Quan niệm về “trung”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng của ngô thì nhậm về trung nghĩa (Trang 48 - 58)

2.1. Quan niệm về trung nghĩa của Ngô Thì Nhậm trƣớc năm 1788

2.1.1 Quan niệm về “trung”

Cũng giống nhƣ bao sĩ phu yêu nƣớc khác, Ngô Thì Nhậm ngay từ nhỏ cũng đƣợc học và tiếp thu Nho giáo nên nền tảng tƣ tƣởng của ông cũng lấy Nho giáo làm xuất phát điểm để giải quyết mọi vấn đề. Ngay từ những ngày đầu ra làm quan, ông đã tỏ rõ sự cố gắng cống hiến với một niềm tin giúp đời

sống nhân dân, đất nƣớc đi lên. Đó đơn giản làm một tấm lòng yêu nƣớc của một vị quan trẻ tuổi giữa chốn quan trƣờng với một tấm lòng tận trung báo quốc mà ở đó gắn liền với chế độ phong kiến lúc bấy giờ. Sự háo hức, muốn đem tài năng cống hiến cho triều đình đƣợc thể hiện rõ qua việc ông nhiệt tình làm việc hăng say:

“ Cùng một nhà, đi cùng một đƣờng, họp nhau ở đô ty, Muôn đội ơn dầy, phúc lực diệu kỳ.

Quận thành hai trấn, cha con cùng coi giữ;

Hiệu lệnh (ban ra) bốn phƣơng ấy chí nam nhi” [62, tr.51].

Thời kỳ này, tấm lòng trung của Ngô Thì Nhậm đƣợc biểu hiện qua việc trung với triều đình Lê – Trịnh. Ngô Thì Nhậm với hoài bão lớn lao của mình đã đem hết sức mình phục vụ cho triều đình nhà Lê – Trịnh.

“Văn tài, võ giỏi, mƣu hay, đúng là phong độ một vị tƣớng đời xƣa Lòng trung giản dị ở cung vua, nhận đƣợc sự sủng ái;

Vinh hiển mở ra nơi nhà trú cẩm, rạng rỡ nếp nhà. Tình bạn keo sơn, còn có ngày cùng chia sẻ ngọt bùi,

Việc quyến biến cứng cỏi trƣớc quân doanh vẫn chờ ông.” [62, tr. 110] Sự háo hức tuổi trẻ khi mới bƣớc chân ra làm quan, ông luôn có hi vọng về một ông vua sáng, có thể thấu hiểu đƣợc mình:

“Rạng rỡ tựa ông thi đỗ tam khôi.

Hàm lẽ huyền diệu: “ Tƣơng cầu tƣơng ứng,

Vua sáng tôi hiền gặp gỡ, cũng nhƣ vậy thôi!” [62, tr.94]

Trong thời kỳ này ông đã viết rất nhiều bài Sớ gửi trình lên triều đình Lê – Trịnh bày tỏ nỗi niềm của mình về đất nƣớc, nhân dân. Đó là những bài khải, Ngô Thì Nhậm viết chủ yếu bàn về vấn đề giáo dục, tình hình biên giới, tình hình bộ máy quan lại và tình hình khẩn hoang ruộng đất. Những vấn đề mà ông đề cập đến luôn gắn liền với tình hình thực tế đó là nỗi khổ của dân chúng bị đè đầu cƣỡi cổ bởi một bộ máy quan lại thối nát: “ Khải về điều trần:

Thần phụng xét” và tự “hổ thẹn”, “không dám không lƣợc thuật lại những điều tai nghe mắt thấy”[62, tr.565]. Những câu chữ đƣợc ông viết ra xuất phát từ lòng yêu nƣớc, thƣơng dân với mong muốn giúp triều đình giải quyết những vấn đề đó. Ngô Thì Nhậm còn chỉ ra hạn chế của việc học, thi cử “ cái gọi đặt ra chức Huấn ở đạo phủ, chẳng qua cũng ba năm một khoa, khảo hạch loại hay chữ, nhận kẻ nộp tiền vào Hƣơng học, cũng chỉ là việc cũ mà thôi…. Kẻ là nho sinh, hiệu sinh chƣa hẳn đã học hết nghĩa của kinh nghĩa, tứ thƣ, lục kinh, thi phú. Ngƣời đã đỗ Nho sinh trúng thức, chƣa hẳn đã hiểu đƣợc văn lý của đối sách tứ lục. ”[62, tr. 557].

Ngô Thì Nhậm vạch trần những bọn quan ô tham nhũng, đục khoét của nhân dân “nhƣ sự tham lam hà khắc của cai mục, sự lăng nhờn ức hiếp của cƣờng hào hoành hành đã lâu, tệ hại cũng lắm. Bốn đạo phải đi dò xét, thu nhặt hết mọi tình trạng ẩn khuất trong dân. Thần cúi xin phải tra cứu khẩn cấp, thu lại những thứ đã đã mất, để cho dân đƣợc dễ thở, khiến thiên hạ biết đƣợc nguồn ơn huệ của chính sách nhân đạo, thấm nhuần kịp thời tới hạ dân” [62, tr. 577] và ông có mong muốn xin bớt ngay những quan tham nhũng càng nhanh càng tốt.Tức là triều đình phải có những biện pháp cứng rắn để loại trừ những bọn tham quan ra khỏi bộ máy của trình đình. Rõ ràng tấm lòng trung một lòng của Ngô Thì Nhậm đối với triều đình rất lớn, ông dám nói thẳng mà không hề sợ bất cứ thứ gì. Một tấm lòng khẳng khái lòng trung, cùng với cách nhìn sâu sắc về vấn đề thực tế của đất nƣớc mà không phải nhà Nho nào cũng có đƣợc lúc bấy giờ.

Ông còn chỉ ra cách “Ngƣời nào không hối cải tội lỗ, cho phép vào tội nặng hay nhẹ tùy lẽ công bằng, để trừng trị cái thói ngoan cố, nhƣ thế thì dân bốn phƣơng đều tình nguyện trở về hết, mà đời sống của dân địa phƣơng đƣợc khởi sắc bắt đầu từ đây” [62, tr.568] hay “Sai quan đi khám xét sự thực, xã nào có ruộng lậu, thì tịch thu ruộng lậu đó vào ruộng công, ruộng nào hoang vu không làm đƣợc, tính xem độ mấy vạn mẫu, nếu khu vực đó đất rộng

ngƣời ít, thì có thể lập ra đồn điền, sai quan nên chiêu mộ dân cho hợp sức khai phá, cho phép ngƣời đứng đầu đó, đợi sau khi nơi đó đã hoàn thành ruộng rồi, sẽ cho vào ngạch thuế, nhƣ thế thì những ngƣời cày cấy không có cái tệ lúc làm lúc bỏ.” [62, tr.571]. Những việc Ngô Thì Nhậm làm nhƣ vậy đều hƣớng tới triều đình, củng cố nhà nƣớc vua Lê, chúa Trịnh và đó là tinh thần chủ đạo trong tƣ tƣởng mà ông hƣớng tới ở thời kỳ này.

Ngô Thì Nhậm chỉ rõ những vấn đề còn hạn chế cần cải cách ông còn trực tiếp đƣa ra những cách giải quyết sự việc. Ông đã đề ra nhiều biện pháp, nhiều kiến nghị để sửa đổi nhƣ “cúi xin bớt ngay những quan tham lại nhũng ở biên giới, để đỡ sức dân. Giảm các viên chức thừa, để uốn thẳng luật làm quan, bỏ mọi kiện tụng để tỏ rõ chính sách khoan hồng. Chỉ làm vài việc cũ đó, chƣa đủ tổng quát đƣợc thể thức chính đại công bằng, mà sinh thêm ra một việc, không bằng giảm bớt đi một việc, làm một việc có ích lợi, không bằng bỏ đi một việc tệ hại. Nay nếu tùy nghi mà châm chƣớc, cũng là một mối bỏ đi điều tệ, làm điều thiện”[62, tr. 581] với mong muốn đất nƣớc có những thay đổi để cuộc sống nhân dân đƣợc ấm no và dân chúng đƣợc hƣởng những chính sách nhƣ dƣới triều Lê: “Theo đó ông đã đề ra khá nhiều biện pháp cụ thể, mạnh bạo về chính sách quan lại. Trong tờ Khải trình bày mƣời điều về chính sự đƣơng thời, ông tập trung bàn những việc cụ thể về chính sách quan lại, trong đó có những điều cho chúng ta hiểu đƣợc một cách cụ thể tình trạng ruỗng nát của bộ máy quan lại triều Lê – Trịnh” [36, tr.98].

Ngô Thì Nhậm có những hoài bão lớn lao khi ra làm quan với triều đình, ông luôn dốc sức tận trung phục vụ triều đình và phần nào đã đƣợc Chúa Trịnh tin tƣởng. Chính vì vậy ông cũng không ngần ngại nói với Chúa “Kính nghĩ Thánh Chúa lấy tƣ chất hơn đời, bền lòng giữ đạo để thiên hạ noi theo. Trên có Nghiêu Thuấn lấy hình làm mẫu để dạy dân, thì dƣới cũng cần có ngƣời truyền bá năm điều dạy để uốn nắn và nâng đỡ họ. Không những

phải dạy họ về văn chƣơng, mà còn phải dạy họ về đức hạnh nữa.” [62, tr.550].

Tƣ tƣởng trung của ông còn đƣợc thể hiện qua tinh thần, thái độ của ông đối với triều đình, Ngô Thì Nhậm phải hỗ trợ, cổ vũ sự nỗ lực của quan lại:

“Học sao đã mới lại càng mới, ngƣời quân tử kịp thời sửa sang đức nghiệp;

Triều chính sửa ngay chỗ chẳng ngay, bậc vƣơng thần ở đâu cũng phải giữ phép thƣờng.

Sớm tối dốc hết lòng, trung nƣớc yêu dân, kính giữ phận thần tử;

Sau trƣớc học chăm chỉ học, việc làm lời nói, tuân theo sách thánh hiền” [63, tr.485]

Tấm lòng trung của ông cũng đƣợc thể hiện qua việc Ngô Thì Nhậm nói đến những việc khác. Tình bạn của ông khi tiễn bạn đi theo xa giá nhà vua hay đó cũng chính là tấm lòng của chính ông.

“Chức phận bầy tôi, đƣơng nhiên phải đi theo xa giá,

Lòng tận trung ái, coi cửa khuyết, cũng nhƣ ở chốn giang hồ. Huống chi gặp ngày thu, ánh trăng soi nhƣ sóng vàng êm ả;

Đƣợc gần đỉnh hƣơng trời, khói hình chữ triện báu bay lên.” [62, tr.60] Hay

“Phận bề tôi rong ruổi, kể gì gập ghềnh hay bằng phẳng; Dân ta cày cấy, từ đây no đủ yên vui” [62, tr. 104]

Ngô Thì Nhậm khi viết ra những bài Khải đã thể hiện rõ quan điểm hƣớng đến dân, lấy dân làm gốc và khoan thƣ sức dân. Ông mong muốn đem lại những lợi ích căn bản cho ngƣời dân và đó là những tƣ tƣởng hết sức tiến bộ. Rõ ràng chỉ có xuất phát từ lòng yêu nƣớc, tấm lòng trung mà Ngô Thì Nhậm đã hành động và có những tƣ tƣởng nhƣ vậy. Nhƣng quan điểm trung của Ngô Thì Nhậm ở thời kỳ này gắn với hành động mặc dù là đúng đắn

nhƣng dƣờng nhƣ ông gắn chặt quá sâu vào triều đình Lê – Trịnh. Ông chƣa nhận ra đƣợc một điều rằng triều đình với bộ máy quan lại cồng kềnh vô cùng quan liêu và thối nát từ bên trong.

Ở giai đoạn này nội dung tƣ tƣởng của Ngô Thì Nhậm về lòng trung đƣợc biểu hiện một cách nhất quán ở một lòng trung với triều đình Lê – Trịnh, ông nhìn thấy đƣợc sự đau khổ của ngƣời nông dân khi bị bóc lột đến cùng cực và phần nào đó là cảm thấy sự yếu kém, suy đồi của chế độ quan lại của nhà Lê- Trịnh. Thế nhƣng ông vẫn một lòng một dạ cố gắng làm những gì hết sức có thể, đem tài năng ra để cống hiến cho triều đình. Trong bài “Biểu trung phú” ông viết đã thể hiện rõ nhất tƣ tƣởng này của ông:

“Đem một tấm thân văn kiêm võ; nêu nghĩa giữa muôn đời với vua tôi. Chí khí lẫm liệt tràn khắp vũ trụ, cùng so với Văn Sơn xƣa không kém; tinh trung rực rỡ đầy cả xuân thu, ông Tuân Tức tới nay là hai

Đủ tin bầy tôi coi xã tắc , thật không phụ sự ký thác của Quân Vƣơng” [62, tr.390]

Hay nhƣ Ngô Thì Nhậm đã khẳng định “ Lòng dạ thảnh thơi, tuân theo đạo không nghiêng , không ngả; cao xanh soi dọi, thuận lẽ trời không biết, không hay”[62, tr. 343]. Đó thực sự là một tấm lòng trung son sắt, với những hoài bão của một tuổi trẻ, khao khát thay đổi đất nƣớc.

Trong thời gian ông ẩn dật lánh nạn, Ngô Thì Nhậm không lúc nào không suy nghĩ về vận mệnh đất nƣớc, dân tộc. Nhiều lúc ông cảm thấy buồn chán vì chính cái thế sự đang diễn ra dƣới triều Lê – Trịnh, nơi mà ông không tìm thấy đƣợc một vị vua hiểu mình.

“ Thân nhƣ chim hãi, trong mây thẳm, Lòng tựa cá khờ, giữa dòng nƣớc lờ đờ

Nhìn chiếc thuyền câu, theo nƣớc triều bến vắng ……

Gió trong hàng liễu, khua tàn giấc mơ lƣời.” [62, tr.214]

Thời kỳ này khi ông ra làm quan với triều đình Lê – Trịnh với tƣ tƣởng Nho giáo Khổng Mạnh, làm kim chỉ nam cho hành động. Chính vì vậy chũng ta cũng dễ dàng hiểu đƣợc vì sao tƣởng trung của ông luôn một lòng hƣớng đến triều đình Lê – Trịnh: “Đó là tƣởng trung quân, đối diện với triều đình Lê – Trịnh. Ngô Thì Nhậm vừa muốn bảo vệ ngai vàng của vua Lê, chúa Trịnh, lại vừa muốn khoan sức cho dân là điều không thể thực hiện đƣợc dƣới chế độ phản động, thối nát của vƣơng triều ấy. Đó là mâu thuẫn không thể giải quyết đƣợc trong thực tế, cũng nhƣ trong ý thức tƣ tƣởng”[36, tr. 100].

Một vấn đề duy nhất trong thời kỳ này đó chính là tƣ tƣởng tiến bộ khi Ngô Thì Nhậm chủ trƣơng mọi công việc của triều đình phải lấy việc làm vì dân, phải làm cho dân có cuộc sống sung túc làm đầu. Đó chính là lấy dân làm gốc và một tƣ tƣởng nhƣ vậy đƣợc coi là sâu sắc, đó là sự manh nha cho những bƣớc đột phá tƣởng của ông ở thời kỳ sau.

2.1.2.Quan niệm về “nghĩa”

Tƣ tƣởng nghĩa của Ngô Thì Nhậm ở thời kỳ này đƣợc thể hiện rõ nét ở thái độ, hành động của ông đối với triều đình Lê – Trịnh. Nghĩa trong quan niệm của Ngô Thì Nhậm thƣờng với phạm trù nhân, đó chính là tƣ tƣởng yêu thƣơng con ngƣời, biến nó trở thành tƣ tƣởng căn bản trong đạo sống, làm ngƣời, hành động sao cho đúng đắn nhất.

Quan niệm về nghĩa của Ngô Thì Nhậm đƣợc thể hiện ở nghĩa vụ, trách nhiệm của ngƣời làm bề tôi đối với vua. Ông một mực phê phán lối sống, đạo làm quan của một bộ phận lớn quan lại triều đình Lê – Trịnh đã làm cho đời sống nhân dân lâm vào cảnh lầm than.

Điều đó đƣợc ông thể hiện rõ nhất khi ông viết về cuộc sống của những ngƣời dân, đó đúng là những lời trần tình mà ông nói thay cho những ngƣời dân đen. Ruộng đất “ có những cánh đồng kể tới vạn khoảnh, bỏ mặc cho cỏ um tùm”, còn “đê điều thì bỏ”, “đồng ruộng hoang vu không sửa lại, mà

những nhân viên cai quản, chỉ căn cứ vào sổ cũ mà thu thuế, ngƣời nộp thuế thì mƣợn cớ tài hèn để biện bạch” [62, tr.566]. Hay nhƣ Ngô Thì Nhậm đã viết trong bản điều trần nói về dân bị “ bị bọn cai mục thu thuế nặng nề, hoặc khổ vì bọn cƣờng hào tranh cƣớp” và ông cũng mong muốn “trong nƣớc yên bình”, “nghiêm cấm sự nhũng nhiễu của bọn đốc mục”, “xóa bỏ thứ thuế nặng nề để cho dân đỡ khổ” [62, tr.576].

Sự khổ cực đó dƣờng nhƣ đƣợc Ngô Thì Nhậm đồng cảm với những ngƣời dân, ông muốn làm điều gì đó để giúp cho xã hội, ngƣời dân đỡ bớt thống khổ hơn. Tƣ tƣởng này của Ngô Thì Nhậm xuất phát từ quan niệm về lấy dân làm gốc, ông đã có sự kế thừa xuất sắc của những nhà tƣ tƣởng lỗi lạc ở thời kỳ trƣớc đó nhƣ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Đối với vua, Ngô Thì Nhậm cũng thể hiện cái nghĩa hết sức sâu sắc. Trong ông nhƣ có một thứ tình cảm gần gũi trong chính bản thân tâm tƣ con ngƣời:

“ Con tạo bớt tuổi kỳ di đau nỗi biệt ly, chi bằng việc ngày nay nhỉ? Ơn vua trộm đƣợc chan chứa, những kỳ hẹn mãi, chƣa thỏa nỗi lòng năm xƣa.” [63, tr.503]

Khi cha ông, Ngô Thì Sĩ qua đời, Ngô Thì Nhậm không chỉ làm tròn bổn phận chữ hiếu của một ngƣời con mà từ sâu trong lòng tình cha con thật không gì có thể tả đƣợc. “ Bọn con mắc tội, thấu tới trời cao, nên giáng tại họa, cha không còn nữa. Ngày Quí Mão tháng trƣớc, ở kinh đô nghe tin báo tang, con lập tức có tờ khải báo việc đau buồn ở đó, đƣợc Thánh Chúa nghĩ tới lòng trung thành của cha, cho con tới bản đón trấn đón tang…… Cha tới trấn này để làm phên dậu cho nƣớc nhà, lòng trung thành đƣợc vua chúa kén chọn, ban ơn trạch tràn trề, tỏ lòng nhân đức đối xử rất hậu.” [63, tr.521]

Đối với bạn bè, anh em trong thời kỳ này nghĩa của Ngô Thì Nhậm cũng đƣợc thể hiện rất sâu sắc:

Từ xƣa men tƣờng mà chạy phần nhiều là đáng sợ

Ban phúc cho ngƣời khiêm tốn mừng ông tự đặt bày.” [62, tr.99] Hay đối với anh em:

“Thúc ngựa hay ra đi, vừa kịp hồi tuổi trẻ; Gò cƣơng lại, nên nêu công lao hơn đời. Mây gấm năm màu, sắc lành đã mở,

Sự nghiệp vẻ vang nhà họ Mã, nay thuộc về em” [62, tr.139]

Ngô Thì Nhậm khẳng định vai trò quyết định của dân tới vận mệnh của đất nƣớc khi ông cho rằng dân là ngƣời bình thƣờng nhƣng lại chiếm số đông và làm ra của cải vật chất để nuôi sống xã hội và triều đình. Chính vì “nƣớc lấy dân làm gốc” nên ông khuyên vua, quan phải biết dựa vào dân để hỏi mƣu kế trị nƣớc, đề nghị dân dâng lời nói thẳng và cho vua, quan biết tỏ rõ đức hạnh” [65, tr. 631]. Ông dẫn Kinh thư: “ Dân không vua biết nhờ cậy vào đâu, vua không dân biết cùng ai giữ nƣớc” và nêu rõ: Phàm những ai có đức tính tốt đẹp trời ban, nên hiểu rõ ý dựa cậy lẫn nhau” này” [63, tr. 634]. Đó chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng của ngô thì nhậm về trung nghĩa (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)