Về khái niệm ý thức chính trị và hành vi chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng chính trị trong tác phẩm luận ngữ của Khổng Tử (Trang 50 - 53)

Theo Tân từ điển bách khoa thư triết học, “ý thức là trạng thái đời sống

tâm lý của cá nhân được thể hiện trong sự trải nghiệm và hiểu biết chủ quan về các sự kiện của thế giới bên ngồi cũng như đời sống của chính cá nhân” [48, tr.589]. Trong triết học, về cơ bản ý thức được giải thích như một vấn đề liên quan đến tồn tại người, một phương thức phản ánh những vấn đề của quá trình xã hội, một hiện tượng đảm bảo mối liên hệ giữa lịch sử loài người và văn hóa.

Với tư cách là một trong những hình thái ý thức xã hội, ý thức chính trị có đặc thù riêng của nó. Chính đặc thù của ý thức chính trị dẫn đến việc phải định nghĩa nó theo hai cấp độ, đó là cấp độ tâm lý và hệ tư tưởng, nói cách khác đó là sự phân định tương đối giữa ý thức chính trị thơng thường và ý thức chính trị mang tính hệ tư tưởng.

Ý thức thơng thường được hình một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn trong mơi trường chính trị của xã hội. Nó phản ánh sinh động cuộc sống chính trị hàng ngày của con người và thường xun chi phối cuộc sống đó. Tuy ở trình độ phản ánh thấp so với hệ tư tưởng nhưng những tri thức mà nó mang lại có thể trở thành tiền đề quan trọng cho sự hình thành các quan điểm của hệ tư tưởng chính trị. Trong ý thức chính trị thực tiễn, tâm lý xã hội là bộ phận quan trọng nhất. Ở trạng thái tâm lí xã hội, những cảm xúc và tâm trạng về chính trị của quần chúng thường thiếu bền vững và không ổn định. Song, những trạng thái tâm lí như vậy,

lại có vai trị to lớn và trực tiếp đối với hành vi chính trị của đơng đảo quần chúng; thơng qua đó hệ tư tưởng chính trị lại tác động vào đời sống chính trị của xã hội.

Hệ tư tưởng chính trị là hệ thống những quan điểm, tư tưởng đã được hệ thống hoá, khái quát hoá thành các học thuyết chính trị, phản ánh lợi ích của một giai cấp nhất định. Hệ tư tưởng chính trị được thể hiện trong đường lối, cương lĩnh chính trị của các chính đảng của các giai cấp khác nhau cũng như trong luật pháp, chính sách nhà nước, cơng cụ của giai cấp thống trị. Hệ tư tưởng chính trị được hình thành một cách tự giác, nghĩa là tạo ra bởi các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất định và được truyền bá trong xã hội. Hệ tư tưởng chính trị gắn với các tổ chức chính trị. Thơng qua các tổ chức chính trị mà giai cấp nào đó tiến hành cuộc đấu tranh về ý thức hệ vì lợi ích của giai cấp mình.

Nói tóm lại, ý thức chính trị được hiểu “là tổng hịa những tình cảm, tâm trạng ổn định, truyền thống, ý niệm và một loạt các hệ thống lý luận phản ánh các quyền lợi căn bản của những nhóm xã hội lớn theo mối quan hệ của chúng với nhau cũng như với thể chế chính trị của xã hội” [26, tr.236].

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin: Ý thức chính trị là một hình thái ý thức xã hội phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia, cũng như thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước. Ý thức chính trị chỉ xuất hiện và tồn tại trong các xã hội có giai cấp và nhà nước.

Cũng như các hình thái ý thức xã hội khác (ý thức pháp luật, nghệ thuật, đạo đức, tơn giáo, v.v.), ý thức chính trị có đối tượng phản ánh đặc thù là tồn tại chính trị (hoạt động chính trị và hành vi chính trị) của các đối tượng xã hội. Ý thức chính trị một mặt phản ánh các hoạt động chính trị và hành vi chính trị, mặt

khác nó lại tác động ngược trở lại đối với cái được phản ánh bằng những chuẩn mực nhất định nhằm điều chỉnh hoạt động chính trị nói chung và hành vi chính trị nói riêng thơng qua tổ chức nhà nước và có thể trong một chừng mực nhất định, làm thay đổi hành vi chính trị.

Tác động của ý thức chính trị đối với sự phát triển của xã hội phụ thuộc vào tính chân lý và sự tác động của nó đối với tồn tại xã hội. Khi phản ánh đúng xu thế phát triển khách quan của lịch sử, vượt qua được giới hạn đẳng cấp danh phận và có tác dụng điều chỉnh hoạt động chính trị và hành vi chính trị của các chính khách và của những đối tượng khác trong xã hội phù hợp với lợi ích của số đông, của cộng đồng và cao hơn nữa là của quốc gia, thì khi đó ý thức chính trị mang tính tích cực, tiến bộ. Cịn khi ý thức chính trị bị ràng buộc bởi điều kiện lịch sử và tính giai cấp thì khi đó ý thức chính trị bộ lộ rõ tính bảo thủ, lạc hậu.

Tuy nhiên, mức độ phản ánh đó cịn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của chủ thể phản ánh. Các yếu tố tâm lý trong ý thức chính trị thường khơng mang tính trường tồn, nó có thể bị phủ định theo thời gian và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Chính vì vậy mà ngay cả những mối quan hệ tự nhiên của con người (quan hệ cha con, anh em trong gia đình) cũng bị thời loạn chi phối, điều mà Khổng Tử vào thời của mình đã phải than phiền rằng, “cha không ra cha, con không ra con”. Bởi vậy khi xã hội bị loạn lạc, việc mở rộng đạo đức, tình cảm gia đình ra phạm vi xã hội thường bị xem là “khơng tưởng”, hão huyền. Xét từ góc độ hệ tư tưởng của ý thức chính trị, chúng ta cũng gặp phải tình huống tương tự. Tư tưởng chính trị của Khổng Tử mà chúng tơi đã trình bày một cách khái lược ở chương 1, được ra đời trong bối cảnh xã hội loạn lạc. Nền chính trị được xây dựng dựa trên chế độ tơng pháp, ở đó việc điều hành và quản lý xã hội đã được thể chế hóa bằng Chu Lễ (bộ Lễ của nhà Chu) do Chu Công san định trên cơ sở

của Lễ nhà Thương, vào thời Khổng Tử đã bị lung lay. Ý thức chính trị của tầng lớp thượng lưu quí tộc đứng đầu là các vua chư hầu, sau đó đến các khanh, đại phu đã có những thay đổi vượt ra ngồi qui định của Chu Lễ. Thậm chí ngun tắc phục tùng vô điều kiện mệnh trời và quyền thống trị tối cao của Thiên tử nhà Chu khơng cịn giá trị, dẫn đến sự lấn át quyền lực của thiên tử và các vua chư hầu mặc sức gây chiến, thơn tính lẫn nhau để giành đất.

Trong tình thế như vậy, Khổng Tử muốn thiết lập lại nền chính trị từng có ở buổi đầu thời Tây Chu, khi đó trật tự xã hội được xem là ổn định với cơ cấu tổ chức xã hội theo hình tháp, được điều hành bởi Chu Lễ. Không phải ngẫu nhiên mà Khổng Tử tuyên bố rằng, ông theo Lễ nhà Chu. Chúng tơi cho rằng, tun bố đó của Khổng Tử cũng chính là tâm thế xuyên suốt học thuyết chính trị - đạo đức của ơng, một học thuyết lấy việc xây dựng ý thức chính trị để định hướng, kiểm sốt hành vi chính trị của mẫu người quân tử trong việc thiết lập và duy trì xã hội, từng bước đưa xã hội trở về với trạng thái dường như “từng có” trong lịch sử Trung Hoa cổ đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng chính trị trong tác phẩm luận ngữ của Khổng Tử (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)