Quan niệm của Khổng Tử về xã hội lý tƣởng và đào tạo mẫu ngƣời hoạt động chính trị lý tƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng chính trị trong tác phẩm luận ngữ của Khổng Tử (Trang 79 - 89)

hoạt động chính trị lý tƣởng

2.4.1. Về xã hội lý tưởng

Khổng Tử sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc đã sa sút. Cuộc sống tuổi thơ đầy cực khổ (Hồi nhỏ ta nghèo hèn, mới biết làm nhiều việc nhỏ mọn) [28, tr.400] đã làm cho ông hiểu rõ nỗi thống khổ của người dân. Sau này,

khi làm chức tư lại chuyên lo việc cúng tế cũng tạo cho ông nhiều cơ hội tiếp xúc thường xuyên với cả hai tầng lớp quý tộc lẫn thường dân. Ông bắt đầu nhận thấy xã hội mà mình đang sống ngày một suy tàn dưới sự điều hành của tầng lớp quý tộc tham lam và ngu dốt. Khổng Tử cho rằng, chính sự thối nát của họ là nguyên nhân khiến cho trật tự xã hội bị đảo lộn: “vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con...” [28, tr.484]; các quy tắc được minh định về lễ nhạc trong xã hội Chu trở thành thứ hình thức xa hoa thiếu vắng lòng thành: “Lễ cốt ở lòng thành, nếu lại xa xỉ, chẳng thà kiệm ước. Việc tang cốt ở lòng thương xót, nếu lại sửa sang quá đáng, chẳng thà giữ nét mặt buồn rầu lại hay hơn” [28, tr.240]. Vì vậy, lý tưởng cao nhất của Khổng Tử là “Xã hội Đại Đồng, thiên hạ là của chung”. Xã hội đó có thể hình dung là: xã hội có vua thánh, tơi hiền, mọi cái đều là của chung, mọi người đều có quyền lợi, có sản nghiệp riêng và đều được chăm sóc. Trong thiên Lễ vận, sách Lễ ký, Khổng Tử nói: “Đạo lớn thi

hành, cả thiên hạ đều là của cơng, tuyển chọn người hiền có tài năng, nói điều tín nghĩa hồ mục, cho nên người ta khơng chỉ lo cho người thân của mình, khơng chỉ lo cho con cái mình. Xã hội như vậy đủ khiến cho người già được chết yên lành và người khoẻ mạnh có chỗ dùng tới, xã hội như vậy khiến cho trẻ nhỏ được yên vui lớn lên. Xã hội như vậy kính trọng người cơ quả, bơ vơ, bệnh tật và nuôi dưỡng họ. Đàn ông nào cũng có chức phận, đàn bà nào cũng có chồng. Của cải khơng bị phung phí mà cũng chẳng cần cất dấu. Sức mạnh không cần mang ra khoe mà cũng chẳng vì mình. Cho nên xã hội như thế khơng cần dùng trí mưu lược mà bọn đạo tặc trộm cắp cũng không nổi lên được, cho nên cửa ngồi khơng cần đóng. Đó gọi là xã hội đại đồng” [8, tr.139].

Hay nói cách khác, xã hội Đại Đồng mà Khổng Tử muốn xây dựng là một xã hội thái bình, ổn định, có trật tự kỷ cương, mọi người đều được chăm sóc bình

đẳng, mọi cái đều là của chung, con người không chỉ phụng dưỡng, yêu thương cha mẹ và người thân của mình mà còn yêu thương, quan tâm tới tất cả mọi người trong xã hội. Xã hội đó có đời sống đạo đức và đời sống vật chất tương đối đầy đủ; là một xã hội có giáo dục, mọi người trong xã hội được giáo hoá. Theo Khổng Tử, để xã hội trở nên thái bình thịnh trị, có trật tự kỷ cương thì trước hết từng cá nhân con người, đặc biệt là người quân tử phải cố gắng hoàn thiện, tu dưỡng đạo đức bản thân, tuân thủ đạo “hiếu đễ” từ ngay trong gia đình của mình, để gia đình có trật tự, kỷ cương, sao cho “cha ra cha, con ra con, vợ ra vợ, chồng ra chồng”. Gia đình có trật tự, kỷ cương là tiền đề, là điều kiện để bảo đảm trật tự, kỷ cương, ổn định xã hội. Ngoài xã hội cá nhân phải noi theo đạo “trung thứ”, thành tín, cung kính, v.v. Bồi dưỡng tố chất đạo đức của bản thân, sống và làm việc đều tuân theo quy phạm đạo đức luân lý sẽ đảm bảo cho xã hội thái bình. Song muốn những đảm bảo đó thành hiện thực thì phải thi hành đường lối đức trị, tức là thi hành văn minh chính trị (vương đạo), chứ khơng thi hành bạo lực chính trị (bá đạo). Hơn nữa, người làm chính trị phải ngay thẳng, chính trực, bởi “Bản thân (nhà cầm quyền) ngay thẳng, tuy không ra lệnh, mọi việc vẫn trôi chảy; bản thân khơng ngay thẳng, dẫu có ra lệnh dân cũng chẳng theo” [28, tr.502]. Đây chính là căn bản của xã hội thái bình, ổn định. Yếu tố cơ bản để tạo nên xã hội thái bình, hạt nhân của lịng nhân ái giữa người với người trong xã hội là “hồ”, nó được dùng để điều phối các mối quan hệ và giải quyết các xung đột xã hội, nhờ đó xã hội được thái bình, ổn định, hay cịn gọi là xã hội hài hoà. “Thiên hạ là của chung, xã hội đại đồng” mà Khổng Tử nói là yêu cầu cơ bản về tố chất và tiêu chuẩn lựa chọn người lãnh đạo, là nền tảng để tạo nên sự thân thiện hài hoà giữa người với người và sự yên ổn thuận tình đạt lý của trật tự xã hội. Ơng cho rằng, con người cần có sự điều chỉnh từ bên trong nhằm thích nghi

với quy luật khách quan của cuộc sống. Trên cơ sở đó, Khổng Tử yêu cầu bản thân mỗi con người đặc biệt là người lãnh đạo phải cố gắng rèn luyện bản thân mình để đạt đến đạo Nhân và thi hành điều Lễ.

Trên cơ sở coi đức nhân là tâm điểm cơ bản chi phối tới các tầng diện khác, Khổng Tử cũng quán triệt đến các lĩnh vực điển chương chế độ xã hội, tôn ti trật tự, phân biệt thân sơ xa gần, đây chính là tầng diện của Lễ. Xã hội khơng có Lễ

thì lấy gì để có thể phân biệt được nghĩa vua tôi, trên dưới cho hợp đạo lý. Khổng Tử nói rằng, “Vua lấy lễ sai khiến bề tơi, bề tơi lấy lịng trung để thờ vua” [28, tr.255]. Không tuân thủ lễ, các mối quan hệ trong luân lý sẽ bị sai lệch đi, quan hệ thân sơ sẽ khơng phân biệt rõ và khơng có lễ thì làm sao biết thờ quỷ thần cho phải. Như vậy, lễ là yếu tố cơ bản để phân biệt tôn ti trật tự, phép tắc để tổ chức luân lý ở trong gia đình; là nền tảng tạo nên trật tự chính trị, ổn định trong xã hội, khiến cho “danh chính, ngơn thuận” để vua có lễ, bề tơi thì trung thành, cha từ con hiếu; trật tự “Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con” được xác định. Tác dụng của lễ là để điều hoà quan hệ xã hội, Khổng Tử nói rằng: “Cơng dụng của lễ, q nhất là hồ khí. Đạo của tiên vương nhờ đó mà tốt đẹp, mọi việc lớn nhỏ đều ở đó mà ra” [28, tr.207]. Cái đích của Lễ suy cho cùng cũng là đạt đến “hoà”, cái hoà giữa trời đất và cái hoà giữa người với người, cái hồ này khơng chỉ là cái hồ của nghi tiết mà nó cịn thúc đẩy đến vũ trụ hồ. Ở đây, Khổng Tử muốn đảm bảo một xã hội có tơn ti trật tự, trên cơ sở giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với người lãnh đạo xã hội để tạo nên một xã hội lý tưởng vua thương dân như con, dân kính vua như cha. Xã hội như vậy sẽ khiến cho “…những người già cả đều được an vui, bạn bè tin cậy ta, và trẻ thơ đều được thương yêu, dạy dỗ” [28, tr.312].

Xã hội đại đồng mà Khổng Tử nêu ra thực chất không phải là xã hội khơng cịn có sự phân chia đẳng cấp và mọi người đều được bình đẳng. Thơng qua mơ hình xã hội lý tưởng này, Khổng Tử chủ trương bảo vệ, duy trì vĩnh viễn địa vị thống trị tuyệt đối của ông vua (Thiên tử), cố định hoá trật tự và cơ cấu giai cấp của xã hội phong kiến. Rõ ràng, cái xã hội lý tưởng, theo quan niệm của Khổng Tử, phải là một xã hội mà ở đó, đứng đầu nhà nước là Thiên tử, đồng thời là người có uy quyền cao nhất, dưới cùng là các thần dân trong thiên hạ. Nói cách khác, cái xã hội đó phải ln đặt trong vịng trịn trật tự có lợi cho giai cấp thống trị và vì vậy, kẻ nào phá hoại cái “trật tự” đó sẽ bị Thiên tử trừng phạt – đúng như Khổng Tử chủ trương: “Lễ nhạc và chinh phạt đều xuất phát từ Thiên tử” [28, tr.597]. Khi đưa ra quan niệm về xã hội lý tưởng, cũng tất yếu trong học thuyết của mình, Khổng Tử mong rằng trong xã hội đó, bằng mọi cách phải duy trì được nguyên tắc: giai cấp địa chủ phong kiến mãi mãi là giai cấp cai trị, và được người phụng dưỡng, còn các giai cấp tầng lớp khác mãi mãi bị người cai trị và nuôi dưỡng người. Đôi khi, trước một thực trạng xã hội mà trong đó mâu thuẫn các giai cấp và mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị diễn ra gay gắt, hầu như khơng thể điều hồ được, khi đó Khổng Tử buộc phải viện tới “ý trời”, “mệnh trời”. Theo đó cái trật tự đẳng cấp, phân vị ấy là do trời sắp đặt, ý trời là không thể đảo ngược được. Và, những hành vi nào làm nguy hại đến trật tự đó là “mắc tội với trời, khấn đâu cho khỏi?” [28, tr.250]. Như vậy, xét đến cùng, quan niệm về xã hội lý tưởng với sự chi phối của thế lực siêu nhiên sẽ là ảo tưởng và duy tâm, đồng thời sẽ cản trở và đi ngược lại xu thế phát triển tất yếu của lịch sử. Xã hội lý tưởng trong quan niệm của Khổng Tử, là một xã hội trong đó mọi người phải có đời sống đạo đức và đời sống vật chất tương đối đầy đủ. Ơng khơng hồn tồn đối lập lợi ích vật chất với đạo đức, khơng coi thường việc làm

giàu, khơng phủ nhận vai trị tích cực của sự phát triển kinh tế đối với sự hoàn thành con người và sự ổn định xã hội. Khổng Tử cũng không phản đối việc làm giàu, cũng không coi việc làm giàu là xấu, nếu “sự giàu” ấy khơng trái đạo. Ơng nói rằng: “Giàu với sang, ai cũng muốn cả; nhưng nếu khơng vì đạo lý mà được giàu sang, chẳng nên đặt mình vào (cảnh đó). Nghèo với hèn, ai cũng chán ghét cả; nhưng nếu vì đạo lý mà chịu cảnh nghèo hèn, chẳng nên từ chối” [28, tr.269]. Khổng Tử cịn nói rằng: “Nếu nước có đạo mà mình vừa nghèo vừa hèn, là đáng hổ thẹn; nếu nước vơ đạo mà mình vừa giàu vừa sang, cũng đáng hổ thẹn vậy” [28, tr.386]. Cho nên với ông, người nào “Chỉ cần thấy lợi biết nghĩ tới điều nghĩa, gặp nguy chẳng tiếc thân, bình sinh đã ước hẹn điều gì dẫu lâu ngày cũng chẳng quên, như thế cũng có thể là người hoàn toàn được rồi” [28, tr.533]. Theo Khổng Tử, sự phát triển kinh tế đất nước phải có mối liên hệ chặt chẽ với với vấn đề giáo dục đạo đức cho nhân dân. Chính ơng đã hơn một lần cảnh tỉnh cho mọi người biết rằng, nếu chỉ chú trọng và đề cao quá mức đời sống kinh tế, không quan tâm đến giáo dục tri thức, đạo đức, lễ nghĩa cho con người, thì xã hội con người càng gần với cầm thú và càng xa với nhân ln hơn. Chính vì vậy, Khổng Tử khun mọi người thà “Ăn cơm đạm bạc, uống nước lã, co cánh tay mà gối đầu, cách sống đó cũng có niềm vui nội tại. Cịn như bất nghĩa mà nên giàu có với sang trọng, ta coi cũng như đám mây trôi” [28, tr.356]. Khổng Tử cũng không chủ trương vứt bỏ hoàn toàn vật lợi, mà chỉ chủ trương bỏ cái vật lợi nhỏ bé trước mắt để được cái lợi lớn hơn, lâu dài hơn. Ông giảng giải cho học trò: “Người quân tử bàn tính việc đạo lý, chẳng mưu toan việc ăn uống. Làm nghề cày ruộng đơi khi gặp cảnh đói khó. Chịu khó học hành ắt được hưởng lộc. Người quân tử chỉ lo âu về đạo lý, chẳng lo âu chuyện nghèo khó” [28, tr.583].

Trong thiên Tử Lộ sách Luận Ngữ có đề cập đến vấn đề về trách nhiệm “thứ - phú – giáo” của người cầm quyền cho dân. Những lời giảng giải đó của Khổng Tử tốt lên hai vấn đề: một là, nhà cầm quyền luôn phải lo dưỡng dân, phát triển kinh tế đất nước giàu mạnh, làm cho dân sung túc, giàu có; hai là, nhà cầm quyền phải mở mang sự nghiệp giáo dục để phát triển trình độ dân trí, giáo dục đạo đức, lễ nghĩa cho dân. Giáo dục, phát triển trí đức là chìa khố để phát triển phát triển kinh tế. Đồng thời, phát triển kinh tế là cơ sở cho sự phát triển giáo dục và dân trí. Điều này chứng tỏ, Khổng Tử khơng hồn tồn coi thường lợi, không đối lập lợi với nghĩa, cũng như không coi thường và phủ nhận sự giàu sang.

Xét thực chất, xã hội lý tưởng mà Khổng Tử đề xuất không phải là một xã hội nghèo. Nhưng để thủ tiêu và đè bẹp ý thức phản kháng của giai cấp “bị trị” nhằm bảo vệ trật tự xã hội phong kiến, Khổng Tử khuyên những người bị trị hãy bằng lòng với cảnh nghèo, yên lòng với thân phận tiền định của mình. Khi Tử Cống hỏi ông: “Người nghèo mà chẳng dua nịnh, giàu mà chẳng kiêu, (người như thế) ra sao? Khổng Tử đáp: “Cũng được! Nhưng chưa bằng nghèo mà vui vẻ, giàu mà chuộng lễ vậy” [28, tr.210]. Từ những câu chữ đó, chúng ta nhận thấy, rõ ràng Khổng Tử chủ trương khuyên mọi người nếu phải nghèo thì hãy bằng lịng với nó chứ đừng có dua nịnh (đánh mất nhân cách). Và với ông, giàu hay nghèo không quan trọng bằng học và làm theo đạo, theo lễ nghĩa. Nếu được như vậy thì theo ơng, người nghèo khơng nên ốn trách, ghét bỏ cảnh phận nghèo của mình (Bần nhi vơ ốn). Tất nhiên, với một đầu óc thực tế, Khổng Tử đã nhận ra rằng, thật khó có người “nghèo mà vui” được, khó có ai lại khơng ghét cảnh nghèo nàn. Ơng nói: “Nghèo khó mà khơng ốn hờn, là việc rất khó, giàu có mà khơng kiêu căng: dễ thơi” [28, tr.531]. Song, điều Khổng Tử lo nhất

không phải là nghèo mà là xã hội khơng n ổn. Ơng từng nói: “Khâu này từng nghe rằng những bậc vua chư hầu hoặc quan đại phu chẳng lo chuyện tài sản ít ỏi, mà lo chia khơng đều, chẳng lo dân nghèo mà lo dân không được yên ổn. Của chia đều thì dân khơng nghèo, dân hồ hợp thì của khơng ít, dân n ổn thì nước khơng nghiêng đổ” [28, tr.593]. Với chủ trương một chế độ phân phối sản phẩm có tính chất bình qn, nhằm cố gắng tạo ra sự ổn định, cân bằng trong xã hội, mặc dù đời sống kinh tế xã hội có thể nghèo và ít, đã đáp ứng được địi hỏi về sự ổn định nền chính trị - xã hội đương thời. Tuy nhiên, quan điểm trên của ông mang nặng dấu ấn của chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩa trung dung, và xét cho đến cùng, đều nhằm duy trì chế độ đẳng cấp, danh phận đương thời, khuyên mọi người “an bần lạc đạo”, an phận với địa vị xã hội và trật tự lễ nghĩa đã được tiền định bởi trời và qui định bởi điển lễ của các thánh nhân đời xưa. Nó phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị nên đã được các nhà tư tưởng của giai cấp phong kiến sau này ra sức lợi dụng.

Tóm lại, trong quan niệm của Khổng Tử, xã hội lý tưởng là xã hội phải có sự kết hợp hài hoà giữa đời sống kinh tế và đời sống tinh thần, đạo đức lành mạnh. Và theo ơng, sự hài hồ đó là một trong những yếu tố cơ bản để giữ vững ổn định, trật tự của xã hội phong kiến.

2.4.2. Về mẫu người hoạt động chính trị lý tưởng

Xã hội lý tưởng trong quan niệm của Khổng Tử còn là một xã hội có giáo dục, mọi người trong xã hội được giáo hoá. Xuất phát từ quan điểm luân lý để giải quyết các vấn đề chính trị. Khổng Tử tin rằng một dân tộc gồm những người con hiếu, người em đễ, đủ làm nên một nước có trật tự và an ninh. Vận mệnh quốc gia, xã hội căn cứ vào vận mệnh gia đình, vận mệnh gia đình căn cứ vào sự phát triển nhân cách đạo đức của mỗi cá nhân. Nên cần phải giáo dục ý thức đạo

đức cho bản thân mỗi cá nhân ngay từ khi cịn ở trong gia đình. Bởi vậy, mà việc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng chính trị trong tác phẩm luận ngữ của Khổng Tử (Trang 79 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)