ thuật viên

Chuyên ngành

Tư nhân Nhà nước Số

lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

Y sỹ răng trẻ em (47) 18 38,3 29 61,7

KTV Xét nghiệm (72) 16 22,2 56 77,8

KTV Gây mê hồi sức (35) 2 5,7 33 94,3

KTV X quang (54) 16 29,6 38 70,4

KTV VLTL/PHCN (57) 10 17,5 47 82,5

Tổng số (256) 62 23,4 203 76,6

Nguồn: Vũ Đình Chính: “Nhận xét đội ngũ KTV y tế tốt nghiệp tại Trường CĐKT Y tế I trong 5 năm (1999-2003)”, Tạp chí Y học thực hành, số 526/2005 [9, tr.145].

Qua bảng trên nhận thấy, KTV sau khi tốt nghiệp chủ yếu làm việc tại các cơ sở y tế Nhà nước chiếm tỉ lệ 76,6%; số lượng KTV làm vịêc tại các cơ sở y tế tư nhân chiếm 23,4%, trong đó chuyên ngành Y sĩ răng trẻ em (nay Điều dưỡng Nha khoa) chiếm tỉ lệ cao nhất [9, tr.145].

Việc sử dụng nguồn lực KTV do Trường CĐKT Y tế I đào tạo không làm đúng chuyên ngành đào tạo cũng khá caọ

Bảng 2.11. Tình hình sử dụng nguồn lực kỹ thuật viên

Chuyên ngành Đúng chuyên ngành Không đúng chuyên ngành Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

Y sỹ răng trẻ em (47) 24 51,1 23 48,9

KTV Xét nghiệm (72) 65 90,3 7 9,7

KTV Gây mê hồi sức (35) 20 57,1 15 42,9

KTV X quang (54) 52 96,3 2 3,7

KTV VLTL/PHCN (57) 42 73,6 15 26,3

Tổng số 203 76,6 62 23,4

Nguồn: Vũ Đình Chính: “Nhận xét đội ngũ KTV y tế tốt nghiệp tại Trường CĐKT Y tế I trong 5 năm (1999-2003)”, Tạp chí Y học thực hành, số 526/2005 [9, tr.146]

Bảng trên cho thấy số lượng KTV không làm đúng chuyên ngành đào tạo chiếm tới 23,4%. Trong đó, KTV Gây mê hồi sức là 42,9% và Y sĩ răng trẻ em 48,9%. Đó là nguyên nhân dẫn đến khó khăn thường gặp của KTV khi làm việc, đó là thiếu kiến thức chuyên ngành với tỉ lệ đáng kể: 16,2%.

Trang thiết bị của Trường so với cơ sở làm việc của KTV được đánh giá như saụ

Bảng 2.12. Sự đánh giá về trang thiết bị của trường so với cơ sở làm việc của kỹ thuật viên

Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Tốt hơn 60 24,9

Như nhau 58 24,1

Kém hơn 123 51,0

Tổng số 241 100

Nguồn: Vũ Đình Chính: “Nhận xét đội ngũ KTV y tế tốt nghiệp tại Trường CĐKT Y tế I trong 5 năm (1999-2003)”, Tạp chí Y học thực hành, số 526/2005 [9, tr.146]

Theo số liệu trên, trang thiết bị của trường trong đào tạo chuyên ngành KTV y tế kém hơn so với các cơ sở đang làm việc là 51% (từ tuyến tỉnh trở lên).

Nguyên nhân của thực tế đó là do cơ sở thực hành của KTV trong quá trình đào tạo còn hạn chế. Các cơ sở y tế của Hải Dương là những nơi thực hành chủ yếụ Hải Dương chưa phải là một tỉnh có điều kiện cơ sở vật chất hiện đại nhất, đầy đủ nhất. Hơn nữa, việc đi thực tập lâm sàng tại bệnh viện hàng ngày của các em cũng gặp những khó khăn nhất định do cơ sở vật chất, thái độ cũng như sự tâm huyết trong việc truyền nghề của người hướng dẫn. Các bệnh viện trung ương, bệnh viện khu vực có trang thiết bị hiện đại thì số lượng sinh viên được đến thực tập cũng có những hạn chế, bởi vì lưu lượng bệnh nhân ở đây thường quá tải, cần xử lý nhanh và hiệu quả nên một số chuyên ngành sinh viên ít có cơ hội trực tiếp thực hành trên các phương tiện kỹ thuật hiện đại và xử lý các trường hợp bệnh phức tạp. Việc này ảnh hưởng

đến rèn luyện thái độ của KTV. Việc thực hành các kiến thức, kỹ năng, thái độ của các em trong nghề nghiệp không chỉ tạo nên từ gia đình mà còn ở thầy cô và xã hộị

Để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực KTV y tế, các cơ sở đào tạo KTV y tế nói chung, Trường CĐKT Y tế I nói riêng cần khắc phục những hạn chế về cơ sở vật chất, kỹ thuật và đội ngũ giảng viên; hạn chế giữa đào tạo kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành tay nghề, giữa đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn lực KTV y tế theo đúng chuyên ngành tốt nghiệp. Hiện nay, khi đất nước ngày càng phát triển cần số lượng KTV y tế ngày càng lớn. Họ phải có chuyên môn tay nghề giỏi và thái độ phục vụ tốt. Khắc phục những vấn đề đặt ra nói trên, đề ra những giẩi pháp thiết thực để góp phần đào tạo ra nguồn KTV y tế có đức, có tài là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ sự phát triển của nhà trường và của đất nước trong giai đoạn hiện naỵ

Chương 3

Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực kỹ thuật viên y tế

của trường cao đẳng kỹ thuật y tế I

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề đào tạo nguồn lực kỹ thuật viên y tế của trường cao đẳng kỹ thuật y tế 1 hiện nay (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)