Chƣơng 2 : TỨ THƠ VÀ CẤU TỨ TRONG THƠ HỮU THỈNH
2.3 Nghệ thuật tổ chức tứ thơ trong thơ Hữu Thỉnh
2.3.1 Cấu tứ liên tưởng
Tứ thơ ln có một sự gắn bó chặt chẽ với hình tượng thơ và sự liên tưởng. Từ những hình ảnh cụ thể của bài thơ, qua quá trình vận động nó trở thành hình tượng trung tâm. Tứ thơ phát triển bằng những liên kết, so sánh, ẩn dụ, … Liên tưởng là mạch ngầm, là sợi dây quan trọng nối liền cảm xúc, hình ảnh, chi tiết cụ thể thành một khối thống nhất.
Trong số các sáng tác của Hữu Thỉnh, các bài thơ theo cấu tứ này
chiếm số lượng rất lớn. Tiêu biểu và nổi bật nhất đó chính là bài thơ Sang
thu. Bài thơ được viết vào thời điểm năm 1977, khi cuộc chiến tranh khốc liệt
vừa khép lại và cuộc sống yên bình bắt đầu. Bài thơ được lấy cảm hứng một cách rất tình cờ, đó là khi nhà thơ trèo lên một cây ổi chín vàng trong vườn ổi. Và với sự xúc động trong tâm hồn, sự quan sát tinh tế và kinh nghiệm của bản thân, Hữu Thỉnh đã tạo nên một tứ thơ giản dị mà qua đó nói lên cả một triết lý sống.
Trong những câu thơ mở đầu, tác giả tập trung miêu tả thiên nhiên của những ngày đầu thu với cảm xúc về những tín hiệu biến đổi một cách tinh vi của vạn vật:
Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về
Nhà thơ Hữu Thỉnh đã nói : “Mùa thu biểu hiện rất nhiều hình ảnh khi chuyển mùa. Và tất cả những hình ảnh đẹp cũng đã được các nhà thơ cổ khai thác hết cả rồi. Tôi không muốn lặp lại nữa nên giữa trời đất mênh mang, giữa
cái khoảnh khắc giao mùa kỳ lạ thì điều khiến cho tâm hồn tôi phải lay động, phải giật mình để nhận ra đó chính là hương ổi. Với tơi, thậm chí là với nhiều người khác khơng làm thơ thì mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến buổi chiều vàng với một dịng sơng thanh bình, một con đị lững lờ trơi, những đàn trâu bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đứa trẻ ẩn hiện trong triền ổi chín ven sơng... Nó giống như mùi bờ bãi, mùi con trẻ... Hương ổi tự nó xộc thẳng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta. Mùi hương đơn sơ ấy lại trở thành q giá vì nó đã trở thành chiếc chìa khóa vàng mở thẳng vào tâm hồn mỗi người, có khi là cả một thế hệ...”.[19] Mùi hương ổi là mùi hương đầu tiên trong bức tranh mùa thu làng quê Việt quen thuộc, dân dã.
Cùng với đó là những hình ảnh của mây, của sóng, của chim, … khơng đơn giản chỉ là để miêu tả mà cịn hàm chứa những quan sát tinh tế, những trải nghiệm đầy thăng trầm trong cuộc đời con người. Từng hình ảnh đều mang ý nghĩa liên tưởng đến những biến động trong cuộc đời của con người khi đã bước vào giai đoạn nửa kia của dốc cuộc đời. Hình ảnh hương ổi phả vào trong gió có phải chăng là tiếng thở dài của con người khi đã trải qua những năm tháng tuổi trẻ. Làn sương chùng chình có thể khiến ta liên tưởng đến những bước chuyển mình chậm rãi của con người để bỏ lại sau lưng những lo toan vội vã, bước qua cái mốc của cuộc đời để đến với một cuộc sống khác. Những đám mây mùa hạ chứa nhiều màu sắc, thậm chí đầy giơng bão tựa hồ những ước mơ khao khát của tuổi trẻ. Và trên con đường biến những ước mơ thành hiện thực ấy lại gặp khơng ít gian nan, thử thách. Chính những điều đó đơi khi lại khiến cho mỗi người khơng thể hồn thành được lý tưởng sống của mình. Sự dang dở, sự mất mát là một hiện thực chúng ta buộc phải chấp nhận trong cuộc sống. Phải chăng, Hữu Thỉnh đang muốn nói đến những người lính, những người đã hi sinh ngồi mặt trận khi tuổi đời còn rất
trẻ. Họ ra đi trong khi còn nhiều tiếc nuối, còn nhiều ước mơ chưa đạt được. Những liên tưởng được gợi lên như các lớp sóng liên tiếp giao hịa vào nhau và kết tụ lại ở vần thơ cuối:
Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Những vần thơ được kết tinh ở khổ thơ cuối, từ hình ảnh những hàng cây cổ thụ đứng vững theo thời gian bất chấp mưa gió, nó là biểu tượng để từ đó người đọc liên tưởng tới sự trải nghiệm của mỗi con người. Cuộc đời con người khi đã bắt đầu ở phía bên kia dốc, người ta vẫn cịn mang trong mình nhiều nhiệt huyết và đắm say, khao khát hiến dâng cho đời. Bên cạnh đó, những nơng nổi, bồng bột đã dần dần vơi đi bởi kinh nghiệm sống của con người theo năm tháng. Để rồi với những trải nghiệm ấy, con người ta khơng cịn lo lắng mà bình tĩnh đối mặt với mọi sự thử thách. Chúng ta cịn có một cách lý giải khác khi gắn với cuộc chiến tranh năm 1977, đó chính là khao khát của con người về cuộc sống hịa bình. Hình ảnh của sấm có thể được coi là biểu tượng cho bom đạn, cho những trận tập kích bất ngờ khơng phút nào yên của giặc đối với nhân dân ta. Và khi “tiếng sấm” đã khơng cịn nữa, đất nước trở nên hịa bình, đó là một điều mà những người lính như ơng ln tự hào và coi trọng.
Cấu tứ liên tưởng còn được thể hiện trong bài thơ Trông ra bờ ruộng
với kiểu vận động theo liên tưởng hồi ức:
Trông ra bờ ruộng năm nào Mưa bay trắng cỏ, cào cào cánh sen
Mẹ tơi nón lá bước lên Mạ non đầu hạ trăng liềm cuối thu
Hai câu thơ mở đầu đưa ta về không gian của ký ức quen thuộc với “bờ ruộng năm nào”, “mưa bay”, “cào cào cánh sen”. Không gian mở ra với những hình ảnh bình dị, quen thuộc trong đời sống của người nơng thơn. Có lẽ, tác giả đã nhìn thấy khung cảnh như thế này ở khắp đường hành quân, nó khơng hề xa lạ. Thế nhưng tình cảm dành cho mẹ, nỗi nhớ về người mẹ vốn ln có sẵn, ăn sâu trong tiềm thức tác giả khi vơ tình nhìn thấy những khung cảnh ấy mới khiến nỗi thương nhớ người mẹ trở nên da diết, sâu đậm. Nhà thơ từ khung cảnh đó mới liên tưởng tới hình ảnh người mẹ trong q khứ. Đó là người mẹ lam lũ bước lên từ dưới màn mưa trắng trời trắng đất, mặc cho năm tháng cứ trôi qua.
Quanh quanh vẫn một mảnh bờ Bấy nhiêu toan tính đến giờ chưa yên
Cả cuộc đời mẹ vất vả quanh nhà cửa ruộng đồng, mẹ hy sinh cả tuổi trẻ dành cho con. Có người mẹ nào khơng suốt đời toan tính, lo âu cho con, nhất là đối với những người con đi lính. Người mẹ trong thơ Hữu Thỉnh là người mẹ đầy vất vả, lo toan giữa bộn bề cuộc sống:
Cỏ dày, cây lúa phải chen nhọc nhằn Xịe tay tính tháng tính năm Tính người? Nào biết xa xăm cõi người
Hình ảnh chen lấn giữa cỏ và lúa phải chăng là sự liên tưởng tới cuộc sống của mẹ, lăn lộn, nhọc nhằn trước những khó khăn bơn ba của cuộc sống. Thế nhưng người mẹ vẫn tần tảo, hi sinh nhưng cũng không hề yếu mềm khuất phục. Thế nhưng, người mẹ vẫn cứ vất vả và cô độc trước xa xăm cõi người. Ở đó, cịn mang theo một sự xót xa, hối hận của người con đối với mẹ. Từ chính hình ảnh của những cảnh vật quen thuộc, Hữu Thỉnh đã viết nên một tứ thơ mang đầy cảm xúc về mẹ.
Một trong những bài thơ thể hiện khá rõ cấu tứ liên tưởng là Những kẻ
chặt cây. Từ một câu chuyện về những cái cây bị chặt, tác giả đã liên tưởng
đến cách sống của con người. Nhà thơ muốn có một hình tượng để từ đó có thể so sánh, làm nổi bật cái tứ của mình.
Những hàng cây lặng lẽ bảo vệ mình Bằng chính búp của thói quen đem tặng Trời bỗng gần hơn mây bớt vắng
Cây gày gị bừng thức có tình sao
Hàng cây lặng lẽ với những búp non trong bài thơ này không chỉ đơn giản chỉ thực tế mà nó cịn mang sự liên tưởng về con người. Những con người sống trong xã hội luôn lặng lẽ, tự bao bọc và bảo vệ mình như một thói quen. Đó là một cách sống cá nhân và hèn nhát. Thế nhưng khi cuộc đời có những biến chuyển đổi thay, những cái cây ấy đã bừng tỉnh giấc, thoát khỏi lớp bảo bọc đã che chở bản thân bấy lâu nay:
Cùng lúc đó một tên dậy sớm Đi tìm dao như mọi sáng đi tìm Và nó chặt
Và tiếng chim tan vỡ…
Mạch thơ lại tiếp tục với một hình ảnh cụ thể hơn, đó chính là kẻ chặt cây. Mang trên tay con dao sắc nhọn, như một thói quen vào mỗi sáng, đi tìm những hàng cây để chặt. Đây chính là hình ảnh của những con người bị tha hóa, độc ác và tàn nhẫn. Họ sẵn sàng buông tha mọi giá trị đạo đức, đẩy những con người tốt vào những thứ tiêu cực, những hãm hại bon chen xấu xa. Cây cối, thiên nhiên và con người vốn ln có sự gắn kết hài hịa, chúng vốn được gắn kết với nhau để yêu thương, để mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc đời. Nhưng đến giờ, khi những cái ác, cái tiêu cực đã trở nên quá mạnh mẽ, lấn át tất cả và khơng có cách nào ngăn cản được, con người trở thành nỗi sợ hãi ám ảnh:
Khơng hiểu vì sao bóng mát bị trả thù Bị xua đuổi tội tình đến vậy
Tơi thành kẻ bị lột trần trơ trẽn
Cả lũ nhìn nhau cơi cút dưới bầu trời.
Câu chuyện chặt cây tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại làm ta liên tưởng đến những giá trị và hiện thực tàn khốc của cuộc sống. Đơi khi ta sống hồn tồn đúng với bản thân, với những điều mình cho là đúng, là tốt nhưng nó lại khiến cho những người ích kỉ, tàn nhẫn đố kị, ghen ghét và tìm cách phá hoại. Và chính chúng ta cũng bất lực, khơng thể phản kháng được trước những thế lực đó. Và quan trọng hơn, nó cịn là mối quan hệ giữa con người với con người. Một sự đáng lên án về cách sống, cách đối xử với nhau trong cộng đồng xã hội, sự vô cảm, lạnh lùng, vụ lợi.
Bài thơ Chợ chim sử dụng cấu tứ liên tưởng khá rõ ràng. Với việc sử
dụng một thể thơ dân gian truyền thống và việc miêu tả một chợ chim ồn ào, điều này làm ta liên tưởng ngay đến những hạng người trong xã hội. Đây là một kiểu tứ khá quen thuộc giống với bài ca dao “Con cò chết rũ trên cây/ Cò con mở lịch xem ngày làm ma ….”. Chợ chim ở đây được xây dựng vơ cùng đa dạng với mỗi lồi chim mang một đặc trưng khác nhau :
Bồ quân bên suối chín vàng Biến thành chợ của họ hàng nhà chim
Hóa ra, đây chính là ngun nhân khiến cho họ hàng nhà chim tụ tập, để rồi mỗi lồi lại thể hiện một tính cách. Tu hú là lồi vật nhanh nhất, biết được đầu tiên và báo tin cho mọi người, rồi đến sẻ giục giã, chào mào say sưa, chim sâu lề mề, quạ đen khoe mẽ, chèo bẻo chua ngoa, … Chợ chim cũng như chợ người, cũng đủ các cảnh mua bán lộm nhộm, lẫn lộn kẻ ngay người gian. Mỗi loài chim làm ta liên tưởng tới một kiểu người trong xã hội, giữa cái chợ chim hay chính là chợ cơng danh bn bán ồn ào “Người bán thì
một kẻ mua thì mười”. Và giữa những loài chim tranh nhau mối lợi ấy, vẫn nổi bật lên hình ảnh của bồ quân – một loại người vẫn cịn giữa trong mình những phẩm chất tốt đẹp. Thay vì tranh giành, nghĩ đến cái lợi, chúng nghĩ đến tương lai:
Bồ quân được nết được người Bán thì bán đấy chẳng địi cơng đâu
Chỉ xin cái hạt về sau
Nhân ra ngàn quả làm giàu cho chim.
Bài thơ Hỏi cũng mang cấu tứ liên tưởng khá rõ. Tứ thơ tạo dựng từ sự liên tưởng, đối chiếu ; liên tưởng từ các hiện tượng tự nhiên cho đến nhân sinh con người. Thiên hiên được nội tâm hóa, mang tầm vóc triết học, nhìn qua lăng kính ưu tư nhân thế đầy tinh vi:
Tơi hỏi đất :
- Đất sống với đất như thế nào ?
- Chúng tôi tôn cao nhau Tôi hỏi nước :
- Nước sống với nước như thế nào ?
- Chúng tôi làm đầy nhau. Tôi hỏi cỏ :
- Cỏ sống với cỏ như thế nào ?
- Chúng tôi đan vào nhau Làm nền những chân trời
Với ba khổ thơ đầu tương ứng với ba câu hỏi mang hình thức đối thoại giữa con người với thiên nhiên : đất, nước, cỏ. Chủ thể trữ tình là người hỏi, hướng tới đối tượng khác và cuối cùng là tự hỏi chính mình bằng ngơn ngữ độc thoại. Những nhân vật thiên nhiên mang ý nghĩa ẩn dụ. Những câu hỏi như những hồi chuông lặp đi lặp lại, ngân dài mãi : những sự vật ấy sống với
nhau như thế nào. Từng sự vật đưa ra câu trả lời trực tiếp dưới hình thức vấn đáp mà không phải gián tiếp qua lời thuật lại của tác giả. Đất tôn cao nhau, nước làm đầy nhau, cỏ đan vào nhau để mở rộng không gian đến tận chân trời. Hình ảnh bên ngoài ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa bên trong, từng sự vật đều có cách sống riêng làm ẩn dụ cho nhân thế, có tiếng nói riêng mang hồn cốt thâm hậu. Hữu Thỉnh đã khám phá ra ý nghĩa nhân sinh “tôn cao nhau”. Con người sống với nhau cần có sự nâng đỡ, coi trọng lẫn nhau. Tôn cao nhau là sự giúp đỡ nhau để có thể vượt qua mọi khó khăn thử thách khắc nghiệt của cuộc đời. Hữu Thỉnh tiếp tục đưa cái tứ của mình vào những cuộc đối thoại với nước. Nước làm đầy nhau là để bổ sung cho nhau, giúp nhau trở nên hoàn thiện. Cỏ đan vào nhau cũng như con người trở nên đồn kết khăng khít để cùng nhau phát trển. Đó mới chính là điều con người nên sống. Cả bài thơ được xây dựng theo hình thức đối thoại giữa con người và sự vật. Kết cấu thơ liên tưởng vừa sâu sắc, vừa khát quát. Quan sát thiên nhiên với cái nhìn đầy tư duy, Hữu Thỉnh đã nhận ra được bản chất, mối quan hệ của chúng, mỗi sự vật vận động đều có những cách sống riêng làm ẩn dụ cho nhân thế. Và từ đó những khám phá đó, nhà thơ tạo nên ý nghĩa biểu tượng và nhận ra triết lý nhân sinh và nhắc nhở bài học cho con người. Con người phải sống sao cho thật là mình, sống cho đúng bản ngã của mình, sống sao cho đúng với “làm người”