Tác phẩm chính của Ngô Thì Nhậm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng của ngô thì nhậm về trung nghĩa (Trang 43 - 48)

1.2. Cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm của Ngô Thì Nhậm

1.2.2. Tác phẩm chính của Ngô Thì Nhậm

Ngô Thì Nhậm là một trong những nhà tƣ tƣởng lớn trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam. Ông sống vào thời kỳ có nhiều biến động của chính trị lẫn xã hội nên tác phẩm của Ngô Thì Nhậm khá đồ sộ và gồm nhiều thể loại nhƣ thơ, phú và văn.

Về thơ khi Ngô Thì Nhậm làm bao gồm có sáu tập: “Bút hải tùng đàm; Thủy vân nhà đàm; Ngọc đường xuân khiếu; Cúc hoa thi trận; Thu cận

dương ngôn; Cẩm đường nhàn thoại”. Sáu tập thơ trên đƣợc chép rải rác ở

nhiều cuốn trong bộ sách “Ngô gia văn phái”.

+ Bút hải tùng đàm là tập thơ do soạn giả của tùng thƣ tập hợp và đặt

tên, cho biết đây là di thảo của Tiến sĩ Thƣợng thƣ Hy Doãn công, không nói rõ tập thơ vào thời kỳ nào. Tập thơ này của Ngô Thì Nhậm chủ yếu đƣợc sáng tác vào thời gian Ngô Thì Nhậm ra làm quan với triều đình Lê – Trịnh.

+ Thủy vân nhàn vịnh là tập thơ Ngô Thì Nhậm sáng tác khi ông lánh

nạn ở Thái Bình (1782 – 1786). Trong tập thơ này Ngô Thì Nhậm đã bộc bạch nhiều điều tâm sự, nói nỗi lòng cố quốc, nhiều khi là nỗi lòng man mác khi phải xa quê, hay tự nhắn với lòng mình phải cố gắng tu dƣỡng vƣơn lên. Đó là những tình cảm đời thƣờng, những tâm sự riêng tƣ của Ngô Thì Nhậm.

+ Ngọc đường xuân khiếu là tập thơ không rõ thời điểm sáng tác,

nhƣng khi chúng ta tìm hiểu về nội dung tác phẩm thì tác phẩm đƣợc Ngô Thì Nhậm viết dƣới thời Lê Chiêu Thống khi ông từ vùng lánh nạn trở về kinh và viết vào đời đầu triều đại Tây Sơn khi Ngô Thì Nhậm họa đáp gửi cho một số bạn bè ngƣời thân.

+ Cúc hoa thi trận theo lời bạt của Nguyễn Cát Du ở cuối sách, thì đây là tập thơ họa nguyên vận với Phan Huy Ích sáng tác nhân ngày tết chơi hoa cúc năm 1796. Tập thơ bày tỏ nỗi lòng không lấy làm gì vui của Ngô Thì Nhậm trƣớc sự lộng hành của quyền thần Bùi Đắc Tuyên cậu vua Quang Toản. Nói đến hoa cúc, tức là nói đến cái ý muốn lánh mình nhƣ Đào Tiềm xƣa. Điều này đủ thấy triều đình Quang Toản không còn mấy hấp dẫn đối với một ngƣời năng động nhạy cảm nhƣ Ngô Thì Nhậm và cả Phan Huy Ích.

+ Thu cận dương ngôn là tập thơ Ngô Thì Nhậm sáng tác nhân dịp vào

Phú Xuân triều cận vua Quang Toản, khoảng từ mùa thu năm 1796 đến 1799. Tập thơ thể hiện nỗi lòng tình cảm của Ngô Thì Nhậm với triều đình Tây Sơn và có gì đó buồn trƣớc sự ra đi của vua Quang Trung. Hơn nữa, nội dung của tập thơ còn thể hiện những cảm nhận của ông về cảnh đẹp gắn với tâm trạng Ngô Thì Nhậm khi trên đƣờng ông vào Phú Xuân.

+ Cẩm đường nhàn thoại là tập thơ đƣợc Ngô Thì Nhậm sáng tác vào

cuối đời, khoảng từ những năm 1796 đến năm 1801. Trong tập thơ không nói rõ thời điểm sáng tác, nhƣng căn cứ vào nội dung tập thơ đó là thời gian năm 1796, năm Ngô Thì Nhậm vào Phú Xuân chầu cận vua Quang Toản. Tập thơ này cũng thể hiện rõ nỗi niềm của Ngô Thì Nhậm đối với triều đình Tây Sơn, cùng với đó là sự tận tâm cống hiến cho triều đình sau cùng cảm giác buồn khi chứng kiến sự suy yếu của triều đình vua Quang Toản.

Thơ đƣợc Ngô Thì Nhậm làm khi đi sứ nhà Thanh chúng ta hiện còn có năm tập bao gồm: “Hy Doãn công thi văn tập ký; Hoàng hoa đồ phả ký; Sứ

trình thi họa ký; Yên đài thu vịnh”. Nhƣng có lẽ tập thơ Hoàng hoa đồ phả là

tập thơ tiêu biểu nhất của Ngô Thì Nhậm khi ông đi sứ nhà Thanh.

Phú của Ngô Thì Nhậm gồm 17 bài chép ở tập “Kim mã hành dư” trong bộ Ngô gia văn phái. Một số bài phú nổi tiếng của Ngô Thì Nhậm nhƣ

Diệu vũ đình phú”, “Thiên quân thái thiên phú”, “Mộng thiên thai phú”,

Hạc lâu phú”, “Thưởng liên đình phú”…. Phú của Ngô Thì Nhậm phần nhiều viết theo lối cổ thể, khá phóng khoáng, thể hiện tƣ tƣởng tình cảm thật đậm đá đối với thiên nhiên, cùng tƣ tƣởng sống của mình trong suốt cuộc đời từ khi ra làm việc cho nhà Lê – Trịnh đến khi đem hết tài năng phục và sức lực của mình đóng góp cho nhà Tây Sơn. Không những thế, phú của Ngô Thì Nhậm vừa đậm đà trữ tình, mang tính triết lý. Trong nhiều bài phú, ông đã đề cập đến mối quan hệ giữa con ngƣời với thiên nhiên, giữa bản thể với hiên tƣợng và lý giải theo cách của ông.

Văn của Ngô Thì Nhậm bao gồm bốn tác phẩm tiêu biểu:

+ Tác phẩm “Hàn các anh hoa” là tên gọi một tập sách trong tác phẩm của bộ Ngô gia văn phái. Đây là một tác phẩm lớn về mọi mặt, đƣợc Ngô Thì Nhậm viết thay cho Quang Trung về những nội dung lớn của đất nƣớc khi đó. Tác phẩm bao gồm những bài chiếu, dụ, tạ, biểu … do ông viết thay Quang Trung, Quang Toản và các quan văn võ trong những năm 1788 đến 1801. Đây là những năm cuối đời hoạt động chính trị của Ngô Thì Nhậm, song đó lại là những năm sôi động và đẹp nhất trong cuộc đời tác giả. Bởi thế Hàn các anh hoa trở thành một tiếng nói tâm huyết của tác giả. Nó không những phản ánh một cách sâu sắc tình hình chính trị Việt Nam đƣơng thời mà còn là những áng văn chứa đựng nhiều tình cảm và hiểu biết uyên thâm của Ngô Thì Nhậm. Tác phẩm Hàn các anh hoa không chỉ thể hiện đƣợc những giá trị tinh thần cao đẹp của Quang Trung, mà còn phản ánh một cách khá đầy đủ những chính sách đối nội của triều đại Tây Sơn, nên nó đã trở thành một tƣ liệu lịch sử đáng quý giúp cho hậu thế đánh giá đƣợc một cách đúng đắn hơn về sự nghiệp của triều đại Tây Sơn nói chung và Nguyễn Huệ nói riêng.

+Tác phẩm “Kim mã hành dư” là một cuốn sách cũng nằm trong bộ Ngô gia văn phái. Kim mã hành dƣ phần nào phản ánh thực trạng xã hội thời Lê – Trịnh ở giai đoạn cáo chung của nó, một xã hội đang có những biến đổi sâu sắc, một khí thế vƣơn lên của triều đại Tây Sơn. Tác phẩm còn cho chúng

ta thấy về một cuộc đời hoạt động đầy năng động của Ngô Thì Nhậm và những tâm tƣ tình cảm cùng những cống hiến của ông. Nếu những bài nghị, khải, chế , cho biết thực trạng xã hội thời Lê – Trịnh, Tây Sơn thì loạt bài ký phản ánh những hoạt động của chính tác giả trong thời kỳ đó. Nếu loạt bài tựa, bi ký, phú phản ánh tâm hồn trong sáng, tình cảm nồng thắm của Ngô Thì Nhậm nói với ngƣời đời thì loạt bài cáo văn tế lại nói đến những dằn vặt, những bức bối riêng tƣ trƣớc thực trạng xã hội đầy biến động rối ren và cuộc sống đời thƣờng của ông.

+ Tác phẩm “Xuân thu quản kiến” là một cuốn sách nằm trong bộ Ngô gia văn phái. Đây là một bộ sách lớn dài, đƣợc Ngô Thì Nhậm hoàn thành và viết tựa vào cuối mùa xuân năm Cảnh Hƣng Bính Ngọ (1786). Tác phẩm này có nghĩa là kiến giải một cách nhỏ hẹp Kinh xuân thu. Tác phẩm đƣợc viết trong thời gian ông trốn và dạy học ở Sơn Nam, Ngô Thì Nhậm đã đem các sự việc trong Xuân thu ra bình luận về các vấn đề có ý nghĩa to lớn đối với thời cuộc xã hội lúc bấy giờ. Tác phẩm là sự kết tinh đầy đủ trí tuệ của Ngô Thì Nhậm, vì lúc đó ông đã có sự chuyển biến lớn về tƣ tƣởng để rồi sau đó ông đã đi theo và phục vụ nhà Tây Sơn. Không những vậy Xuân Thu quản kiến phản ánh những quan điểm tiến bộ của Ngô Thì Nhậm, không cố chấp, cũng tức là nhìn nhận hay đánh giá sự việc phải xét vào hoàn cảnh cụ thể, để nêu ra việc làm cụ thể. Tác phẩm còn thể hiện quan điểm của tác giả về việc trọng dụng nhân tài, quan điểm lấy dân làm gốc, việc ngụy binh ƣ nông, tình lân bang hòa hiếu, phản đối các cuộc chinh phạt lẫn nhau, cá lớn luốt cá bé….

+ Tác phẩm “Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh” đƣợc Ngô Thì Nhậm viết vào những năm trƣớc năm 1796, khi ông mở Thiền viện ở phƣờng Bích Câu, ngoại thành Thăng Long. Tác phẩm đầu tiên có tên là Đại chân viên giác thanh nhƣng sau đó có nhiều yếu tố dẫn tới sự thay đổi tên tác phẩm nhƣ hiện nay. Tác phẩm giúp chúng ta nhìn thấy rõ hơn tƣ tƣởng của ông vào những

năm cuối của triều đại Tây Sơn, Ngô Thì Nhậm không đƣợc tin dùng và ông đã tìm về với Thiền. Trong lúc những tín điều của Nho giáo đã bị thực tế phũ phàng của chế độ phong kiến suy tàn làm cho lung lay tận gốc Ngô Thì Nhậm đã tìm về với quan niệm hòa ba giáo, tiếp tục ý hƣớng của phái Trúc Lâm. “Tƣ tƣởng căn bản trong tác phẩm là Nho giáo – là hệ tƣ tƣởng đã có ảnh hƣởng rất sâu rộng từ rất sớm trong tƣ tƣởng văn hóa của dân tộc ta, nhƣng những quan điểm thiền học và đạo giáo đã đƣợc ông kết hài hòa trong tác phẩm” [10, tr. 379].

Tiểu kết chƣơng 1:

Tƣ tƣởng Ngô Thì Nhậm chịu sự ảnh hƣởng của những điều kiện chính trị -xã hội, kinh tế, văn hóa, tƣ tƣởng cùng với những hệ giá trị tƣ tƣởng của phƣơng Đông mà ở đây đó chính là Nho giáo và Phật giáo. Không phải ai trong thế kỷ XVIII, có thể thẩm thấu những giá trị lịch sử, xã hội biết đan xen, nhận biết những chân giá trị để tạo nên một Ngô Thì Nhậm xuất sắc đến vậy. Minh chứng cho điều này, đó là những tác phẩm xuất sắc mà Ngô Thì Nhậm đã để lại cho lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam và thể hiện những tƣ tƣởng triết học sâu sắc của ông.

CHƢƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG QUAN NIỆM “TRUNG”, “NGHĨA” CỦA NGÔ THÌ NHẬM

Những chặng đƣờng hình thành và phát triển tƣ tƣởng của Ngô Thì Nhậm luôn gắn chặt với chuỗi sự kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam vào thế kỷ XVIII. Quả thực, đó là “một thời đại đầy những biến động, những mâu thuẫn, những cơn khủng hoảng xã hội, khủng hoảng tƣ tƣởng cùng với những rung chuyển lịch sử” [36, tr.92] đã tác động đến những suy nghĩ, hành động của Ngô Thì Nhậm. Cuộc đời của Ngô Thì Nhậm hai lần làm quan ở hai thời kỳ khác nhau và chắc chắn một điều rằng ở mỗi thời kỳ ông cũng có những tƣ tƣởng khác nhau về nhiều mặt của xã hội. Năm 1782, Ngô Thì Nhậm gặp phải biến cố trong thành, ông đã lui về ở ẩn tại am Lệ Trạch, xã Đội Trạch, trấn Sơn Nam. Chính trong khoảng thời gian từ khi ông về ở ẩn đến năm 1786, ông đã có những suy nghĩ về nhiều vấn đề thời cuộc, suy nghĩ về bản thân mình, vận mệnh đất nƣớc, dân tộc. Năm 1788, ông đã quyết định tham gia phong trào Tây Sơn, nơi có ngƣời anh hùng dân tộc Quang Trung rất mến mộ tài năng của ông. Việc ông tham gia và phục vụ một phong trào nông dân đã đƣợc Ngô Thì Nhậm chủ đích rồi và nó có tác động đến sự thay đổi tƣ tƣởng của ông trong quãng thời gian ông cống hiến cho phong trào Tây Sơn. Năm 1788, là một năm quyết định, có tính chất bƣớc ngoặt đối với Ngô Thì Nhậm, có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển tƣ tƣởng của ông nói riêng và những xã hội Việt Nam nói chung lúc bấy giờ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng của ngô thì nhậm về trung nghĩa (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)