giảng dạy, học tập, nghiên cứu và thực hành
Để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực KTV y tế, cơ sở vật chất, kỹ thuật phải được trang bị phù hợp với thực tế đổi mới nội dung chương trình, trình độ, năng lực giảng viên và yêu cầu hiện đại hoá ngành y tế. Do đó, cơ sở vật chất phải đủ về số lượng, phù hợp với đặc điểm môn học, với yêu cầu
của phương pháp giảng dạy hiện đạị Nhà trường cần tiếp tục đầu tư phương tiện, thiết bị kỹ thuật cho từng bộ môn, nhất là những chuyên ngành kỹ thuật, khắc phục tình trạng phương tiện kỹ thuật của trường lạc hậu hơn của bệnh viện. Tăng cường giới thiệu mô hình phương tiện kỹ thuật mới, tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên đi tham quan những mô hình kỹ thuật chăm sóc sức khoẻ hiện đại của các bệnh viện Trung ương và của nước ngoàị Đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tế quan sát những mô hình máy móc, kỹ thuật hiện đại để sau khi ra trường về các cơ sở khám chữa bệnh họ không bị bỡ ngỡ, không bị tụt hậu so với yêu cầu công việc đề rạ Để thực hiện được điều đó, nhà trường cần đi trước một bước, nắm bắt những thành tựu khoa học kỹ thuật mới ứng dụng trong y học, đồng thời có phương hướng hợp tác chặt chẽ với các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh, tạo ra những cán bộ “mũi nhọn” thường xuyên trao đổi thông tin, tìm hiểu nhu cầu của các cơ sở khám chữa bệnh - nơi sử dụng các KTV y tế. Từ đó có biện pháp thường xuyên nâng cao kiến thức và tay nghề thực hành cho họ. Sau những đợt thực tập, thực tế tốt nghiệp của từng khoá, việc tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm những việc đã đạt và chưa đạt được, nhất là những khó khăn sinh viên gặp phải khi thực hành tay nghề là rất cần thiết. Qua đó, lãnh đạo nhà trường cùng trưởng các bộ môn, phòng ban liên quan tới đào tạo KTV, cũng như sinh viên các khoá sau sớm nhận biết những khó khăn thường gặp phải khi đi thực tập, thực tế để khắc phục.
Nhà trường cũng cần tiếp tục đầu tư cho thư viện, cả thư viện mở, thư viện mượn và thư viện điện tử. Đồng thời tăng cường giám sát, bảo dưỡng những phương tiện được trang bị và kịp thời bảo dưỡng những trang thiết bị kỹ thuật hỏng hóc... Trong lĩnh vực mua sắm trang thiết bị, để tiết kiệm tránh lãng phí cho nhà trường, cần mua sắm những phương tiện, thiết bị chất lượng tốt. Tránh tình trạng chung hiện nay là, ngân sách của Nhà nước đầu tư cho việc mua sắm trang thiết bị giảng dạy lên tới hàng nghìn tỷ đồng mà sinh viên vẫn không có để học, do mua phải hàng kém chất lượng. Đối với các loại báo, tạp chí, thư viện nên thực hiện chế độ lưu lại theo chủng loại báo,
tạp chí hàng tháng, hàng năm. Việc này rất có ích cho việc tra cứu của cán bộ và sinh viên khi cần trong học tập, nghiên cứụ Thư viện mở của trường có thể tiến tới lắp đặt camera kết nối với máy vi tính nhằm tăng cường biện pháp quản lý tài liệu của thư viện. Thực hiện được việc này góp phần khắc phục tình trạng sách, báo, tạp chí bị mất hoặc bị xé mất trang, đồng thời giúp cho cán bộ thư viện quản lý hoạt động của thư viện một cách có hiệu quả nhất. Những thay đổi này rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khoa học tăng lên của mỗi cán bộ và sinh viên. Điều đó cũng phù hợp với phương hướng của nhà trường trong việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong thời gian trước mắt và những năm tớị Nhà trường chủ trương, mỗi năm, triển khai nghiên cứu từ 20 đề tài trở lên và đảm bảo một phần kinh phí cho các đề tài nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện để sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, phấn đấu mỗi chuyên ngành hệ cao đẳng có ít nhất một đề tài/1 năm; chuẩn bị các điều kiện để sinh viên trong trường, đặc biệt các chuyên ngành kỹ thuật tham gia Hội thi "Tuổi trẻ sáng tạo của các trường đại học y"; tổ chức thực hiện các chương trình, đề tài, dự án ứng dụng khoa học, công nghệ vào phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân [12, tr.16].
Công tác nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ trọng tâm không thể thiếu của nhà trường. Nó góp phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạọ Muốn cho công tác nghiên cứu khoa học thật sự có hiệu quả, nhà trường cần có những định hướng và quy định cụ thể về chế độ và trách nhiệm của cán bộ giảng viên trong nghiên cứu khoa học; có hướng dẫn cụ thể về quy trình, phương pháp tiến hành một đề tài nghiên cứu; có định hướng chỉ đạo để việc nghiên cứu khoa học có tác dụng nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, nâng cao trình độ của người nghiên cứu; tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật đảm bảo tính khách quan, khoa học đối với những đề tài của cả cán bộ giảng viên và sinh viên; khuyến khích tạo điều kiện để cán bộ giảng viên tham gia hoặc có sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Bởi vì, nghiên cứu
khoa học là một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học trong từng bài giảng, từng môn học và hoạt động này cũng giúp cho sinh viên học tập và rèn luyện tốt hơn. Do vậy, nhà trường cần khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo, tìm tòi, rèn luyện kỹ năng và tính kiên trì, góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp học của sinh viên một cách tích cực và hiệu quả.
Trong thời gian tới, với những định hướng trên, các bộ môn có thể phối hợp với các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, phòng Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế của trường có kế hoạch tập huấn cho các sinh viên phương pháp, quy trình thực hiện một đề tài khoa học. Qua đó có thể phát huy tính trí tuệ, năng động, sáng tạo, tập dượt cho các em trong công tác nàỵ
Để nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt đào tạo chuyên môn về kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành tay nghề cho các KTV trong bối cảnh khoa học và công nghệ được ứng dụng vào y học trong học tập và khám chữa bệnh nhằm hiện đại hoá ngành y tế, nhà trường cần tiếp tục đầu tư, xây dựng các phòng học lý thuyết hiện đại trang thiết bị cho thư viện, các labo thực hành, khu tiền lâm sàng... Các phòng thực hành cần được đầu tư các trang thiết bị ngày càng hiện đại và củng cố mối quan hệ chặt chẽ với các bệnh viện nhất là các bệnh viện thực hành truyền thống của trường. Nhà trường cũng cần tiếp tục đầu tư xây dựng các phòng học tại bệnh viện, các cơ sở thực tập cộng đồng.
Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân và dạy - học thực hành của cán bộ và sinh viên, năm 2002, Phòng khám bệnh đa khoa của Trường được thành lập và đưa vào hoạt động từ tháng 3/2003. Với đội ngũ y, bác sĩ có trình độ và hệ thống trang thiết bị khám chữa bệnh khá hiện đạị Từ tháng 4/2003 đến tháng 6/2005, phòng khám đã khám bệnh cho 41.457 lượt người, bao gồm 1.366 lượt người khám bảo hiểm y tế, đồng thời miễn 20% tiền khám bảo hiểm cho cán bộ, viên chức nhà trường [51, tr.6]. Chất lượng
khám, chữa bệnh được nâng cao, bệnh nhân tin tưởng và dư luận xã hội đánh giá caọ Lưu lượng bệnh nhân đến khám đông, những tháng cuối năm bình quân hơn 100 bệnh nhân/ngày, số lượng cơ quan, nhà máy, xí nghiệp đăng ký khám sức khoẻ tăng. Từ tháng 8/2005 đến tháng 7/2006, phòng khám bệnh đã khám cho 30.791 lượt người, trong đó 939 người khám bảo hiểm, 5.100 khám sức khoẻ định kỳ, 24.752 bệnh nhân. Đến nay, lưu lượng bệnh nhân tại Phòng khám khoảng 3.063 lượt người khám bệnh/tháng [52, tr.10]. Trong thời gian tới, nhà trường tiếp tục đầu tư với những bổ sung trang thiết bị mới cho phòng khám bệnh và các phòng thực hành của các bộ môn. Những trang thiết bị đó, có thể nói là hiện đại vào bậc nhất khu vực Hải Dương, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và phục vụ việc khám chữa bệnh của nhân dân. Đồng thời, lưu lượng bệnh nhân ngày càng đông, sinh viên tham gia cùng các thày cô giáo, các chuyên gia y tế trong việc xử lý các tình huống cụ thể trong công tác khám chữa bệnh sẽ có điều kiện tập dượt cả về tay nghề và hành vi ứng xử đối với bệnh nhân và đồng nghiệp. Nhà trường cần sớm thực hiện dự án nâng cấp Phòng khám bệnh đa khoa thành Bệnh viện thực hành của trường. Đồng thời với việc tiếp tục đầu tư những trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sỹ, KTV dày dạn kinh nghiệm, có tay nghề cao, phẩm chất tốt cho Phòng khám, những cán bộ viên chức này sẽ góp thêm những tấm gương mẫu mực cho sinh viên học tập noi theọ
Bên cạnh sự đầu tư cơ sở vật chất cho học tập, điều quan trọng không kém là lo cho sinh viên về chỗ ở. Đối với sinh viên, cần tạo điều kiện cho các em có chỗ ở tiện lợi, có môi trường sống, học tập lành mạnh, đảm bảo an ninh trật tự, để các em yên tâm học tập, rèn luyện. Đó là điều kiện quan trọng để các em có kết quả học tập và rèn luyện tốt. Nhà trường đã và đang tiếp tục cải tạo khu KTX hiện có, thực hiện dự án xây dựng, cải tạo, mở rộng trường, triển khai xây dựng nhà KTX mớị
Khi xây dựng KTX mới, nhà trường cần tính đến những vấn đề làm sao để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong học tập đồng thời phù hợp với
tâm lý của tuổi thanh niên. KTX thường là nơi tập trung đông người, do vậy để những sinh hoạt chung không ảnh hưởng đến việc học tập các thành viên khác, trong KTX cần có phòng tự học, có thể có phòng khách chung cho một số phòng gần nhaụ
Cùng với việc chăm lo chỗ ở, công tác quy hoạch, xây dựng cần lưu ý đến xây dựng khu vui chơi như sân vận động, hội trường để tổ chức những hoạt động giao lưu lớn. Đồng thời tiếp tục duy trì hoạt động của nhà đa chức năng, tạo điều kiện cho mọi ếninh viên trong trường có cơ hội tham gia các hoạt động trên mọi lĩnh vực. Ngoài học tập chuyên môn, ngoại ngữ, tin học , Hội sinh viên, Đoàn thanh niên trường và các chi đoàn cần phối kết hợp chặt chẽ với nhau, tổ chức các hoạt động đoàn thể, có thể mở các câu lạc bộ như: CLB nghiên cứu khoa học, CLB Hiến máu nhân đạo, CLB chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và mở lớp học vũ quốc tế giúp các em thêm tự tin trong các buổi giao lưu ngoại khoá.
Trên cơ sở đó góp phần gây hiệu ứng tốt cho sinh viên trong việc học chuyên môn và nâng cao đời sống tinh thần, cuốn hút các em vào những hoạt động tập thể lành mạnh tạo đà cho việc học tập và rèn luyện mọi mặt của các em tốt hơn. Phát huy những thành tựu đã đạt được đồng thời thực hiện được những điều trên, sinh viên sẽ có môi trường, không gian để các em học tập, rèn luyện về các mặt, hạn chế những tác động tiêu cực từ cơ chế thị trường; gia đình mỗi sinh viên yên tâm gửi gắm con em mình nơi nhà trường. Nhiều năm qua, nhà trường duy trì tốt mối quan hệ với gia đình và sinh viên, từ đó giúp các em tăng cường tình đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập và đời sống hàng ngày, giúp nhau không mắc vào các tệ nạn xã hộị Sự quan tâm của gia đình, nhà trường và nơi cư trú đối với những sinh viên trọ học ngoài khu dân cư cũng góp phần duy trì nề nếp học tập, kịp thời tháo gỡ những khó khăn các em gặp phải trong học tập và đời sống.
Một trong những biện pháp để đạt được những thành tựu trên là nhà trường đã thực hiện tốt quy chế dân chủ và công khai minh bạch trong mọi lĩnh vực: tài chính; mua sắm vật tư, trang thiết bị; xây dựng cơ bản và tổ chức
cán bộ; siết chặt kỷ cương, nề nếp, thưởng phạt nghiêm minh; tăng cường quản lý sinh viên. Lãnh đạo nhà trường hàng tháng đều tham gia giao ban với cán bộ các lớp, giải đáp những ý kiến, vướng mắc của sinh viên và cán bộ, viên chức trong trường qua giờ chào cờ và buổi họp cơ quan đầu tháng. Hàng tuần, giáo viên chủ nhiệm khối giao ban với sinh viên; trưởng phòng Công tác sinh viên, trưởng phòng Hành chính - tổng hợp, bí thư Đoàn thanh niên, chủ tịch Hội sinh viên giao ban với ban cán sự các lớp và đội thanh niên tự quản, đội xung kích, qua đó, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và giải quyết những nguyện vọng chính đáng của các em. Trong đó, nhà trường chỉ đạo các phòng ban, bộ môn giải quyết những khó khăn các em gặp phải và đặc biệt ưu tiên giải quyết những vấn đề liên quan đến học tập, điều kiện vật chất trong sinh hoạt hàng ngày của các em.
Một khó khăn nữa đối với việc học tập của sinh viên nhà trường đó là vấn đề thiếu giảng đường. Số phòng học lý thuyết đã được xây dựng thêm, hiện nay là 28 phòng, trong đó có 6 phòng học mới xây dựng thêm được trang bị những phương tiện hiện đại, đã bước đầu đáp ứng được lưu lượng sinh viên ngày một tăng. Từ năm học 2006 - 2007, nhà trường đào tạo thêm 03 chuyên ngành mới: Xét nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, xét nghiệm độc chất học và dinh dưỡng - tiết chế. Nhà trường đã xây dựng xong đề án: "Đầu tư mua sắm trang thiết bị cho 03 labo Xét nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, Xét nghiệm độc chất học và Dinh dưỡng - tiết chế” trình Bộ Y tế phê duyệt. Thực hiện thêm Đề án này, trang thiết bị thực hành cho sinh viên sẽ được trang bị thêm góp phần giúp nhà trường khắc phục tình trạng thiếu trang thiết bị cho cả học lý thuyết và học thực hành. Để khắc phục tình trạng thiếu giảng đường cho việc học lý thuyết và thực hành, nhà trường được chính quyền địa phương tạo điều kiện cấp đất xây dựng. Ngày 17/9/2003, UBND tỉnh Hải Dương ra Quyết định giao đất để xây dựng, cải tạo, mở rộng trường. Đồng thời, nhà trường đưa ra những biện pháp như, giảng ghép lớp, điều chuyển một số giờ lý thuyết sang giảng thực hành và lâm sàng; động
viên cán bộ giảng viên làm tăng giờ, giảng vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật [52, tr.2].
Song do những hạn chế về giảng đường, giảng viên phải thực hiện việc giảng ghép lớp với số lượng sinh viên đông, phòng học rộng, ngày giờ làm việc tăng, nên sức khoẻ của cán bộ giảng viên bị ảnh hưởng. Cùng với những phương tiện hỗ trợ như máy chiếu Overhead, nhà trường cần trang bị thêm cho các phòng học lớn có số lượng sinh viên đông có phương tiện hỗ trợ như: micro, powerpoint để giảng viên thuận lợi trong việc truyền thông tin cho tất cả sinh viên trong lớp và góp phần làm phong phú cho từng bài giảng. Cũng do những hạn chế về giảng đường, cán bộ phục vụ phòng giảng viên rất khó khăn trong việc xếp giảng đường cho phù hợp với từng đối tượng; giáo vụ các bộ môn cũng gặp những khó khăn nhất định khi lên lịch giảng của bộ môn mình, nhất là vào dịp cuối năm các bộ môn đều muốn chạy giờ. Khắc phục