Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.5.1. Kinh nghiê ̣m của mô ̣t số doanh nghiê ̣p về văn hóa doanh nghiệp
- Văn hóa doanh nghiệp của Công ty Toyota chi nhánh Lào
Với “đại gia” Toyota, một thương hiệu ô tô hàng đầu thế giới của Nhật Bản, văn hoá doanh nghiệp từ lâu đã trở thành những chuẩn mực mang tính nguyên tắc, rất chặt chẽ, được tuân thủ dựa trên lợi ích to lớn của nhân viên, của doanh nghiệp và của người tiêu dùng trên khắp thế giới. Thành công của Toyota bắt nguồn từ sự kết hợp giữa tài năng kinh doanh thiên bẩm cá nhân và những giá trị văn hóa truyền thống của người Nhật. Ông tổ của Tập đoàn Toyota là Sakichi Toyoda, một người Nhật tài hoa và đầy tự trọng. Với việc nhìn thấy những chiếc ô tô Mỹ trong khi đi tìm thị trường cho chiếc máy dệt tự động của mình, lòng tự trọng của người Nhật đã khiến ông bỏ vốn đầu tư, mày mò nghiên cứu sản xuất ra chiếc ô tô, mang tên chính dòng họ Toyoda. Văn hoá của Toyota hình thành ngay sau khi người con trai Kiichiro tiếp quản công ty Sakichi Toyoda từ bố mình. Ông đã đặt lại cái tên Toyota bằng cách thay chữ cái "d" bằng chữ cái "t" trong từ Toyoda. Cái tên "Toyota" phát âm không rõ như Toyoda, nhưng nó thích hợp hơn đối với tâm lý quảng cáo.
Và theo quan niệm truyền thống của người Nhật chữ Toyota có 8 nét, con số 8 mang lại sự may mắn và tượng trưng cho sự lớn mạnh không ngừng, trong khi đó Toyoda lại có 10 nét - theo quan niệm của người Nhật số 10 là một số tròn trĩnh, không phát triển. Bản thân Kiichiro lại còn một ý thức khác cho việc chọn lựa biểu tượng này, đó là ông muốn tách cái tên Toyota ra khỏi
4/1937, Toyota chính thức được đãng ký bản quyền thương mại. Và kể từ đó, thương hiệu Toyota trở thành một trong những biểu tượng, là niềm tự hào của mọi người dân Nhật Bản và của thế giới.
Văn hoá Toyota thể hiện rất rõ từ logo, triết lý kinh doanh, phương châm hành động. Logo cùa Toyota bao gồm 3 hình eclipse lồng vào nhau (tượng trưng cho 3 trái tim) mang ý nghĩa: 1/Thể hiện sự quan tâm đối với khách hàng; 2/Tượng trưng cho chất lượng sản phẩm; 3/Những nỗ lực phát triển khoa học công nghệ không ngừng.
Ngoài ra, Toyota còn xây dựng các Nguyên lý kinh doanh bao gồm 12 nguyên lý; rồi các nguyên tắc kinh doanh của Toyota bao gồm 14 nguyên tắc, cũng được thực hiện nhất quán và chặt chẽ trên toàn cầu.
- Văn hóa doanh nghiệp Công ty FPT – chi nhánh Lào
Ở Lào, FPT là một trong số ít những công ty có ý thức xây dựng phong cách văn hóa riêng của mình ngay từ những ngày đầu thành lập. Thế hệ lãnh đạo đầu tiên của công ty đã ý thức được rằng, để đảm bảo sự phát triển bền vững của một công ty, ngoài lợi nhuận, công nghệ, con người thì môi trường văn hóa chính là nền móng vững chãi của doanh nghiệp.
Toàn bộ văn hóa FPT được đúc kết trong một tư liệu có tên “Tài liệu gen FPT” của ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT. Từ một ý tưởng rất đơn giản: “Một sinh vật sống quanh ta đều có gốc tồn tại từ hàng chục triệu năm trước đó và đều có cấu trúc gen. Tương tự như vậy, các tổ chức xã hội lâu bền đều có cấu trúc gen. Phải chăng gen là lời giải cho sự trường tồn? Nếu vậy, sao không xây dựng gen cho doanh nghiệp?” Từ đó, Ông Trương Gia Bình đã đề xuất ra công thức sau:
Doanh nghiệp = Các nhân viên + “Gen” của họ
Ở đây chúng ta hiểu “gen” như là hệ cấu trúc thông tin nội tại của doanh nghiệp, thỏa mãn các đặc tính sau:
Là bản ngã của doanh nghiệp; Có tính đồng nhất đối với các thành viên; Có tính bảo thủ, bất biến và khả năng “di truyền”. Tiền thân của FPT hôm nay
là Công ty Công nghệ chế biến thực phẩm (Food Processing Technology - FPT), gọi tắt là công ty Công nghệ thực phẩm.
Trong bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội nước ta những năm 80 của thế kỷ trước, cái tên đó được lý giải là “mục tiêu lâu dài của FPT là hoạt động trong lĩnh vực tin học ứng dụng, song bước đầu nên chọn công ty sao cho dễ được chấp nhận của xã hội khi đó và thu hút sự chú ý của nước ngoài với mục tiêu nhân đạo”.
Ngày 27/10/1990, Công ty đã đổi tên thành Công ty Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT với tên giao dịch quốc tế là The Corporation for Financing and Promoting Technology. Có lẽ, vì khởi nguồn từ một công ty công nghệ non trẻ ở một đất nước còn kém phát triển, vào thời kỳ đó rất cần khẳng định những cái “tôi”, để từng thành viên tin tưởng vào tương lai, để học tập, để nghiên cứu, để làm việc…do vậy trong văn hoá FPT, cái tôi cá nhân được đề cao, trở thành một hiện tượng văn hoá của người FPT, rất riêng, tự do, phóng khoáng. Lễ hội là một phần không thể thiếu được của văn hoá FPT. Ngày 13/09 hàng năm là lễ hội quan trọng nhất của Tập đoàn, được tổ chức để kỷ niệm ngày thành lập Tập đoàn (13/09/1988). Nội dung bao gồm: Olympic thể thao FPT, hội diễn văn nghệ STCo (sáng tác Công ty).
Ở FPT có những lễ hội như: Hội làng, lễ sắc phong Trạng nguyên, lễ tổng kết năm kinh doanh, Hoạt động văn hoá thể thao: Các giải bóng đá, bao gồm giải Vô địch FPT (tháng 5, tháng 6), Cúp Liên đoàn FFF (tháng 10, tháng 11). Các giải bóng đá luôn là những sự kiện thể thao hàng đầu đối với người FPT. Các hoạt động khác: Các hội diễn văn nghệ, hội quán, gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ, các câu lạc bộ thể thao như bơi lội, khiêu vũ...và hàng ngàn hoạt động khác diễn ra thường xuyên hàng tuần, hàng tháng tại các công ty/chi nhánh. Ấn phẩm: Các ấn phẩm là kết tinh của những giá trị FPT, là nguồn thông tin, tư liệu phong phú về FPT, về con người và lịch sử phát triển, là tình cảm của mỗi thành viên FPT gửi gắm vào đó. Các ấn phẩm gồm: Các
viết của người FPT). Các bộ phận FPT cũng có sử ký riêng của mình. Các Tuyển tập nhân vật: Đỗ Cao Bảo tuyển tập, Hùng Râu, Hoàng tuyển,.. bao gồm các bài viết của các nhân vật hoặc viết về các nhân vật nổi tiếng trong FPT. Sách Đồng đội, Báo Chúng ta cũng là những ấn phẩm được duy trì và phát hành vào thứ 5 hàng tuần tới tất cả các thành viên của FPT. Các bản tin nội bộ khác của các đơn vị cũng truyền tải những nội dung và hoạt động của các đơn vị, là món ăn tinh thần cho các thành viên của đơn vị đó.
Có thể nói, văn hoá doanh nghiệp tại FPT là những giá trị riêng biệt, chỉ riêng có ở FPT, mang nặng dấu ấn của những lãnh đạo Công ty, đề cao giá trị của cái tôi cá nhân, tạo nên những bản sắc hơi khác lạ so với văn hoá doanh nghiệp nói chung ở Lào.
1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty Điê ̣n lực Lào - Chi nhá nh Tỉnh Bolikhamxay