Chƣơng 2 : TỨ THƠ VÀ CẤU TỨ TRONG THƠ HỮU THỈNH
2.2 Loại hình tứ thơ trong thơ Hữu Thỉnh
2.2.1 Tứ thơ về tình cảm gia đình
Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều về chiến tranh, về cuộc sống nhưng ở đó ln nổi bật hình ảnh những con người gần gũi và thân yêu. Nếu với Xuân Quỳnh, Bằng Việt, ta bắt gặp hình ảnh của người bà quen thuộc với “ổ rơm hồng những trứng”, với mùi khói bếp lam lũ,.. thì với Hữu Thỉnh, ta lại gặp được hình ảnh của người mẹ. Hình tượng người mẹ là một trong nhưng biểu trưng đẹp nhất, sáng chói nhất, tượng trưng sâu sắc nhất về hình tượng Tổ quốc. Người mẹ, một hình tượng có khả năng khái qt được tầm vóc, phẩm chất của Tổ quốc Việt Nam thầm lặng mà mãnh liệt, dịu dàng, thủy chung mà anh dũng, kiên trung, giản dị, đau thương, vất vả mà đôn hậu, hào hùng và tươi thắm vô ngần.
Người mẹ hiện lên trong thơ là những người mẹ quê hiền lành tảo tần như hàng ngàn bà mẹ khác trên khắp miền đất nước:
Mẹ tơi dịng dõi nhà quê
trầu cau từ thuở chưa về làm dâu áo sồi nâu, mấn bùn nâu
trắng trong dải yếm bắc cầu nên duyên
(Con đường của những vì sao - Nguyễn Trọng Tạo)
Trong thơ Hữu Thỉnh, người mẹ là người phụ nữ chịu đầy vất vả lam lũ và khổ cực “Mẹ một mình đi cấy cánh đồng xa/ Mẹ đã đi hết con đường của mẹ” , “Mẹ nhờ khói bếp/ Trời ngắt khói đem đi”, “Ai chèo đị như dáng mẹ ta khom” “Đồng quang bóng mẹ nắng nơi một mình....” Những người mẹ tuy lam lũ, khổ cực như vậy nhưng lại mang một sức mạng tinh thần vô cùng lớn. Đó là những người mẹ anh hùng, khi đất nước cần, sẵn sàng để cho những người con của mình ra trận. Họ nuốt nước mắt vào trong mong con ra trận đánh giành được bình n của Tổ quốc. Đó là một hình ảnh vơ cùng tuyệt vời của những người mẹ Việt Nam.
Khắp ngả đường của những người chiến sĩ đi qua đều có hình bóng của mẹ. Nơi tiền phương, phía trước mặt biết bao chông gai thử thách nhưng người chiến sĩ đã có một niềm tin vơ bờ bởi trong trái tim họ, có người mẹ như ngọn lửa cháy mãi luôn soi sáng, dẫn đường. Tình yêu thương của người mẹ đã hịa vào tình dân tộc, tình q hương. Mẹ đã trở thành người mẹ Đất nước, người mẹ Dân tộc che chở và đùm bọc cho những đứa con đang ngày đêm đối diện với giặc thù. Phía sau lưng, nơi quê nhà yêu dấu, mẹ là hậu phương vững chắc nâng bước chân cho người chiến sĩ vượt qua mọi gian lao. Có sức mạnh nào lớn hơn lịng mẹ, có tình u thương nào trải khắp các vùng đạn bom như tình yêu thương của mẹ. Người chiến sĩ trong những lúc gian nguy nhất, đau đớn nhất lại tìm được điểm tựa vững chắc về tinh thần. Họ
như quên đi những thương tích trên cơ thể khi nhớ về mẹ, nhớ về ngôi nhà xưa của mẹ, về dáng hình người mẹ già đang ngày đêm ngồi dõi theo mỗi bước đi của những đứa con:
Mẹ là người chúng con nhớ nhất Đất nước ngày có giặc
Mẹ vẫn đỏ miếng trầu
Ấm một vùng tin cậy phía sau
(Sức bền của đất - Hữu Thỉnh)
Với người lính, người mẹ chính là hình ảnh của q nhà, của những gì thân thương gần gũi nhất. Bởi vậy, họ dành cho mẹ những tình cảm nồng ấm
và chứa chan. Trong bài thơ Ngôi nhà của mẹ, tứ thơ được chọn làm điểm
tựa cho sự vận động của cả bài đó là hình ảnh ngơi nhà. Ngơi nhà là hình ảnh gợi cảm hứng, điểm bắt đầu cho toàn bộ tác phẩm. Người lính trên đường hành quân xa ln mang trong mình nỗi nhớ thương khơng ngi về mẹ, về quê hương. Nỗi nhớ ấy ln đau đáu trong lịng và cuối cùng đã vỡ òa, trở thành cám hứng để sáng tác khi nhà thơ quay trở lại với ngôi nhà thân thuộc của mình, nơi đầy ắp bóng hình của mẹ :
Xin mẹ lại cho con bắt đầu đi gánh nước gánh bao nhiêu trong mát để dành
xin mẹ lại cho con nấu bữa cơm mà khơng cần giấu khói để con được cảm ơn ngọn lửa nhà ta
ngọn lửa biết thay con tìm lời an ủi mẹ.
Người mẹ là “chiếc hầm trú ẩn”, là “bến đỗ yên bình” cho những người con xa quê hương. Sống trong chiến tranh, đến bữa cơm cũng phải nấu trong sự giấu giếm, phải dùng bếp Hoàng Cầm để che giấu làn khói trước quân địch, người con lúc này lại cảm thấy hạnh phúc làm sao khi được về với mẹ, về với ngọn lửa của gia đình, của sự bình yên. Và chính những điều hạnh
phúc ấy, những mơ ước mong mỏi khi được về đồn tụ với gia đình đã làm cho người con cầm vững tay súng chiến đấu, để tới một ngày hịa bình lập lại, người con sẽ trở về với cuộc sống bình n bên gia đình:
Nhưng với một người lính như con Muốn gặp mẹ phải vượt lên phía trước Phải lách qua từng bước hiểm nghèo
……..
Ngôi nhà mẹ là chiếc ga bé nhỏ
Chúng con đến và đi trong suốt cuộc đời mình.
Ngơi nhà hay chính là người mẹ nơi bình yên và vững chắc nhất, là nơi sân ga n bình ln chờ đón những người con trong suốt cuộc đời. Đó là một sự hi sinh cao cả của cuộc đời mẹ, dành tuổi xuân để chăm sóc những người con, dành những năm tháng mòn mỏi nửa đời còn lại để mong ngóng những đứa con bình an trở về qua mỗi chuyến đi xa.
Một tứ thơ nổi bật khác của Hữu Thỉnh khi viết về mẹ là bài thơ Ngọn
khói. Đây là một cách viết quen thuộc ta đã gặp trong bài Tiếng gà trưa, âm thanh tiếng gà chính là tứ thơ vang vọng sắp cả bài, gợi lên cả thời quá khứ bình yên đẹp đẽ, tình yêu thương của người bà dành cho cháu đầy giản dị, chân thành. Ở bài thơ Ngọn khói, hình ảnh trở đi trở lại và xuyên suốt tác
phẩm, gợi cảm hứng cho sáng tác của nhà thơ chính là những ngọn khói. Đó là khói của bữa cơm chiều tỏa lên từ những mái nhà tranh, đó là mùi khói của rơm rạ đặc trưng cho những làng quê, của mỗi căn bếp rơm do những người mẹ người bà đốt lên đầy mùi bùn đất cỏ cháy:
Sao tôi cứ lan man cùng khói ấy Mẹ nhóm lên nghi ngút mé đồi Bùn đất, cỏ khô ngùn ngụt cháy Cả mùa đơng tìm đến sưởi cùng tơi
Ngọn khói ấy hiện lên trong tâm trí của nhà thơ với một nỗi nhớ nhung tràn ngập. Ngọn khói ấy gắn vương vấn gắn với cuộc đời của nhà thơ, với hình ảnh người mẹ tần tảo được lặp đi lặp lại bên mé đồi cỏ cháy, với những đắng cay trong suốt cuộc đời đã phải trải qua. Ngọn khói như từ miền kí ức xa xưa bỗng xuyên qua thời gian để bây giờ hiện hữu vấn vương trong tâm trí của tác giả, đề rồi bồi hồi nhớ về những năm tháng bên làng quê nghèo. Bài thơ mang đậm nỗi buồn, sự cô đơn, chơi vơi của tâm hồn trước những ngày tháng quá khứ đã xa, với những gì yêu thương nhất đặc biệt là với người mẹ.
Hình ảnh người mẹ hiện lên xuyên suốt trong các tác phẩm của ông đều mang những nét truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Câu ca, lời ru ngọt ngào mà êm đềm cất lên từ làn môi mẹ, những đứa con lớn lên từ đó. Để rồi, khi đất nước có chiến tranh, mẹ khơng tiếc những “khúc ruột mềm”, sẵn sàng động viên những đứa con đi ra tiền tuyến đánh giặc. Nhiều người mẹ đã hi sinh đứa con của mình, tất cả vì Tổ quốc, để những người mẹ đó trở thành người mẹ của nhân dân, của đất nước:
Chúng tôi biết ơn bà mẹ nghèo làng Gióng Đã ni con lam lũ nhọc nhằn
...Mẹ ngồi đó đêm mưa ngày nắng Mẹ ngồi đó một thời bom đạn
(Trường ca sư đoàn - Nguyễn Đức Mậu)
Người mẹ trong thơ của Hữu Thỉnh là người mẹ nghèo khắc khổ nhưng cũng là người mẹ anh dũng kháng chiến. Cả cuộc đời người mẹ dành trọn cho các con, cho cách mạng. Năm tháng cứ dần trôi qua, bao lớp bom đạn rơi xuống những vùng đất quê hương, người mẹ cứ dần già đi mang theo bao nỗi đau về thể xác và tinh thần, thế nhưng người mẹ vẫn luôn tần tảo, làm hậu phương vững chắc cho con.
Bên cạnh tình cảm về mẹ, tình cảm u thương cịn là những tình cảm chân thành, sự gắn bó máu thịt với người chị, người em, người anh những con người ở hậu phương, ngày đêm lặng lẽ theo sát, ủng hộ người lính trên con đường hành quân. Người mẹ ruột thịt chờ mong tin con ở nơi phương xa, người mẹ nơi dừng chân bên đường cưu mang từng bữa ăn giấc ngủ. Tình cảm thương yêu ấy chính là tình cảm gắn bó của người lính với nhân dân, với đất nước:
Mẹ ta ốm, húp bát canh rau dệu
Chị ta hay ngồi khóc dưới bếp một mình Em ta ngủ hầm, sinh thấp khớp
(Đêm chuẩn bị)
Viết về người anh, Hữu Thỉnh đã dành cho người anh của mình những vần thơ đầy cảm động trong Phan Thiết có anh tơi. Bài thơ nổi bật lên tứ thơ là hình ảnh người anh với một tâm trạng tiếc thương đau đớn. Sự hi sinh của người anh là nỗi đau nhức nhối trong lịng nhà thơ và cũng chính là điểm tựa để nhà thơ viết nên bài thơ này. Hình ảnh người anh xuyên suốt toàn bộ tác phẩm tạo một cảm giác nhức nhối, ám ảnh đối với tác giả:
Những người lính mở đường đi lấy nước Họ lách qua những cánh đồi tháng chạp Trong đồn người dị dẫm có anh tơi
Trong chiến tranh, biết bao gia đình có người là chiến sĩ. Người anh của tác giả cũng là một người lính, tham gia chiến đấu và hi sinh anh dũng. Đây là một nỗi đau biết bao gia đình đã phải chịu đựng. Cuộc chiến tàn khốc không buông tha cho số phận của bất cứ ai. Người anh tham gia làm nhiệm vụ đã ngã xuống anh dũng ở vùng đất Phan Thiết. Người em đau đớn xót xa bất ngờ trước sự hi sinh của người anh. Họ đã từng trải qua trên cùng một con đường, đã gặp phải những khó khăn như bao người lính khác. Nhưng giờ đây người anh đã khơng cịn nữa:
Em đã qua những cơn sốt anh qua Em đã gặp trận mưa rừng anh gặp Vẫn khơng ngờ có một trưa Phan Thiết Em một mình đứng khóc ở sau xe
Hình ảnh người anh có lẽ cũng là hình ảnh của vơ số những người lính khác. Họ đón nhận cái chết một cách thật bất ngờ, họ hi sinh nơi mặt trận, và nơi họ nằm xuống chính là nhà. Từng vùng đất của Tổ quốc trở thành máu thịt, chia sẻ nỗi đau, ôm trọn những người con anh dũng ấy vào lòng.