Biểu hiện cái tơi trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tứ thơ và cái tôi trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh (Trang 69)

Chƣơng 3 : CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ HỮU THỈNH

3.2 Biểu hiện cái tơi trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh

3.2.1 Cái tôi trách nhiệm với Tổ quốc

Hữu Thỉnh sinh ra và lớn lên trong những ngày tháng đất nước là chiến tranh bom đạn. Bởi thế, cũng như muôn vàn những người thanh niên khác cùng thời, ông đã sớm tham gia vào hàng ngũ những người lính chiến đấu cho Tổ quốc. Từ những năm tháng gian khổ, trải qua những bom đạn hy sinh, người chiến sĩ làm thơ tìm đến với cảm hứng về Tổ quốc và nhân dân. Đất nước, dân tộc trong thơ Hữu Thỉnh là một hình ảnh anh dũng, kiên cường. Nhân dân trong thơ ông là những con người giản dị đầy sự hi sinh. Những vần thơ của ơng viết về thời kì này mang cảm hứng chung của thời kì cách mạng, tất cả vì tiền tuyến, khích lệ ý chí và tinh thần yêu nước của nhân dân để chiến đấu giành lấy độc lập tự do. Lợi ích của cái tơi cá nhân và lợi ích của dân tộc được hịa thành một khối tồn vẹn.

Những con người sống trong những năm tháng chiến tranh là những người lính giản dị, mộc mạc nhưng lại biết bao ân tình. Đó là tình cảm chân thành, chia sẻ và cảm thông cùng với những niềm lạc quan, yêu đời, yêu người tha thiết.

Cái tôi của Hữu Thỉnh được thể hiện ở tinh thần quyết tâm đánh giặc, niềm tin và lạc quan vào tương lai, với những người đồng đội luôn sát cánh:

Năm anh em trên một chiếc xe tăng, Như năm bông hoa nở cùng một cội, Như năm ngón tay trên một bàn tay, Ðã xung trận cả năm người như một.

(Trên chiếc xe tăng)

Những người lính đến từ những miền đất khác nhau, nhưng đã cùng đến đây, cùng chung chiến tuyến, cùng là một đội, gắn bó khăng khít, cùng

hồn thành một nhiệm vụ chung cao cả, thiêng liêng của Tổ quốc. Điều đó đã làm nên hào khí, sự quyết tâm mạnh mẽ của người chiến sĩ. Ở họ khơng có sự lo lắng về cái chết, khơng có nỗi buồn nhớ về hậu phương mà là những trái tim hòa nhịp tràn đầy trách nhiệm:

Một ý chí bay ra đầu ngọn súng, Một niềm tin nghiến nát mọi quân thù

Trách nhiệm của họ chính là tiêu diệt quân thù, là tấm lá cờ đỏ thắm treo trên tháp, niềm tự hào dân tộc, bất chấp hiểm nguy mà hi sinh đời mình. Vì ở bên họ cịn có mn vàn những người đồng đội, những người đứng sát bên chiến đấu cùng họ. Chúng ta lại bất giác nhớ đến những vần thơ của Thanh Thảo “ Chúng tơi đã đi khơng tiếc đời mình/… nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì cịn chi Tổ quốc”. Đó là tâm thế chung của những người lính thời kì kháng chiến.

Tinh thần lạc quan của người lính, cái tơi vượt mọi khó khăn nhờ tinh thần lạc quan, khát khao cống hiến còn được thể hiện một cách rất giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất thật thà:

Anh vịn vào tiếng hát vượt gian lao

Những năm Trường Sơn bạn bè trong trẻo quá

(Tiếng hát trong rừng)

Cái tôi chung của những năm tháng kháng chiến còn gắn liền với cái ta chung của Tổ quốc, nhân dân. Bởi vậy mà trong chính cuộc sống riêng tư, tình yêu của mình, cái tơi ấy cũng hịa mình vào nhịp chung của dân tộc.

Người lính có tình u của mình, nhưng tình u ấy, tình yêu với nhân vật em cũng gắn liền với những năm tháng chiến trận gian nan:

Con đường chỉ một con đường thơi

Anh khơng ngại phong thư có những dịng dang dở Anh không ngại đỉnh đèo những thân cây gục đổ

Anh khơng ngại nghìn hơm chẳng được thấy em Trong cuộc chiến tranh này

Đừng để ngượng với nhau khi gặp mặt...

(Ý nghĩ khơng vần)

Tình u ấy cũng đã hịa mình vào cuộc chiến đấu của dân tộc. Người con trai “trước em, anh vụng về” nhưng khi đứng trên chiến trường “lại thành ra khôn khéo”. Cuộc chiến tranh khốc liệt đã đem lại sự trưởng thành cho mỗi người lính. Họ để lại những sự trẻ con của mình, để lại những hạnh phúc riêng tư để gánh lên mình phần trách nhiệm nặng nề Tổ quốc giao cho. Tuy nhiên, khơng phải người lính gạt bỏ những tình cảm riêng tư ấy khỏi bản thân mà thay vào đó, họ đưa những tình cảm thiêng liêng ấy thành sức mạnh để càng thêm vững chãi trên con đường chiến đấu gian lao.

Có thể nói, sự gần gũi và hấp dẫn của thơ Hữu Thỉnh thời chiến là “sự hịa quyện giữa cái tơi, cái ta và đồng đội, giữa khung cảnh chiến trường, thao trường và lý tưởng chiến đấu, giữa những tình cảm đời thường và chất cao cả của người lính cụ Hồ” [24, 42]

Hịa bình lập lại, những người lính trở lại sau những năm tháng gắn bó

với “những khu rừng và bom đạn”, bây giờ trở về với “căn nhà đất, ánh đèn cuối xóm”. Người lính sau những năm tháng chiến đấu hào hùng, gian khổ bây giờ trở về với cuộc sống đời thường, vật lộn với những ngày tháng mưu sinh. Thời gian của quá khứ hào hùng đã khép lại, mở ra một chân trời mới cho cuộc sống của người lính:

Bạn đã tập đi nghiêm, bạn đã tập đi đều

Và tập hát

Và bây giờ âu yếm giục trâu đi

Hình ảnh người lính khơng chỉ là những con người cầm chắc trên tay khẩu súng mà còn là một màu xanh của con người lao động. Đó là hình ảnh “phút giải lao của đồng chí gỡ mìn”, một anh bộ đội cơng binh nghỉ ngơi sau những phút giây chiến đấu giữa ranh giới của sự sống và cái chết chỉ “nằm dưới đầu kim hỏa mỏng như hơi”. Anh phải chiến đấu với những quả mìn ln ln thường trực “ném đi những bức điện màu đen”. Phút giải lao của người lính ấy thật ngắn ngủi nhưng cũng thật bình yên và vinh quang. Họ vẫn đang thực hiện nghĩa vụ của mình, một cơng việc cao cả, nhưng thay bảo vệ Tổ quốc trước bóng quân thù xâm lược, họ bảo vệ cho cuộc sống an bình của nhân dân trong chính sinh hoạt hàng ngày. Đó là “cánh én cho mùa xuân”, là nhũng gì đẹp đẽ và đáng trân trọng nhất:

Đất mới thật là đất sau lưng anh Cỏ mới thật là cỏ sau lưng anh Anh dọn bữa tiệc xanh

Gọi đàn bê tung vó

Đất cứ thế tự do, cứ vì người chăm bẵm Trong âm âm điệp khúc máy cày

(Phút giải lao của đồng chí gỡ mìn)

Bên cạnh màu áo xanh của người lính gỡ mìn, cịn là hình ảnh của người lính thủy. Người lính giữa thời bình, mang trên mình vũ khí là “bộ đồ lặn tám mươi cân”, “chiếc bình hơi” để đối chọi với kẻ thù có sức mạnh vơ biên, đó là “xốy lũ sơng Hồng – Đám bùn nhão dưới năm mươi thước nước”. Người lính phải từng giây từng phút chiến đấu với sự bủa vây của địch, với cái chết luôn nhăm nhe cận kề:

Dưới năm mươi thước nước sơng Hồng Sóng nặng trĩu thét gào trên mạch máu Huyết áp tăng

Trí nhớ bồng bềnh

Anh tĩnh trí giữa bao nhiêu hỗn loạn Sơng đặc quánh mỗi lần anh lặn xuống Những trận thác rừng vỡ ngủ bồng bềnh sôi

(Thợ lặn cầu Thăng Long)

Cho dù là giữa thời bình hay thời chiến, đã khốc trên mình màu áo lính, người lính ln mang trên mình trách nhiệm và cả sự nguy hiểm. Ranh giới giữa sự sống và cái chết luôn mỏng manh, chỉ cần một chút lơ là, ranh giới ấy sẽ hoàn toàn bị phá vỡ.

Đối với những nhà thơ đã từng trải qua chiến tranh như Hữu Thỉnh, cái tơi người lính có lẽ là một điều khơng thể thiếu. Đó là một thời kì đáng nhớ của dân tộc, nơi mọi con người có cùng chung ý chí, sơi sục quyết tâm hướng về Tổ quốc. Và cho tới khi đất nước hịa bình, cái tơi trách nhiệm ấy vẫn còn tồn tại như một phần máu thịt trong mỗi con người.

3.2.2 Cái tôi nhạy cảm, tinh tế

“Một cái tơi trữ tình phong phú là hịn đá nam châm nhạy bén ln biết hút về phía mình sự giàu có của cuộc đời, là một viên kim cương nhiều mặt, mỗi mặt đều ánh lên màu sắc. Một cái tơi trữ tình phong phú cũng là một cái

tơi ln biết hồi sinh, chín lại trên mỗi chặng đường” [20,112] Là một nhà

thơ từng trải qua biết bao biến động của xã hội, chiêm nghiệm biết bao triết lý của cuộc sống, cái tôi của Hữu Thỉnh hiện lên trong thơ là một cái tôi nhạy cảm, tinh tế, biết rung động trước những biến chuyển của cuộc đời, đặc biệt là mạnh về trực giác.

Đến với mùa thu, các nhà thơ hay nói tới những cơn gió heo may, những hàng liễu rủ buồn, … còn với Hữu Thỉnh, trong Sang thu, ông lại phát hiện ra một mùi hương quen thuộc với những vùng đất nông thôn: hương ổi.

Khơng chỉ vậy, đó cịn là những sự vật vẫn còn mờ nhạt, mơ hồ: đám mây, dịng sơng, … Có lẽ, phải có một cảm xúc tinh tế, nhạy cảm, sự quan sát tinh tường, nhà thơ mới viết được những dòng thơ như vậy.

Thiên nhiên dưới con mắt của nhà thơ ln có mơt sự chuyển biến, một cảm nhận rất riêng:

Gió thổi dài ẩm ướt về khuya Con sóng nói nhịp chèo cũng nói Đêm giáp ranh có cái gì đầm đậm Ở đầu mơi, ở trong tóc, khắp làn da

….

Chúng tơi đi cịn tần ngần, ngoái lại

Chỉ thấy vầng trăng cuối tháng mới quăng lên Chúng tôi đi với một niềm tin

Vầng trăng ấy chở chúng tôi cập bến.

(Chuyến đò đêm giáp ranh).

Những câu thơ mang theo một sự lãng mạn, một tâm hồn rung động của những người lính thanh niên trẻ trung, u đời nhưng khơng hề bi lụy mà tràn ngập niềm tin hướng tới tương lai. Họ ở đó trong đêm, kề cận với hiểm nguy ln rình rập nhưng trong lịng vẫn mãi bùng cháy niềm tin về Tổ quốc, tương lai. Vầng trăng đẹp đẽ kia sẽ đưa họ đến bến, đến với bến bờ lý tưởng, tới nơi bên bờ của cuộc đấu tranh. Đó có thể là vầng trăng hịa bình, trọn vẹn

Đó là những phút giây nhạy cảm, rung động khi nghe tiếng hát trong rừng Trường Sơn giữa lúc "ngổn ngang đường đất còn cháy khét":

Nhạc ở trong đàn, đàn có gì đâu

Rừng bỗng chao nghiêng trước sợi dây mỏng manh Người bỗng bồn chồn tốt tươi náo động

Tay vẫn tay mình mà tưởng nắm tay ai

Tưởng chừng như bom đạn chiến tranh sẽ làm cho con người trở nên chai sạn, khô cằn trong tâm hồn. Nhưng với những người lính như Hữu Thỉnh thì khơng như vậy. Ông cảm động trước tiếng hát giữa rừng già, tiếng hát vang lên mỏng manh nhưng đầy rung động. Đó là cảm xúc có lẽ chỉ những người yêu nghệ thuật, có tâm hồn khát khao nghệ thuật mới có thể cảm nhận được một cách tinh tế đến vậy. Để trái tim người nghệ sĩ luôn sẵn sàng rung lên, làm cho cuộc chiến tranh bớt đi phần tàn khốc:

Mưa bão liên miên, giặc giã cũng liên miên Ta nhạy cảm với trái tim chiến sĩ

Cuộc chiến đấu nên thơ mà cũng khe khắt thế Để sống một nghìn năm, ta gắng vượt một ngày

(Đêm chuẩn bị)

Cái tơi mang cảm xúc tinh tế ấy cịn được thể hiện trong cảm nhận về thời gian:

Gió sao là lạ. Mây khang khác Không hiểu. Hay là nhịp cuối năm Hơm qua thì tiếc. Mai thì sợ

Tuột cương trăng cũ lại sang rằm

(Năm đi)

Cảm nhận về sự chảy trơi của thời gian có lẽ khơng có gì là mới mẻ. Biết bao nhiêu nhà thơ đã có cảm nhận về thời gian với sự tiếc nuối từ đó khát khao mãnh liệt như Xuân Diệu:"Ta bấu răng vào da thịt của đời/ Ngoàm sự sống để làm êm đói khát", hay như Xuân Quỳnh: “Cuộc đời tuy dài thế. Năm tháng vẫn đi qua.” Với Hữu Thỉnh, ông cảm nhận từ sự biến chuyển tinh tế của đất trời. Nếu khơng có óc quan sát, sự chú ý để tâm đến vạn vật, liệu những dấu hiệu chuyển đổi thời tiết mơ hồ kia sao có thể được nhìn thấy. Nhận ra sự thay đổi đó, nhà thơ đã mang trong mình một cảm giác ngỡ ngàng

nhưng đầy khó hiểu trong nội tâm. Thời gian thì cứ trơi, con người vẫn ln nuối tiếc q khứ và lo sợ trước tương lai. Nhưng cho dù con người có mãi trong vịng luẩn quẩn ấy thì thời gian vẫn “tuột cương” để tiếp tục ra đi không dừng lại.

Qua từng sự cảm nhận tinh tế về sự vật, Hữu Thỉnh còn bộc lộ một tâm hồn : dễ xúc động, dễ mủi lòng, yêu người, thương người chân thành. Tất cả nói lên một trái tim hồn hậu, một tấm lòng từ ái:

Hãy yêu lấy con người Dù trăm cay nghìn đắng

(Lời mẹ)

Với tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc, Hữu Thỉnh đã thể hiện sự tự trách trước sự đa tình của mình:

Cũng tại tơi đa tình Nên bây giờ em khổ Đã biết em cách trở Cớ gì cịn đa mang

(Chiếc vó bè)

Tâm hồn người nghệ sĩ tự cảm nhận được những cảm xúc trong tâm hồn với một trái tim đa sầu đa cảm. Cái “tơi” trữ tình ấy vì nhận ra bi kịch của mình mà đau đớn, tự trách mình.

Nhà thơ cịn dành những tình cảm tinh tế của mình khi viết về mẹ. Nhà thơ viết về mẹ với cuộc sống cơ cực đầy khó nhọc. Ở đó, nhà thơ dành cho mẹ những tình cảm chân thành, sự rung động khơng kì diệu mà khơng phải au cũng thấy được. Đó là tình cảm của một người con biết u thương, biết lo nghĩ và hướng về mẹ:

Mẹ tơi hát nghìn câu có một câu chưa hát Cha tơi gặp trăm điều có một điều chưa gặp Hạnh phúc

Nhà thơ như đã hịa mình và đồng cảm với mẹ, chia sẻ những khao khát thầm kín của người phụ nữ muôn đời vất vả : khát khao hạnh phúc.

Có thể nói, cái tơi của Hữu Thỉnh là một cái tôi đầy nhạy cảm, tâm hồn tinh tế ấy đã cảm nhận được dù là những chuyển biến nhỏ bé nhất của đời sống. Giữa vô vàn hỗn loạn xô bồ, những cảm nhận tinh tế ấy như một điệu nhạc trong trẻo cất lên khiến ta bất giác cảm nhận được những thứ đã vơ tình lãng quên trong cuộc đời.

3.2.3 Cái tôi đầy trăn trở suy tư giữa cuộc đời

Cái tôi triết lý – cái tôi đầy trải nghiệm là nét nổi bật trong thơ ca Hữu Thỉnh. Trước 1975, tính triết lí cịn thấp thống; sau 1975, nó đã hiện hữu thành cái tôi đầy những trăn trở suy tư không thể trộn lẫn trong thơ ông. Sự thay đổi của lịch sử kéo theo sự thay đổi của cảm hứng trữ tình. Cái tơi mang cảm hứng trữ tình chuyển từ tự hào, ngợi ca xuống lắng đọng, suy tư. Vấn đề thế sự, đời tư dần dần được chú ý đến. Các nhà thơ khao khát được bộc bạch, được giãi bày cái tôi bản thể trong dòng cảm xúc phức hợp, đa chiều. Hữu Thỉnh dành rất nhiều góc trong tâm hồn để suy tư, suy ngẫm về cuộc đời mình. Giữa chốn phồn hoa, đơ hội lắm bạn bè và người quen, nhưng nhà thơ luôn trăn trở, suy tư làm cách nào để sống tốt giữa xã hội này:

Thêm một ngày kỉ niệm chưa bị đem bán Thêm một ngaỳ yên tâm nhìn các con Anh cầm đũa và vuốt tóc em

Thêm một ngày bằng bàn tay sạch Thêm một lần đi trên gai

Thêm một ngày được làm người lương thiện

(Một ngày)

Hàng ngày, khi phải chứng kiến cuộc đời trôi qua một cách tiêu cực, cái tôi ấy mang theo sự buồn chán, thất vọng. Và chính bởi vậy, cái tơi ln

khao khát một cuộc sống được làm chính mình, giữ cho mình một chút niềm tin. Đó là những ngày trong sạch, lương thiện, khi chưa phải sống theo cách mà mình vốn căm ghét. Đó là một mong ước thể hiện một sự trăn trở cho biết bao con người sống trong xã hội này, làm sao để sống tốt đẹp như mình vẫn ln noi theo.

Hữu Thỉnh đã dùng chính những suy tư của mình để nói đến cuộc sống tương lai, một sự chuyển biến rõ rệt trong chính con người

Sang thế kỉ với con tàu quá rộng Hoa hồng sang gai nhọn cũng sang

(Sang thế kỉ)

Bước sang một thế kỉ mới, con tàu chở cả nhân loại đang trên đà vận hành. Thế nhưng con tàu đó lại quá rộng, nó giống như chiếc áo khơng vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tứ thơ và cái tôi trữ tình trong thơ Hữu Thỉnh (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)