Giám sát và kiểm tra quá trình tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 100 - 101)

5. Kết cấu luận văn:

3.2. Giải pháp phát triển cho vay khách hàng DNNVV tại Ngân hàng thƣơng

3.2.7. Giám sát và kiểm tra quá trình tín dụng

Công tác kiểm tra được thực hiện trong suốt quá trình vay: trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Kiểm tra trước khi cho vay và trong khi cho vay chính là nằm trong khâu thẩm định khách hàng. Kiểm tra giám sát sau cho vay là kiểm tra sau khi đã giải ngân cho khách hàng nhằm phát hiện những sai xót, dấu hiệu xấu như: khách hàng sử dụng tiền vay sai mục đích, hoạt động sản xuất kinh doanh có dấu hiệu thua lỗ, lừa đảo.

Kiểm tra giám sát khoản vay không chỉ là nắm bắt thông tin, theo dõi và cập nhật kịp thời tình hình khoản vay, tình hình hoạt động của khách hàng mà hơn hết nó còn có ý nghĩa hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh. Vì vậy, để nâng cao chất lượng cho vay, chi nhánh cần quan tâm đúng mức trong việc kiểm soát chặt chẽ các khoản vay. Thể hiện:

Phải theo dõi thường xuyên những khoản vay có vấn đề: Thu hồi nợ vay là kết quả của quá trình cho vay. Việc thu hồi nợ vay phải thể hiện hiệu quả hoạt động cho vay cũng như đảm bảo thu nhập của ngân hàng. Công tác thu hồi nợ là công việc phức tạp và quan trọng nhất đối với bất kỳ NHTM nào. Vì vậy khi đến hạn trợ nợ các món vay, CBTD phải thông báo cho khách hàng và có biện pháp nhằm thu hồi khoản nợ đó đúng hạn.

Việc đôn đốc thu nợ, thu lãi đúng kỳ hạn và đủ là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với cán bộ tín dụng. Lịch trả nợ và lãi vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng phải theo dõi hàng ngày. Ngân hàng đồng thời phải gửi báo cáo cho doanh nghiệp có nợ quá hạn chuẩn bị nguồn trả vào trước kỳ hạn trả.

Xử lý nợ quá hạn: Trong thực tế, nợ quá hạn là rất khó tránh vì thế chi nhánh cần xây dựng biện pháp hữu hiệu để xử lý nợ quá hạn đảm bảo an toàn vốn cho chi nhánh. Chi nhánh cần phân loại nợ quá hạn theo các tiêu thức khác nhau để tìm ra biện pháp thu hồi hiệu quả và hợp lý. Với các DNNVV làm ăn thua lỗ, chưa có khả năng trả nợ, đang thực sự cần thêm vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh thì ngân hàng có thể xem xét để thực hiện công tác thu hồi nợ của DN này với sự châm trước, tạo điều kiện cho DN. Đối với các khoản nợ quá hạn do nguyên nhân khách

quan: thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn chi nhánh có thể xem xét gia hạn nợ. Đối với DNNVV gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa, chi nhánh có thể giúp đỡ doanh nghiệp bằng cách giới thiệu người mua để giải quyết hàng tồn kho để doanh nghiệp có tiền trả nợ quá hạn. Còn đối với các DNNVV có gian lận thì chi nhánh phải tìm cách thu hồi nợ càng sớm càng tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w