Định hƣớng phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 89 - 93)

5. Kết cấu luận văn:

3.1. Định hƣớng phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng

thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh đến năm 2025.

3.1.1 Định hướng chung của UBND tỉnh Bắc Ninh đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nhằm triển khai đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 gắn với thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các Nghị định hướng dẫn thi hành (Nghị định 34/2018/NĐ- CP, Nghị định 38/2018/NĐ-CP và Nghị định 39/2018/NĐ-CP), đẩy mạnh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, bình đẳng, ổn định, an toàn để các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh và hội nhập kinh tế quốc tế hướng tới mục tiêu xây dựng Bắc Ninh trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương. Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh; cải tiến năng suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường, ý thức chấp hành quy định của pháp luật. UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2018 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

Nội dung Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được triển khai giai đoạn 2018 đến 2025 bao gồm 11 nhóm giải pháp hỗ trợ về: Cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; Hỗ trợ thông tin, tư vấn và pháp lý; Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Cung cấp

thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và xúc tiến mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hỗ trợ về mặt bằng sản xuất kinh doanh; Hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi mô hình hoạt động thành doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hỗ trợ doanh khởi nghiệp; Hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị và Hỗ trợ làng nghề.

Về cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh: Thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch cải cách hành chính, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu xây dựng Bắc Ninh trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương; tập trung cải cách hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính đối với từng lĩnh vực, nhất là TTHC ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của doanh nghiệp như đất đai, thuế, hải quan...; định kỳ tổ chức hoạt động đối thoại trực tiếp giữa chính quyền với doanh nghiệp; tăng cường công tác tiếp nhận thông tin, xử lý phản ánh của doanh nghiệp thông qua đường dây nóng, Cổng Thông tin điện tử tỉnh,... ; tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trên cơ sở cải thiện thực chất các Chỉ số PCI, PAPI, PAR Index, ICT Index, DCI Bắc Ninh. Tăng cường năng lực hoạt động của Trung tâm hành chính công; Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, khuyến công, dịch vụ việc làm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu quả.

3.1.2 Tình hình cho vay của NH TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh trong bối cảnh mới.

VietinBank Bắc Ninh dự kiến tăng trưởng trong giai đoạn 2019-2021 là 30% số lượng khách hàng và 18% dư nợ tín dụng hàng năm với nhóm khách hàng doanh nghiệp DNNVV.

Đối với một ngân hàng thì hoạt động tín dụng có vai trò rất quan trọng, góp phần đáng kể trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Chính vì vậy việc mở rộng hoạt động tín dụng nói chung cũng như tín dụng doanh nghiệp DNNVV nói riêng là một nhiệm vụ chiến lược đối với các ngân hàng thương mại hiện nay. Căn cứ vào tiềm lực và xu thế phát triển của nền kinh tế, đối với vay doanh nghiệp DNNVV,

định hướng mở rộng tín dụng doanh nghiệp DNNVV của VietinBank Bắc Ninh được định hướng như sau:

- Xây dựng kế hoạch phát triển cho vay DNNVV chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ tín dụng (dự kiến chiếm 30% đến 40% trong tổng dư nợ tín dụng)

- Tiếp tục duy trì tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu ở mức thấp (chiếm tỷ trọng từ 0% đến tối đa 1%)

- Tăng mức độ hài lòng của khách hàng.

- Tích cực bằng nhiều biện pháp tiếp thị, thu hút các khách hàng DNNVV tốt của các Tổ chức tín dụng khác về giao dịch. Đẩy mạnh công tác bán chéo sản phẩm, quan tâm đánh giá mức độ rủi ro, chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng để đưa ra các quyết định tín dụng đúng đắn, an toàn, hiệu quả.

- Xây dựng cơ cấu tín dụng có khả năng sinh lời cao, ưu tiên các ngành nghề ưu tiên phát triển kinh tế theo thế mạnh địa phương phù hợp với thời hạn nguồn vốn và cơ câu vốn của chi nhánh Bắc Ninh.

- Tăng trưởng tín dụng đi đôi với việc duy trì và nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm hiệu quả kinh doanh, đáp ứng nhu cầu tín dụng hợp lý cho các khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh, tính thanh khoản cao, kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng.

- Thực hiện chính sách lãi suất, phí hợp lý, đảm bảo tính cạnh tranhk hiệu quả phù hợp với đặc điểm, mức độ rủi ro của từng khoản vay đảm bảo thu được lợi nhuận tối đa.

- Củng cố chất lượng tín dụng, từng bước quy mô tín dụng với những khách hàng yếu kém, không đáp ứng các điều kiện tín dụng theo quy định hiện hành, thu hồi toàn bộ nợ xấu, không để phát sinh thêm để nâng cao năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập hiện nay.

3.1.3 Định hướng phát triển cho vay đối với doanh nghiệp SME

Nhiệm vụ của chi nhánh Bắc Ninh trong giai đoạn này là mở rộng và phát triển mọi mặt hoạt động để trở thành một chi nhánh ngân hàng thương mại đa năng với

các chỉ tiêu về quy mô, hiệu quả và các tỷ lệ giới hạn sát với thông lệ, yêu cầu định hướng chung của ngành. Chi nhánh đã vạch ra những chính sách cụ thể, thiết thực và đã từng bước hành động cụ thể để thực hiện được nhiệm vụ đề ra. Trong đó, có những chính sách tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với DNNVV. Đó là:

- Hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng DNNVV nói riêng trong những năm tới cần phải thực hiện: “Kỷ cương, an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng hợp lý”.

- Xây dựng chính sách khách hàng doanh nghiệp hiệu quả, lựa chọn khách hàng DNNVV có điều kiện vay vốn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước của địa phương.

- Kiểm soát chất lượng, hiệu quả tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của NHNN và Vietinbank đề ra. Cơ cấu khách hàng theo hướng điều chỉnh nâng tỷ trọng khách hàng DNNVV, khách hàng xếp hạng tín dụng A trở lên. Đối với các khách hàng có hạn mức tín dụng cao, có chính sách ưu tiên về lãi suất, phí của các dịch vụ khác.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng gắn liền với chất lượng tín dụng: Tích cực giảm nợ quá hạn đến mức thấp nhất, đồng thời tiếp tục thực hiện biện pháp tích cực để xử lý và thu hồi các món nợ tồn đọng.

- Hoạt động cho vay DNNVV phải gắn liền với phát triển các dịch vụ khác của ngân hàng như: huy động vốn, thanh toán, thẻ, chuyển tiền…, góp phần gia tăng nguồn thu dịch vụ phi tín dụng tại chi nhánh.

- Nâng cao năng lực quản trị tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam, cần có những giải pháp phù hợp với diễn biến thực tế môi trường kinh doanh để hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả cho vay đặc biệt là cho vay DNNVV tại Chi nhánh.

- Gắn công tác tổ chức cán bộ với đào tạo nâng cao trình độ để tạo ra ưu thế cạnh tranh, đặc biệt quan tâm việc nâng cao khả năng thẩm định dự án, phương

pháp thu thập thông tin, quản lý các món vay cũng như trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w