Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty Điê ̣n lực Lào Chi nhánh Tỉnh
- Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của một doanh nghiệp.
“Chữ TIỀN chỉ có thể tạo ra những nhân viên làm hết việc; chữ TÌNH mới tạo ta những nhân viên làm việc hết mình”. Và phải đặt con người làm yếu tố trung tâm trong xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có một nền văn hố riêng sẽ tạo nên một sự khác biệt đối với các doanh nghiệp khác, và nó trở thành một yếu tố quyết định sự cạnh tranh, chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng.
Đồng thời, văn hoá doanh nghiệp sẽ là sợi dây neo bám vững chắc, giúp từng thành viên và doanh nghiệp đi qua những khó khăn; tạo ra sự cố kết, tính thống nhất cao, hướng tới những mục tiêu mà doanh nghiệp đã vạch ra bằng những hành động tự nguyện, phối hợp nhịp nhàng. Thực tiễn cho thấy hệ thống thể chế, đặc biệt là thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể chế văn hóa…tác động rất sâu sắc đến việc hình thành và hồn thiện văn hóa doanh nghiệp. Vì vậy, qua những kinh nghiệm của các doanh nghiệp trên ta rút ra được những bài học:
+ Phát triển văn hóa Cơng ty thơng qua việc xây dựng mơi trường làm việc lành mạnh
+ Phát triển văn hóa hướng tới lợi ích khách hàng
+ Nâng cao cơng tác đào tạo về văn hóa doanh nghiệp trong Cơng ty + Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao vai trị của văn hóa doanh nghiệp - Thực tiễn cũng cho thấy, những mặt trái của văn hóa doanh nghiệp đã bộc lộ, một khi văn hóa doanh nghiệp quá khác biệt, không nhận được sự đồng cảm từ cộng đồng bên ngồi, thậm chí đi ngược lại với những chuẩn mực chung, thì lúc đó, doanh nghiệp sẽ bị cô lập. Điều này khơng mang lại lợi ích gì cho xã hội, và sẽ mang lại bất lợi cho chính các cá nhân trong doanh nghiệp.
Tiểu kết chương 1
Văn hố doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng trong việc tạo nên những thành công của doanh nghiệp. Bên cạnh vốn, chiến lược kinh doanh thì sức mạnh của văn hoá doanh nghiệp đã bám sâu vào trong từng nhân viên, làm nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Do đó, để khẳng định chính mình, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một nét văn hố riêng biệt. Văn hoá doanh nghiệp biểu thị sự thống nhất trong nhận thức của tất cả các thành viên tổ chức về hệ thống những giá trị chung và có tác dụng phân biệt tổ chức này với tổ chức khác. Văn hoá doanh nghiệp được mọi thành viên trong tổ chức chấp thuận có ảnh hưởng trực tiếp, hàng ngày đến hành động và việc ra quyết định của từng người và được hướng dẫn cho những thành viên mới để tôn trọng và làm theo.
Qua chương 1 tác giả đã trình bày được những vấn đề lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp như các khái niệm, vai trò, đặc điểm, các bài học kinh nghiệm về văn hóa doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở cho phân tích ở chương 2 và chương 3.
Chương 2
THỰC TRẠNG VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẠI CƠNG TY ĐIỆN LỰC LÀO - CHI NHÁNH TỈNH BOLIKHAMXAY