Chƣơng 2 : TỨ THƠ VÀ CẤU TỨ TRONG THƠ HỮU THỈNH
2.2 Loại hình tứ thơ trong thơ Hữu Thỉnh
2.2.2 Tứ thơ về tình yêu
Tình u ln là một đề tài mn thuở của thi ca. Từ cổ chí kim, đã có biết bao thi nhân lựa chọn đề tài tình yêu với biết bao cung bậc cảm xúc khác nhau. Ta chìm đắm trong những vần thơ đầy say mê của Xuân Diệu, một trái tim rạo rực tha thiết của Xuân Quỳnh hay bình dị mà chân thành như của Nguyễn Bính. Nhưng với Hữu Thỉnh, tình u của ơng lại mang một màu sắc khác. Ở đó có cảm xúc bâng khuâng e ấp của những ngày tình u chớm nở, có những nhớ nhung quanh quẩn trong tâm trí và những nỗi buồn xa cách ngập trong tim.
Tình yêu trong thơ của Hữu Thỉnh mang một dư vị đằm thắm, dịu dàng mà trong trẻo của buổi ban đầu. Câu chuyện tình yêu thật giản dị mà cũng thật đáng yêu của đôi trai gái được thể hiện qua bài thơ Hai nhà:
Hai nhà lưng dựa vào nhau
Cành xoan bên ấy ngả đầu sang đây Lá sả đấy gội đây say
Ru em bên ấy bên này thiu thiu
Những lời thơ “bên ấy – bên này” làm ta nhớ đến những vần thơ mộc mạc chân thành của Nguyễn Bính viết về tình u:
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn
(Người hàng xóm)
Hay là bài thơ Hương thầm của Phan Thị Thanh Nhàn với tâm sự của đơi tình nhân cịn đang trong những ngày còn e ấp:
Khung cửa sổ hai nhà cuối phố
Chẳng hiểu vì sao khơng khép bao giờ
Tình yêu trong thơ Hữu Thỉnh rất chân thực mà cũng rất giản dị, hồn hậu. Tình u đơi lứa gắn với những câu thơ Kiều đã in sâu vào tâm thức người Việt. Những câu thơ đầy mộc mạc, bình dị ấy trong con tim đang đập những nhịp rộn ràng của đôi lứa lại trở thành nguồn cảm hứng bất tận làm cho chàng trai si tình phải quên đi thời gian của tạo hóa
Mải nghe chênh chếch trăng tà Đầu hồi bên ấy ngả qua bên này
Và trong trái tim của người đang yêu, đó là khao khát hạnh phúc, được bày tỏ tình cảm chân thành với người con gái đặc biệt là thơng qua hình tượng ẩn dụ
Sáng ra nặng trĩu cành cây
Mái lá bên này choàng cả bên kia
Bài thơ như một lời tỏ tình đầy ngọt ngào cho dù còn nhiều ngại ngùng e ấp của thuở ban đầu. Tứ thơ bắt đầu cho cả bài thơ chính là hình ảnh của hai ngơi nhà “lưng dựa vào nhau”. Một hình ảnh rất đời thường, bình dị nhưng nó lại tràn đầy cảm xúc. Từ câu chuyện về hai ngơi nhà, nhà thơ đã viết về tình cảm của chàng trai với nỗi tương tư âm thầm, chân thành và giản dị nhất. Có lẽ phải mang trong mình một trái tim đầy nhạy cảm và lãng mạn, Hữu Thỉnh mới có thể viết nên những vần thơ như vậy.
Không chỉ là những giây phút ngập ngừng buổi ban đầu, tình yêu trong thơ ơng cịn mang theo sự say đắm của tiếng sét ái tình:
Anh đã một lần chạm phải mắt em Chỉ lần ấy mà không sao gỡ nổi Anh như một đôi cánh chuồn chuồn Bị chấm nhựa trong ngày tươi sáng ấy
(Một lần)
Tình u đơi khi bắt đầu từ “tiếng sét ái tình”. Đó là khi anh vơ tình gặp phải đơi mắt em. Thế nhưng sự vơ tình ấy đã ám ảnh mãi trong tâm tưởng của anh, của chàng trai đang u. Và chính hình ảnh ánh mắt của em ấy đã tạo nên cảm hứng cho toàn bộ tác phẩm. Ánh mắt ấy đã làm bừng lên trong lòng nhà thơ một cảm xúc mãnh liệt “không sao gỡ nổi”. Tứ thơ ấy đã làm nên mạch cảm xúc của cả bài, để từ đó chảng trai cảm thấy bản thân trở nên mạnh mẽ đến phi thường. Nơi chiến trường, nơi tưởng chừng chỉ có tiếng súng tiếng bom và cái chết đang rình rập, trái tim của anh vì ánh mắt của em mà ngập tràn hạnh phúc. Đó là một điều lãng mạn nhỏ nhoi giữa cuộc chiến tranh khốc liệt và chính nó đã giúp cho chàng trai “bỗng thấy mình mạnh mẽ lớn lao” và tiếp thêm sức mạnh cho ngọn lửa hi vọng:
Trời thấy vậy cho mùa xuân trở lại Từ dạo ấy những ngơi sao tình ái Cứ tìm mình dưới đáy biển đêm đêm
(Một lần)
“Đêm đêm” là khoảnh khắc thời gian của bóng tối nhưng những ngơi sao tình ái kia vẫn tỏa sáng. Hình ảnh này cho ta thấy ẩn sâu sau bóng tối, sự tuyệt vọng vẫn là ánh sáng của niềm tin, của hi vọng vẫn ln nhen nhóm để chiếu sáng.
Tình u trong thơ của ơng cịn mang theo nỗi buồn cơ độc và sự chia xa. Bao nhiêu thiết tha, bao nhiêu nỗi cô đơn đã bày tỏ cùng năm tháng nhưng
hình ảnh của người xưa thì mãi khơng trở về. Chàng trai trẻ chợt nhận ra trái tim mình đang tìm tịi một điều gì nhưng mà “xa vắng” lắm :
Xa vắng quá bồn chồn đi hỏi cát
Đường đông người, đâu nhỏ dấu chân em Xa vắng quá một mình đi hỏi bến
Người sang đị có dặn sống gì thêm ? Xa vắng quá tần ngần đi hỏi chợ Người mua gương dạo ấy có hay về ?
(Xa vắng)
Xa vắng, nhớ nhung dẫn người con trai đi tìm lại hình ảnh người con gái của mình. Anh đi tìm cát, tìm bến, tìm chợ để mong thắp lên được một tia hi vọng về một con đường nào đó đặt “dấu chân em”. Anh lại một mình đi tìm bến với hi vọng “người sang đị” có hẹn ngày đị trở lại. Câu thơ mở ra với biết bao suy tư về khơng gian, thời gian vơ tận. Con “sóng” kia cứ mãi xơ đi tìm nhưng “người chèo đị” thì chẳng hẹn ngày về. Mệt mỏi, bi quan, con sống nhỏ “tần ngần” đi hỏi chợ, cũng chỉ mong tìm được người con gái đã mua gương thuở nào. Thời gian đã làm cho nỗi nhớ nhung xa cách hao mòn, héo hon cùng năm tháng, để rồi khơng cịn “bồn chồn” và có đủ nghị lực “một mình” đi tìm mà giờ đây tâm trạng đã gần như tuyệt vọng, chỉ còn một tia ánh sáng héo hon của hi vọng được hắt lên yếu ớt trong nỗi lòng người trai trẻ. Câu thơ kết thúc và một lời tự hỏi, day dứt cũng đồng thời kết thúc tứ thơ của cả bài. Từ đầu đến cuối tác phẩm, tứ thơ bao trùm lên tất cả chính là nỗi cơ đơn, cảm giác trống vắng, day dứt trong tình yêu.