Cụ thể hóa 5 đặc trưng văn hóa của cơng ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện lực lào chi nhánh tỉnh bolikhamxay (Trang 86 - 90)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

3.2. Một số giải pháp triển văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty Điện lực Là o-

3.2.4. Cụ thể hóa 5 đặc trưng văn hóa của cơng ty

LỢI ÍCH CHUNG * HỢP TÁC * SÁNG TẠO * HỌC TẬP * TIẾT KIỆM

như một tổng thể đa dạng, phong phú trong nội tại văn hóa tổ chức của công ty C. Sẽ là sự khập khiễng nếu chỉ xem xét một cách riêng lẻ từng đặc trưng, hoặc đề cao đặc trưng này mà xem nhẹ đặc trưng khác.

Là những thói quen, chuẩn mực được hình thành trong quá trình hoạt động của mình, 5 đặc trưng văn hóa được lãnh đạo cơng ty diễn đạt thành văn bản, phổ biến và bước đầu tổ chức hội thảo với nội dung “Bạn hiểu như thế nào về đặc trưng văn hóa cơng ty” với thành phần các cán bộ quản lý từ cấp cơ sở trở lên.

Trong thời gian tới, chương trình văn hóa cơng ty cần cụ thể hóa, chi tiết những đặc trưng cụ thể nhằm tạo nên sự thấm nhuần hơn trong nhận thức và hành vi ứng xử của mọi thành viên.

Cụ thể hóa ở phạm vi các cấp phịng ban, đơn vị, tổ sản xuất. Xuất phát từ những công việc, chuyên môn khác nhau của các bộ phận (phòng ban, tổ…), việc triển khai 5 đặc trưng văn hóa chung cần được lãnh đạo các cấp vận dụng thành những đặc trưng cụ thể của bộ phận, đơn vị mình.

Chẳng hạn, đặc trưng Lợi ích chung của TTKD có thể được diễn đạt như là tôn chỉ hoạt động, với khẩu hiệu gắn liền với nghiệp vụ giao tiếp bạn hàng: “Trách nhiệm hàng đầu là trách nhiệm với khách hàng”. Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất là “Chất lượng và đúng hẹn”; Với bộ phận quản lý chất lượng là “Duy trì tính ổn định và sự kiểm sốt”; Với bộ phận giải quyết khiếu nại của khách hàng là” “Nhanh chóng, kịp thời và tin cậy …

Với ý nghĩa nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty và đem lại hiệu quả cao hơn cho khách hàng, đặc trưng Tiết kiệm của các đơn vị là “Làm đúng, Chính xác, linh hoạt”…

Về đặc trưng Sáng tạo, tiêu chí có thể là “Đơn giản hơn, Năng suất hơn”, phát triển sản phẩm mới là “Mới - Độc đáo - Khác biệt hóa”.

- Lễ nghi :

của cơng ty bằng nhiều phương thức: thông qua các giải pháp như đã trình bày, bằng các hoạt động phong trào mang tính thiết thực của các đoàn thể, bằng các cuộc hội thảo, hội thi, hội thao… trong đơn vị và giữa các đơn vị thành viên trong cơng ty. Đây là một q trình lâu dài, vì vậy ban lãnh đạo cấp cao cần phải quan tâm, kiên trì để tạo dựng và củng cố mơi trường văn hóa chung của cơng ty.

Định kỳ hàng năm, Tiểu ban văn hóa cơng ty cần có các hình thức thu thập thơng tin để có thể đánh giá mức độ nhận thức cũng như hành vi ứng xử của các thành viên công ty. Hoạt động này thực hiện và công bố kết quả khảo sát trong chương trình của Đại hội tồn ngành hàng năm.

Các hoạt động này cấu thành văn hoá bề nổi, phản ánh đời sống, sinh hoạt của Công ty. Tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, nhưng ảnh hưởng của nó đối với nhận thức của từng thành viên trong Công ty cũng rất lớn. Nó thể hiện được nội hàm của văn hoá doanh nghiệp, cần kết hợp hài hoà giữa nghi lễ nghiêm trang, chỉn chu với những nét sôi động của một doanh nghiệp công nghệ hiện đại.

Kết hợp được cả hai yếu tố này, đây sẽ là những điểm nhấn quan trọng trong nghi lễ của Cơng ty (có thể phối hợp các yếu tố cơng nghệ hiện đại để tăng tính sinh động trong các nghi lễ).

Các phong trào hoạt động, nhất là các hoạt động tập thể, cần đầu tư kỹ hơn về hình thức thể hiện. Phải ln luôn đổi mới, kể cả các hoạt động bề nổi, văn hoá nghệ thuật. Sự tìm tịi hình thức thể hiện, phát huy những nhân tố mới, lồng ghép nội dung giáo dục truyền thông một cách khéo léo, văn hoá doanh nghiệp sẽ tự ngấm vào tư tưởng tình cảm mỗi người. Nếu lần nào cũng giống nhau, cũng con người đấy, nội dung đấy, thậm chí hơ hào, gượng ép, thơ mộc thì CBCNV khơng thể cảm nhận được.

Tăng cường duy trì một số nét khác biệt trong nghi lễ của Công ty như việc tổ chức Chào cờ tháng tại Công ty và các trung tâm, chi nhánh tỉnh. Nó tốt lên tính chính quy, chặt chẽ của quân đội, hướng mọi người tới trách

nhiệm công dân của mình, mọi người sẽ ý thức hơn trong các hoạt động SXKD.

- Trang phục

Trong điều kiện hiện tại, nhân viên ngồi tại văn phịng khơng cần phải mang mặc đồng phục. Chỉ những đối tượng là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp khi đi hội họp thì sẽ mặc quân phục theo quy định, đối tượng còn lại quy định mang mặc lịch sự.

Tuy nhiên, với một Công ty hiện đại, cần nghiên cứu và tổ chức may đồng phục cho nhân viên. Sự thống nhất về hình thức, màu sắc đồng phục trong văn phòng sẽ tạo ra những nét đẹp văn hố (thậm chí khi đi ra đường với bộ đồng phục mang trên mình, CBCNV sẽ có ý thức tốt hơn trong việc gìn giữ hình ảnh của mình (trên thức tế, đã có đơn vị mặc đồng phục theo ngày, mỗi ngày trong tuần quy định mặc một màu thống nhất).

Riêng đối với nhân viên ở các chi nhánh cần đầu tư nghiên cứu kỹ để thiết kế, đổi mới, từ chất liệu, màu sắc (thậm chí có thể tổ chức thi thiết kế trang phục cho Cơng ty) để có được một hệ thống đồng phục đẹp, hiện đại, thống nhất, phù hợp với thời tiết khí hậu từng vùng miền và khả năng thao tác vận động của nhân viên.

Đồng phục chính là một yếu tố khơng thể thiếu trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp do vậy các doanh nghiệp cần có một đội chuyên trách đảm nhiệm việc thiết kế sao cho vừa tạo ra một bộ đồng phục mang dấu ấn riêng, phân biệt doanh nghiệp với các công ty khác lại vừa khơi dậy được trong nhân viên lịng tự hào khi khốc lên người bộ đồng phục của doanh nghiệp.

Đồng phục của doanh nghiệp được thiết kế phải tạo sự tiện lợi cho người sử dụng, mang những mầu sắc chủ đạo và có thể in lên đó logo của doanh nghiệp. Khi đã thiết kế được đồng phục rồi, ban lãnh đạo doanh nghiệp cần phải có những quy định về việc thực hiện như thời gian mặc, cách ăn mặc,…và xử lý nghiêm khắc những trường hợp không mặc đồng phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện lực lào chi nhánh tỉnh bolikhamxay (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)