2.2. Quan niệm về trung nghĩa của Ngô Thì Nhậm sau năm 1788
2.2.2. Quan niệm về “nghĩa”
Nghĩa trong Nho giáo là một phạm trù gắn liền với nhân, chính vì thế trong quan niệm của Ngô Thì Nhậm về nghĩa cũng gắn liền với nhân. Vì thế cái nhân nghĩa trong quan niệm luôn gắn chặt với nhau. Ngô Thì Nhậm khẳng định nhân nghĩa là đầu mối đạo làm ngƣời, ông đã vƣợt qua quan niệm Nho giáo để đi tới cái nhân nghĩa trong tình yêu thƣơng con ngƣời không có sự phân biệt.
Sự tiến bộ của và sự hoàn thiện trong tƣ tƣởng của Ngô Thì Nhậm khi ông coi nhân nghĩa còn là sự tôn trọng và thực hiện quyền sống của con ngƣời. Điều này chúng ta dễ dàng nhận thấy trong các tác phẩm của Ngô Thì Nhậm viết một cách đầy đủ và rõ ràng nhất dƣới triều đại Tây Sơn. Đó là khi ông cảm nhận đƣợc nỗi đau khổ của ngƣời dân và sự sống của quân giặc khi chúng bị bắt làm tù binh: “những tên bắt đƣợc ngay tại trận, hoặc vì thế quẫn bách, phải đầu hàng, lẽ ra phải xử theo quân pháp, giết bằng mũi tên lƣỡi kiếm, để răn đe những kẻ ngông cuồng” nhƣng “ thể theo đức hiếu sinh của
Thƣợng đế, nuôi dƣỡng chở che, nên Trẫm tha cho các ngƣơi đƣợc bảo toàn tính mạng” [63, tr. 619].
Ngô Thì Nhậm khẳng định nhân nghĩa là đầu mối của đạo làm ngƣời, nhân nghĩa là đích đến hợp đạo lý của mỗi ngƣời. Ông đã vƣợt ra khỏi cái giới hạn về nhân nghĩa của Nho giáo Khổng Mạnh có phân biệt ngƣời thân sơ để đi tới quan niệm thƣơng yêu con ngƣời không phân biệt. Theo ông, “ gọi là đạo thì phải tôn kính bậc tôn trƣởng, thƣơng yêu của ngƣời thân mình; cho là nhân tức là phải buồn cùng buồn, vui cùng vui, chớ có thế cứ xa gần mà kẻ thân ngƣời sợ khác biệt; đừng vì thời vận thịnh suy mà khi vui lúc tẻ không thƣờng. Cẩn thận khuyên bảo nhau thì không đổ vỡ, hòa thuận, bảo nhau cảnh giác thì không bị nhục. Giữ gìn thói nhà nghi lễ, ung dung tỏ vẻ môn đình. Trên thì làm rạng rỡ sự nghiệp tổ tông; dƣới thì để phúc lành cho con cháu, đó chẳng là điều tốt đẹp lắm sao?” [62, tr.528] Nghĩa trong tƣ tƣởng của Ngô Thì Nhậm trong khuôn khổ gia đình không có sự phân biệt mà có sự gắn bó và thƣơng yêu sâu sắc.
Ông còn chỉ ra tác dụng của việc yêu thƣơng con ngƣời đối với sự nghiệp an nƣớc, an dân. Ngô Thì Nhậm cho rằng, ngƣời mà có tấm lòng nhân nghĩa thì vững vàng nhƣ núi, có trí tuệ sáng suốt thì sẽ gặp đƣợc nhiều điều thuận lợi, đƣợc trời đất, núi sông phù trợ để thành công. Có thế nói quan niệm này của Ngô Thì Nhậm đã có sự tƣơng đồng với quan niệm của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bình Khiêm đề cao tác dụng của nhân nghĩa có thể chấm dứt đƣợc chiến tranh và gây dựng cuộc sống cho nhân dân đƣợc yên bình. Rõ ràng sang đến giai đoạn này, nội dung tƣ tƣởng này của Ngô Thì Nhậm đã có sự tiến bộ rõ nét, ông đã có những nhận thức vƣợt xa so với những quan niệm đƣơng thời.
“Tin ở đạo mà thuận theo thì có lỗi gì;
Làm việc đều siêng, chẳng phải vì mình lận đận. Giúp dân yên vui, bậc đại thần không ngoài bổn phận;
Xuất hay xử, ngƣời quân tử phải xử đúng thời. Xuất hay xử, ngƣời quân tử phải xử đúng thời
Với điều nhân, mừng cho nhau cùng đƣợc cận kề” [63, tr.47]
Tƣ tƣởng nhân nghĩa của Ngô Thì Nhậm còn thể hiện ở sự tôn trọng và thực hiện quyền sống con ngƣời. Ông cảm thấy bất bình và lên án với những hủ tục đối với phụ nữ, đem cả phụ nữ ra để mƣu đồ chính trị.
“Nàng Huyền Trân đã nhỏ hết giọt lệ u sầu
Hóa thành tiếng mƣa dầm trong đêm xuân mai nở. Tổ quốc bạc tình ghét thù ghét ngƣời son phấn ….Ngƣời đẹp ngoài vạn dặm bị lỡ một đời
Nỗi oán hờn hẳn còn trào dâng theo con nƣớc” [63, tr.376]
Với những ngƣời lính chiến đấu, Ngô Thì Nhậm có suy nghĩ đó là những ngƣời dân, họ cũng có gia đình, cha mẹ, vợ con. Xuất phát từ tình yêu thƣơng con ngƣời, tƣ tƣởng nghĩa của ông đã đã thể hiện rõ nét trên khía cạnh này: “ Kìa nhƣ! Hễ dụng binh là gây tai họa cho dân, chiến trận thắng thua, hai bên quân lính đánh nhau, gặp kẻ thù là giết. Giỏi việc võ bị, bắt đƣợc thả ra, là việc xƣa nay hiếm.” [63, tr.618]
Đối với ngƣời thân trong gia đình, Ngô Thì Nhậm luôn gắn chặt trong mối quan hệ gia đình, tƣ tƣởng nghĩa của ông của đƣợc thể hiện rõ nét:
“Tình nghĩa anh em tựa con thuyền ngƣợc dòng. Khi nhớ nhau, thƣờng mở xem bức hoa tiên,
Tiếng hòa hợp, mến mộ vang trên lầu Ngũ Phƣợng.” [62, tr.219]
Sau khi Ngô Thì Nhậm cùng “vị vua áo vải” Quang Trung đánh bại giặc Thanh, thì những bài viết và nhiệm vụ quan trọng của đất nƣớc đều đƣợc vua Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm thực hiện. Đó cũng là lúc tƣ tƣởng nhân nghĩa của ông đƣợc phát huy đến tầm cao mới khi ông hƣớng đến đối tƣợng quân giặc đầu hàng. Ông đã đề nghị với vua Quang Trung, khi bắt đƣợc hàng binh thì không giết mà thả ra, phân chia vào các cơ đội, bổ sung cho vào
quân ngũ, cấp cho lƣơng thực, khiến họ tránh đƣợc nỗi khổ phải gông cùm, bảo toàn đƣợc tính mạng. Tƣ tƣởng của Ngô Thì Nhậm ở điểm này có sự kế thừa của Nguyễn Trãi, đó là một sự tiếp thu tƣ tƣởng và phát huy đúng lúc trong hoàn cảnh hiện nay. Việc “tha cho các ngƣơi đƣợc bảo toàn tính mạng” sau đó cảm hóa biến thành “nanh vuốt của ta” đó là việc làm “ứng với mệnh trời, thuận theo lòng ngƣời”, là “việc xƣa nay hiếm “ của bậc vƣơng giả xem bốn biển nhƣ một nhà”[63, tr. 618;619]. Đó là những hành động có tác dụng giáo dục tình yêu thƣơng con ngƣời, tinh thần khoan hồng, độ lƣợng trong truyền thống của dân tộc ta.
Kể cả với những kẻ cƣớp bóc ngoại bang, việc đầu tiên Ngô Thì Nhậm muốn giƣơng cao tầm lòng nhân nghĩa, khuyên nhủ chúng nên từ bỏ việc cƣớp bóc mà làm ngƣời tốt: “ Ôi! Là ngƣời ai chẳng muốn làm điều tốt, vì một lẽ nào đó mà phải làm điều ác, khiến lƣơng tâm phải cắn rứt, các ngƣơi nghĩ xem nhƣ thế có thể yên lòng đƣợc không?” [63, tr.658] Điều mà ông muốn nhắn nhủ tới những con ngƣời đó bằng việc “chỉ bảo tƣờng tận, bảo cho cách đến với điều lợi, tránh điều hại, nói rõ cho các ngƣơi biết. Còn những việc làm sai trái của các ngƣơi trƣớc đây, bản quốc không hỏi đến nữa.” [63, tr.663]
Khi đất nƣớc đƣợc hòa bình, Ngô Thì Nhậm với tài năng của mình cùng một vị vua hiểu mình, Ngô Thì Nhậm đã đem hết tài năng của mình để xây dựng triều đại mới. Đó là lúc tƣ tƣởng nhân nghĩa của ông đƣợc phát huy cao độ “cứu dân ra khỏi hầm tai vạ, thƣơng ngƣời gặp phải hoạn nạn, lỏng ngục tù, hoãn hình phạt” hay “văn võ bá quan triều cũ, trƣớc đây không chịu bái yết, can tội trốn tránh, đã chuẩn cho ân xá. Điền sản bị sung công chƣa đƣợc trả lại, nay theo thực đã đến hầu, có quan giám tri khai họ tên, thì cho lĩnh điền sản cũ về làm ăn, để cho không phải đói rét…… tội phạm tù đồ, trừ tội làm giặc ra còn án nào xét thấy tội trạng thuộc loại nặng thì tạm giam đợi tra xét, ngoài ra đều đƣợc ân xá, để giải nỗi oan khuất”[63, tr.643].
Không phải đến giai đoạn này Ngô Thì Nhậm mới thấy đƣợc vai trò và vị trí quan trọng của dân, lấy dân làm gốc mà ông chỉ khẳng định lại và nhắc lại cho vua quan triều đình biết điều đó mà thôi. “ Việc chính sự của bậc vƣơng giả là phải vun gốc, đè ngọn. Chỉ có hết sức với việc dân, chú trọng vào công việc đồng áng thì dân trong nƣớc mới không phiêu dạt, đất ngoài đồng mới không bị bỏ hoang” [63, tr.625].
Tƣ tƣởng nhân nghĩa của Ngô Thì Nhậm suy cho cùng cũng vì mục đích hƣớng đến lòng yêu thƣơng con ngƣời, tƣ tƣởng an dân, vì nhân dân. Tƣ tƣởng của ông khi ông nêu ra không chỉ giải quyết các vấn đề trƣớc mắt của đất nƣớc mà nó còn có tác dụng lâu dài trong việc giáo dục, cảm hóa con ngƣời hƣớng đến những tƣ tƣởng đạo đức căn bản trong xã hội hay đó là những giá trị nhân bản trong tƣ tƣởng của Ngô Thì Nhậm. Vì thế ông nhấn mạnh trong mọi suy nghĩ phải hƣớng tới những chuẩn mực đạo đức của ngƣời có lòng nhân, ngƣời có dũng khí, của bậc trí giả. Bởi ngƣời có lòng nhân thì không nỡ làm hại ngƣời để mƣu lợi cho mình; ngƣời có dũng khí không bao giờ tránh kẻ mạnh, khinh hờn kẻ yếu; bậc trí giả không bao giờ màng.
Nhân nghĩa ở Ngô Thì Nhậm không chỉ là tình yêu thƣơng con ngƣời, là đạo làm ngƣời mà còn là nền tảng phƣơng pháp luận tƣ duy và hành động cho con ngƣời. Nhân nghĩa cũng là tƣ tƣởng chủ đạo và xuyên suốt sự nghiệp cứu nƣớc an dân của ông.
Điểm giống của Ngô Thì Nhậm với Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là các ông coi nội dung tƣ tƣởng nhân nghĩa nhƣ là phƣơng pháp tƣ duy và hành động. Ngô Thì Nhậm củng cố tƣ tƣởng nhân nghĩa nhƣ là phƣơng tiện, công cụ để con ngƣời bình tâm chở đạo vƣợt qua sông đầy, sóng lớn. Rõ ràng chỉ khi con ngƣời cảm thụ đƣợc tƣ tƣởng đó thì mới có những nền tảng tƣ duy để hành động một cách đúng đắn và có những bƣớc đi vƣợt qua mọi khó khăn. Ngô Thì Nhậm đã chỉ ra: “ Điều nhận khiến con ngƣời khôn lớn, điều nghĩa khiến vạn vật thích nghi; điều đáng làm mà làm đƣợc đó
là đạo, nếu nhƣ trong lòng còn trăn trở thì chỉ dám thể hiện qua lời nói”[63, tr.829].
Ngô Thì Nhậm cũng chỉ ra phƣơng pháp suy nghĩ phù hợp đạo lý chính nghĩa: “ Việc đời có lúc thƣờng lúc biến, cái đáng quý là sự hiểu biết về đạo lý, giữa sống và chết, mất còn, phải tìm cái điều hợp chính nghĩa, còn giàu sang phú quý thì không liên quan gì vào đó. Thánh nhân dạy bảo ý nghĩa sâu, phải theo từng loại suy xét mới hiểu đƣợc”[65, tr.485]. Tƣ tƣởng nhân nghĩa của ông không phải là sự rập khuôn, Ngô Thì Nhậm cho rằng bất cứ vấn đề gì cũng phải có sự suy xét và hành động trên nền tảng nhân nghĩa. Ông đã vƣợt qua đƣợc giới hạn của tƣ tƣởng Nho giáo và những chuẩn mực của nó.
Có thể khẳng định rằng, tƣ tƣởng của Ngô Thì Nhậm về nghĩa là sự kế thừa có sáng tạo của Nho giáo và những nhà tƣ tƣởng đi trƣớc nhƣ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm và trên một số khía cạnh Ngô Thì Nhậm còn cho thấy sự tiến bộ hơn. Cái quan trọng nhất trong quan niệm của Ngô Thì Nhậm là ông đã hình thành tƣ tƣởng về đạo làm ngƣời, lễ nghĩa sống và vận dụng một cách sáng tạo vào việc trị nƣớc an dân.