7. Kết cấu luận văn
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp
3.3.1. Về phía Nhà nước và cơ quan quản lý
Nhà nước cần có chỉ đạo sát sao, đồng bộ những văn bản hướng dẫn về việc vận dụng chế độ kế toán mới theo thông tư 107/2017/TT-BTC trong điều kiện tăng cường công tác tự chủ về tài chính tại các đơn vị SNCL như hiện này.
Nhà nước cần xây dựng các chính sách, các chế độ quản lý tài chính chi tiết, ổn định và thống nhất trong thời gian dài đối với đơn vị SNCL nói chung và đơn vị sự nghiệp y tế công lập nói riêng. Tránh việc xáo trộn, chồng chéo trong các quy định gây khó khăn cho việc tổ chức công tác kế toán tại đơn vị.
Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về cơ chế quản lý tài chính, chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị SNCL được giao quyền tự chủ đảm bảo tính hợp lý, khả thi và thống nhất, tiến tới ban hành chuẩn mực kế toán công ở Việt Nam, góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh và hỗ trợ cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước về hoạt động kế toán, phù hợp với điều kiện của đất nước và hội nhập với khu vực và thế giới.
Để đảm bảo hoàn thiện môi trường pháp lý về kế toán áp dụng cho các đơn vị SNCL nói chung và Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia nói riêng phù hợp với điều kiện hiện nay thì ngoài các văn bản về kế toán có tính pháp lý cao nhất như Luật kế toán Việt Nam, các văn bản dưới luật còn hiệu lực, cần tiếp tục đổi mới hệ thống kế toán HCSN hiện hành theo hướng cơ bản sau đây:
- Về Luật kế toán: Cần tiếp tục triển khai việc hướng dẫn Luật kế toán ra phạm vi toàn xã hội thông qua các văn bản cụ thể để các các đơn vị sự nghiệp dễ thực hiện. Đồng thời, định kỳ hàng năm phải có sự kiểm tra, tổng kết của các cơ quan chức năng đối với việc chấp hành luật của các đơn vị nhằm có những biện pháp xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật.
- Ngoài việc ban hành Luật Kế toán, chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị HCSN, cùng với tiến trình cải cách hành chính công, Nhà nước cần sớm ban hành chuẩn mực Kế toán công của Việt Nam phù hợp với chuẩn mực kế toán công quốc tế và phù hợp với đặc điểm của các đơn vị HCSN của Việt Nam.
- Nhà nước cần sớm ban hành những văn bản hướng dẫn, vận dụng kế toán quản trị ở các đơn vị sự nghiệp có thu để giúp các đơn vị có thể vận dụng cụ thể vào trong quá trình quản lý hoạt động của đơn vị đạt hiệu quả tối đa theo mục tiêu đề ra.
Trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, Nhà nước cần hoàn thiện và đổi mới hệ thống định mức tiêu chuẩn; xây dựng được các định mức chi phí hợp lý, phù hợp với điều kiện phát triển đất nước cũng như phù hợp với điều kiện phát triển của ngành y tế. Bởi hệ thống các tiêu chuẩn, chế độ, định mức, là những
chuẩn mực cực kỳ quan trọng để đo lường tiết kiệm hiệu quả của các hoạt động. Nó là điều kiện để đảm bảo quản lý chi tiêu được tốt hơn, làm cơ sở cho quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN. Mặt khác, Nhà nước phải có chính sách tiền lương hợp lý, thể hiện được chính sách ưu tiên cho cán bộ, công chức nhằm khuyến khích họ nghiên cứu phát huy tài năng, nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.
Bộ Y tế cần hỗ trợ triệt để để Trung tâm về mặt thủ tục hành chính, sát sao trong công tác chỉ đạo đơn vị về hoạt động sự nghiệp nói chung và hoạt động tài chính nói riêng.
Bộ Y tế cần bồi dưỡng và nâng cao năng lực đội ngũ của bộ phận pháp chế. Biên bản kiểm tra sau các đợt quyết toán cuối năm phải được đầu tư thời gian nhiều hơn và có giá trị thiết thực trong việc hoàn thiện công tác tổ chức tại Trung tâm chứ không mang nặng tính hình thức như hiện nay.
Bộ Y tế cần chú trọng hơn nữa tới công tác kiểm tra, kiểm toán công tác kế toán của các đơn vị SNCL, thành lập các đoàn thanh tra, đoàn kiểm toán hàng năm độc lập với bộ phận kế toán tài chính nhằm đẩy mạnh công tác kiểm toán trong hoạt động quản lý của các đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý của ngành y tế.
Bộ Y tế cần tăng cường mở lớp cập nhật kiến thức, hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán mới cho đơn vị sự nghiệp công lập.