Nghĩa của tƣ tƣởng chính trị trong Luận Ngữ đối với sự hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng chính trị trong tác phẩm luận ngữ của Khổng Tử (Trang 89 - 103)

thành ý thức chính trị của con ngƣời Việt Nam hiện nay

Chúng tôi cho rằng, học thuyết nhân bản của Khổng Tử được trình bày trong sách Luận Ngữ có nhiều giá trị căn bản đạt đến tầm phổ biến tồn nhân loại. Chính vì vậy, dù ngày nay học thuyết này khơng đóng vai trị chủ đạo trong hệ tư tưởng của thời đại ở nước ta, nó vẫn cịn ảnh hưởng khá mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của con người Việt Nam nói chung và lĩnh vực hoạt động chính trị nói riêng. Để làm rõ ý nghĩa của học thuyết này, thiết nghĩ cần đi sâu phân tích những mặt tích cực cũng như hạn chế của nó xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Từ đó chúng ta có thể khẳng định rằng, những mặt tích cực của nó khơng những cần phải được phát huy theo tinh thần mới, mà cịn nhìn nhận những mặt hạn chế của nó để rút ra bài

học lịch sử cho việc xây dựng ý thức chính trị và định hướng tích cực cho hành vi chính trị của con người Việt Nam hiện nay.

2.5.1 Những mặt tích cực và hạn chế trong tư tưởng chính trị của Khổng Tử

Qua tìm hiểu những nội dung cơ bản của tư tưởng chính trị trong tác phẩm

Luận ngữ của Khổng Tử, có thể nhận thấy rằng, tư tưởng chính trị của Khổng Tử

chứa đựng rất nhiều những nhân tố tích cực và những hạn chế bởi điều kiện lịch sử và lập trường giai cấp. Nhưng trong khuôn khổ của luận này, chúng tôi không thể đề cập đến tồn bộ các quan điểm trong tư tưởng chính trị của Khổng Tử mà chỉ xin nêu ra một vài ý kiến làm cơ sở cho việc xem xét ý nghĩa của nó đối với sự hình thành ý thức chính trị của con người Việt Nam hiện nay

Một trong những vấn đề mà ở đó, quan niệm của Khổng Tử khơng thể coi là hồn tồn lỗi thời, đó là vấn đề con người. Ơng tơn trọng con người, và do đó, mới coi giáo hố và làm gương là hai việc hệ trọng nhất của việc thực hiện chính trị. Khổng Tử quan tâm đến những phẩm chất cá nhân, các tiêu chí mà ơng đặt ra cho việc đánh giá, phân loại người hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể. Tuy xem mệnh trời là nhân tố quyết định tất cả, nhưng trong thực tế, ông coi việc thực hiện được đạo Nhân là do ở người, nghĩa là con người nếu có ý chí

phấn đấu cho đạo nhân, thì tự khắc nó sẽ đến. Đặc biệt, ơng đã đưa ra được nhận định rất văn minh trong chính trị, cho rằng người làm quan phải được đào tạo chu đáo cả về phẩm chất đạo đức lẫn tài năng, và thiếu một đội ngũ quan chức được đào tạo như vậy thì khơng thể nói tới một chế độ chính trị hiệu quả. Riêng một khía cạnh này cũng đã thể hiện ý nghĩa to lớn đối với chính trị học. Hơn nữa, ơng cịn đề ra phương pháp đào tạo ở quan chức, phát hiện ở họ những phẩm chất và khả năng để sắp xếp, phân cơng cơng việc cho thích hợp, chẳng

hạn trong số học trị của ơng, ơng nhận xét Tử Lộ giỏi về quân sự, Nhiễm Cầu giỏi về cai trị (hành chính), Cơng Tơn Tây Xích giỏi về ngoại giao, v.v.

Khổng Tử đặc biệt quan tâm tới vai trò của dân trong sự phát triển của xã hội. Ông kêu gọi nhà cầm quyền hướng về dân và quan tâm đến dân. Khổng Tử cho rằng, sự tồn vong của một triều đại phụ thuộc vào việc dân có tin có nghe theo chính quyền hay khơng. Nếu dân tin, dân theo, dân ủng hộ thì triều đình đứng vững. Cịn nếu dân khơng tin, khơng theo, bỏ đi nơi khác hoặc nổi loạn thì triều đình tất sẽ đổ nát. Do vậy, người lãnh đạo đất nước khi đề ra đường lối phát triển nào cho đất nước cũng nhất thiết phải lấy vấn đề “an dân”, “dân tín” làm xuất phát điểm và mục tiêu. Ơng cũng đã đưa ra biện pháp để lấy được lòng dân, đạt được dân tín là phải “tiết kiệm việc chi tiêu” để làm cho dân sung túc, giàu có muốn vậy các bậc trị dân phải “dựa vào nguồn lợi của dân mà làm lợi cho dân”; đồng thời, phải biết “sử dân dĩ thời” tức là sai bảo dân cho đúng, cho hợp thời, hợp nghĩa, sao cho dân khơng ốn. Đây được coi là quan điểm tiến bộ trong tư tưởng chính trị của Khổng Tử. Trong thời đại hiện nay, quan điểm căn bản ấy của ơng vẫn cịn mang một ý nghĩa hết sức thiết thực.

Khổng Tử hết sức coi trọng biện pháp giáo dục trong thi hành chính trị để tạo lập một xã hội ổn định về mọi mặt của đời sống, ở đó mọi người trong xã hội đều được giáo hố. Ơng coi giáo dục là một trong những biện pháp chính trị căn bản để chinh phục lịng dân, ổn định trật tự xã hội tiến tới xây dựng một xã hội thái bình, thịnh trị, có trật tự, kỷ cương và tạo ra những con người có đạo đức, mẫu người lý tưởng. Nền tảng của xã hội có giáo dục chính là từ giáo dục gia đình, phải giáo dục ý thức đạo đức và trách nhiệm cho bản thân mỗi cá nhân ngay từ khi cịn ở trong gia đình. Nhờ vậy, ông đã tạo nên một cộng đồng xã hội có trật tự ổn định, hồ mục từ trong gia đình cho đến ngồi xã hội. Trong mơi

trường đó, con người được tu dưỡng bản thân theo những chuẩn mực đạo đức nhất định của xã hội; mỗi cá nhân luôn ý thức được nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, trước hết là đối với bản thân, gia đình và cao hơn nữa là với cộng đồng xã hội. Quan điểm coi trong giáo dục trong thi hành chính trị thể hiện tính nhân đạo sâu sắc, là sự tiến bộ không thể phủ nhận.

Một quan điểm nữa rất có giá trị trong tư tưởng chính trị của Khổng Tử là sự gắn bó khăng khít giữa phát triển kinh tế với chế độ chính trị và nền giáo dục của một xã hội, lấy nhân nghĩa, dân tín làm điểm xuất phát. Với nhãn quan thiên tài của một nhà tư tưởng lớn, Khổng Tử nhận thấy rằng, sự phát triển kinh tế tốt hay xấu có thể ảnh hưởng ít nhiều đến niềm tin của nhân dân với chế độ xã hội, nhưng nếu khơng xây dựng được lịng tin của nhân dân với chế độ chính trị - xã hội thì dù nền kinh tế có phát triển đến mấy cũng khơng có ý nghĩa. Do vậy, trong đường lối phát triển xã hội, phát triển kinh tế, nhất thiết phải lấy vấn đề “dân tín”, lấy sự ổn định chính trị - xã hội, xây dựng một chế độ xã hội tốt đẹp làm xuất phát điểm và mục tiêu. Đây là quan điểm chính trị cơ bản nhất trong tư tưởng của Khổng Tử. Trong thời đại ngày nay, quan điểm căn bản ấy vẫn còn mang một ý nghĩa hết sức thiết thực và nóng bỏng, đặc biệt là trong giai đoạn đầy biến động về chính trị của một loạt các nước trên thế giới, kể cả các nước tư bản phát triển.

Tuy nhiên, do hạn chế bởi điều kiện lịch sử và lợi ích giai cấp, tư tưởng chính trị của Khổng Tử ln chứa đựng những mặt hạn chế có khi mâu thuẫn với những giá trị tích cực được nêu ở trên. Điều đó phản ánh tâm trạng giằng xé của ông trước sự biến chuyển của thời cuộc. Khi phản ánh đúng xu thế phát triển của lịch sử và vượt qua được giới hạn đẳng cấp danh phận, tư tưởng của Khổng Tử chứa đựng cái hạt nhân hợp lý mang giá trị nhân loại phổ quát. Đó là mặt tích

cực, tiến bộ như đã nêu ở trên. Nhưng khi bị ràng buộc bởi điều kiện lịch sử và lợi ích giai cấp, tư tưởng của ông lại bộc lộ rõ tính bảo thủ, lạc hậu.

Như chúng ta đã biết, bản thân Khổng Tử vốn xuất thân từ tầng lớp quý tộc, do đó, tư tưởng của ơng ln hướng vào lợi ích của giai cấp quý tộc phong kiến. Chủ trương muốn đưa ra một học thuyết chính trị - xã hội phục vụ cho việc trị nước, tức là muốn xây dựng một cơ chế quản lý xã hội như thế nào mà mỗi cá nhân trong xã hội ấy phải xử sự thế nào cho phù hợp với thể chế quản lý ấy để các quan hệ xã hội vận hành theo đạo, giữ được trật tự ổn định của xã hội. Song, thực chất của chủ trương đó là để duy trì vĩnh viễn địa vị thống trị tuyệt đối của một ơng vua, cố định hố trật tự và cơ cấu giai cấp của xã hội phong kiến. Nói cách khác, chủ trương đó là nhằm bảo vệ cho lợi ích của giai cấp thống trị.

Rốt cục, có thể nói, việc dùng đạo đức để cảm hố con người, làm cho nó chấp nhận sự bất bình đẳng của một xã hội có sự phân chia đẳng cấp khắc nghiệt và từ đó phục tùng bề trên một cách vơ điều kiện là mục tiêu chính trị bất di bất dịch của Khổng Tử.

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, ngay trong quan niệm về người quân tử, Khổng Tử đã thể hiện rõ tính đẳng cấp. Ơng quan niệm người quân tử là người có phẩm chất cao quý có chức vị, nắm quyền lãnh đạo xã hội, còn tiểu nhân bị xem là hạng người thấp hèn, đối lập nhiều mặt về đạo đức với người qn tử, nhưng thật khó hiểu khi ơng đồng nhất tiểu nhân với dân. Ơng nói: “Đức của người quân tử (nên hiểu là nhà cầm quyền) như gió, đức của kẻ tiểu nhân (nên hiểu là dân chúng) như cỏ, gió thổi qua thì cỏ rạp xuống” [28, tr.489]. Như đã được trình bày ở trên, Khổng Tử cho rằng: “chính trị là ngay thẳng”, lấy việc chấp chính ngay thẳng làm mục tiêu “khơng vì người thân mà che giấu”, nhưng ở một chỗ khác ông lại thể hiện tính bất cập, thiếu nhất quán trong tư tưởng:

những người con có hiếu trong thiên hạ phải lấy việc “cha che dấu cho con, con che dấu cho cha, tính ngay thẳng ngụ trong đó” [28, tr.512].

Do hạn chế bởi lịch sử, tư tưởng chính trị của Khổng Tử cũng chứa đựng mâu thuẫn về nhiều mặt. Thứ nhất, Khổng Tử rất đề cao tinh thần “dân vi bang bản”, tức coi dân là gốc, nhưng ông lại hết sức đề cao luân lý gia tộc tôn cha xem nhẹ con, đem quan hệ cha con suy ra quan hệ quân thần, nâng vua lên làm “quân phụ”, xem con là “tử dân”. “Tử dân” ắt phải nghe mệnh lệnh của “quân phụ”, dẫn đến trọng quân khinh dân. Thứ hai, ơng tun bố chủ trương tích cực hữu vi, cứu thế, song lại tuyên bố quan điểm hành – tàng: “Dùng tới thì ra hành chính, bỏ thì lui về ẩn dật” [28, tr.349]. Thứ ba, Khổng Tử cho việc chính trị là suốt

đời, đòi hỏi sự bền bỉ như đắp gò, không bao giờ được phép thoả mãn; học để ra làm quan, làm quan còn tiếp tục học tập, sửa đức. Tuy nhiên, ông lại tỏ thái độ chủ quan cho rằng: “Nếu có người nào biết dùng ta thì chỉ chừng một năm, việc chính trị đã khá, ba năm là hồn thành” [28, tr.505].

Nhưng dù sao, từ thế kỷ thứ năm trước công nguyên mà Khổng Tử đã có những quan điểm về chính trị hết sức đặc sắc như vậy, thì ơng thật xứng đáng là “bậc thầy của muôn đời”. Những hạn chế của ơng về tư tưởng chính trị, bao hàm ý thức chính trị với tư cách định hướng cho hành vi chính trị, cũng xứng đáng là những bài học lịch sử q báu cho hậu thế mn đời.

2.5.2. Bài học lịch sử trong tư tưởng chính trị của Khổng Tử đối với lĩnh vực giáo dục ý thức chính trị và hoạt động chính trị của con người Việt Nam hiện nay

Việt Nam là một nước chịu ảnh hưởng khá đậm văn hố Khổng giáo. Hậu quả này khơng chỉ là từ Khổng học mà có lẽ cịn do tâm lý dân tộc và phương thức văn hố bản địa của Việt Nam, đặc biệt là tính truyền thống của xã hội Việt

Nam quy định. Do đó, ngay trong thời kỳ văn hố Pháp ảnh hưởng mạnh ở Việt Nam, những giá trị tư tưởng Khổng học, đặc biệt là các quan niệm về nhân cách quân tử vẫn được người Việt Nam coi trọng.

Việt Nam hiện nay đang trong công cuộc đổi mới nhằm cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, nhằm đạt tới một xã hội phát triển phồn vinh, văn minh và hạnh phúc, một số quan niệm của Khổng học, vẫn cịn có giá trị khuyến cáo khá tích cực đối với sự hình thành ý thức con người Việt Nam hiện nay.

Khi xây dựng đội ngũ quan chức, Khổng Tử yêu cầu người làm quan phải là người được đào tạo cả về phẩm chất đạo đức lẫn tài năng, họ là người phải thường xuyên học tập, rèn luyện làm sao đủ tài đủ đức để thực thi nhiệm vụ chính trị của mình. Do vậy, điều đáng lo nhất của người làm quan là: “Chẳng lo khơng có địa vị, chỉ lo sao đủ tài đức để được địa vị đó” [28, tr.276]. Điều này có ý nghĩa cảnh tỉnh rất lớn đối với những cán bộ hiện nay tuy không đủ năng lực phù hợp với tình hình nhiệm vụ của đất nước nhưng bằng nhiều cách để có chức vị như làm bằng giả, dựa vào quan hệ, v.v. Bên cạnh đó, những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, tư cách của kẻ “vi chính’, những “quân tử”, “kẻ sĩ”… trong tư tưởng của Khổng Tử cũng có tác dụng khi mang ra để so sánh với một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức đang là lực lượng chủ yếu của “đội quân tham nhũng”, họ đang dần thối hố biến chất làm xói mịn nghiêm trọng lịng tin của nhân dân vào chế độ xã hội. Theo ngôn ngữ của Khổng Tử, họ là những kẻ “bất chính”, “bất nghĩa mà nên giàu có với sang trọng”, họ bất chấp tất cả miễn được vinh thân phì gia. Điều đó hồn tồn trái với đạo của người quân tử là “ăn chẳng cầu no, ở chẳng cầu tiện nghi, làm việc siêng năng mà thận trọng lời nói, tìm đến người đạo đức để sửa mình” [28, tr.209], để thực thi nền chính trị ngay thẳng.

Một điểm quan trọng khác trong tư tưởng của Khổng Tử là một bài học rất có giá trị đối với việc hình thành ý thức chính trị của người Việt Nam hiện đại. Đó là phải ln gắn kinh tế với chính trị, với lịng dân, phải lấy vấn đề “nhân nghĩa”, “dân tín” làm xuất phát điểm và mục tiêu cho phát triển kinh tế. Điều này có ý nghĩa cảnh tỉnh đối với những cán bộ hiện nay trong vấn đề xây dựng các dự án phát triển kinh tế cần phải tính đến quyền lợi của nhân dân.

Bên cạnh đó, quan điểm thể hiện tính bất cập, thiếu nhất quán trong ý thức chính trị của Khổng Tử khi quan niệm “chính trị là ngay thẳng”, nhưng để thực hành đạo hiếu “cha che giấu cho con, con che dấu cho cha, tính ngay thẳng ngụ trong đó” cũng là điều cực kỳ nan giải cả trong lĩnh vực tồn tại chính trị lẫn ý thức chính trị ở nước ta hiện nay. Trong công tác tổ chức cán bộ, nhiều trường hợp vì đề cao quan hệ thân thích đã dẫn đến tư tưởng cục bộ, địa phương kéo bè, kéo cánh gây chia rẽ, mất đoàn kết bè phái trong các cơ quan, tổ chức. Những cán bộ lãnh đạo chỉ vì quan hệ thân thích mà khơng dám đấu tranh phê bình đối với những hành vi sai trái của người khác để hậu quả đáng tiếc xảy ra. Cũng từ quan niệm thiên lệch về đạo đức này, mà một số cán bộ lãnh đạo đã thể hiện tính gia trưởng, áp đặt trong quá trình điều hành, quản lý. Đặc biệt, trong vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, những sai lệch về đạo đức trong tư tưởng chính trị của Khổng Tử là rào cản rất lớn đối với yêu cầu mọi người phải bình đẳng trước pháp luật, không được bao che, chạy án để tránh các hình phạt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng chính trị trong tác phẩm luận ngữ của Khổng Tử (Trang 89 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)