Ngƣời quân tử với tƣ cách chủ thể ý thức chính trị và hành vi chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng chính trị trong tác phẩm luận ngữ của Khổng Tử (Trang 64 - 79)

Khổng Tử ít nhiều mang tính chất khơng tưởng. Bởi lẽ, trong xã hội có bóc lột, áp bức giai cấp thì những địi hỏi người cầm quyền phải tu dưỡng nhân tâm để có đủ tư cách đạo đức làm gương cảm hoá dân chúng, “coi dân như con”, “đối xử với dân như bản thân mình”, “lấy tâm của dân chúng làm tâm của người cầm quyền” thì quả là sáo rỗng. Thực tiễn chính trị cho thấy, trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị đều căn cứ vào quyền lực và xuất phát từ lợi ích của giai cấp mình để xử lý mọi vấn đề chứ không bao giờ lấy dân làm căn cứ cho hoạt động chính trị. Nhưng dù sao, với những đóng góp của mình, Khổng Tử cũng đã để lại cho nền chính trị Trung Quốc nói riêng, nền chính trị nhân loại nói chung những giá trị đáng để học hỏi.

2.3 Ngƣời quân tử với tƣ cách chủ thể ý thức chính trị và hành vi chính trị chính trị

2.3.1 Quan niệm về người quân tử trong tác phẩm Luận Ngữ.

Theo GS. Phan Văn Các, từ thời Xuân Thu trở về trước, “quân” là từ dùng để gọi vua. Đến thời Chiến Quốc, vua một nước được gọi là vương, hoặc đại vương, nên “quân” dần trở thành tên gọi tơn kính đối với người trên. Cụm từ quân tử hàm chứa ba nghĩa: Thứ nhất, là tiếng gọi chung để chỉ người đàn ông

quý tộc chủ nô, như “Người quân tử học đạo thì yêu người, kẻ tiểu nhân học đạo thì dễ sai khiến” [28, tr.616]. Thứ hai, là người được coi là người có tài đức theo tiêu chuẩn đạo đức của nhà nho, thí dụ như: “Người quân tử gặp cơn cùng quẫn vẫn vững bền, kẻ tiểu nhân gặp lúc cùng thường làm bậy” [28, tr.564]. Thứ ba, là tiếng vợ gọi chồng: lang quân, phu quân (có nghĩa là chàng). Khái niệm “quân tử” thường bắt gặp trong thư tịch cổ Trung Quốc. Chữ “quân tử” trong Kinh Thi

xuất hiện 150 lần, trong Luận ngữ xuất hiện 107 lần, trong Mạnh Tử xuất hiện 82 lần. Như vậy, trước Khổng Tử chữ “quân tử” đã được sử dụng phổ biến, nhưng thuần tuý là chỉ địa vị quan trưởng trong nhà nước. Đến thời Khổng Tử thì chữ quân tử mới mang nghĩa đạo đức, tài năng. Sở dĩ ơng giải thích theo nghĩa này, là do Khổng Tử sống vào thời kỳ chính trị và đạo đức li loạn, bọn quý tộc phong kiến đã suy vi không trị được nước, họ loạn dâm, bất nhân nên bị mất lòng tin của dân, dẫn đến xã hội đại loạn. Ông cho rằng, muốn cứu vãn nền chính trị cần phải dùng nhân chính đức trị, đề cao phẩm cách người quân tử, với hi vọng đào tạo một lớp nhân tài ưu tú có khả năng chống lại các thế lực đen tối, đảm đương trách nhiệm xã hội, đi trên con đường quang minh chính đại. Do vậy, trong suốt cuộc đời dạy học của mình, Khổng Tử ln đặt ra yêu cầu phải bồi dưỡng, đào tạo con người theo mẫu hình lí tưởng như: “thánh nhân”, “quân tử”, “thành nhân”… “Quân tử là tiêu chuẩn nhân cách mà Khổng Tử dùng để bồi dưỡng học trị và đưa mình, đưa người vào khn khổ” [24, tr.233].

Về mặt chiết tự, chữ “quân” ( ) gồm: chữ “doãn” ( ) (thứ nhất, là chức quan đứng đầu ở một nơi, thứ hai là chỉ sự cai trị, sửa trị) và bộ khẩu ( ) (miệng, lời nói). Có thể hiểu rằng, người quân tử là người nói năng phải thận trọng, tức phải dè dặt (nhân giả kỳ ngơn dã nhận) [28, tr.474]; người có đức ắt nói đâu ra đó (Hữu đức giả, tất hữu ngôn) [28, tr,526], v.v.

Khổng Tử không đưa ra định nghĩa cụ thể như thế nào là người quân tử, mà đặt nó trong sự khác biệt, thậm chí đối lập với tiểu nhân. Theo Khổng Tử, người quân tử là người là người có đức hạnh tồn vẹn, có nhân phẩm cao q, cịn tiểu nhân là người có chí khí và tính cách thấp hèn. Theo nghĩa đó, người qn tử dẫu bần cùng, khổ sở thì vẫn là người có chí khí qn tử. Kẻ tiểu nhân tuy có quyền cao, chức trọng vẫn chỉ là kẻ tiểu nhân. Khổng Tử nói: “Ăn cơm đạm bạc, uống

nước lã, co cánh tay mà gối đầu, cách sống đó cũng có niềm vui nội tại. Cịn như bất nghĩa mà nên giàu có với sang trọng, ta coi cũng như đám mây trôi” [28, tr.356]. Người đi học cũng vậy, cùng học đạo thánh hiền nhưng có người là nho quân tử, có người lại là nho tiểu nhân. Nho quân tử là người học rộng mà có khí tiết, học đạo thánh hiền mà sống theo bậc thánh hiền. Còn những người học rộng mà khơng có khí tiết, khơng có liêm sỉ, học đạo thánh hiền mà ăn, ở, cư xử không noi theo gương các bậc thành hiền thì gọi là nho tiểu nhân. Bởi vậy, Khổng Tử khun học trị của mình là Tử Hạ rằng, “Ngươi nên làm nhà nho quân tử, chớ làm nhà nho tiểu nhân” [28, tr.327].

Sự khác biệt giữa quân tử và tiểu nhân không phải ở địa vị xã hội, ở học thức, mà cái chính là ở phẩm chất đạo đức, ở phong cách sống và thái độ ứng xử, ở mục đích và lý tưởng sống. Trên phương diện này, tính cách của quân tử và tiểu nhân đối lập nhau hoàn tồn, khơng thể dung hồ được. Người qn tử trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng ln tơn cao phẩm giá của mình. Cịn kẻ tiểu nhân trong lúc thái quá hay trong cơn bất cập thường đánh mất nhân phẩm của mình [28, tr.564]. Vì vậy, người qn tử ln canh cánh trong lịng việc tu dưỡng đạo đức bản thân, còn kẻ tiểu nhân chỉ mong làm sao để có địa vị ngơi thứ trong xã hội. Vì vậy, người quân tử quan tâm tới đạo đức, kẻ tiểu nhân quan tâm tới chỗ ở. Người quân tử quan tâm tới phép tắc, kẻ tiểu nhân quan tâm tới ân huệ [28, tr.274]; “Người quân tử chỉ chú trọng vào nghĩa, cịn kẻ tiểu nhân thì chú trọng vào lợi” [28, tr.278]. Vì chỉ quan tâm làm sao đạt được lợi ích cá nhân, nên kẻ tiểu nhân chỉ lo trau chuốt bề ngoài, cầu hư danh để tạo cái vỏ bọc, che đậy lòng dạ xấu xa của mình. Cịn qn tử hiểu rõ giá trị của bản thân, nên cố gắng làm sao thực hiện tốt nghĩa vụ đối với xã hội và cố gắng tu dưỡng bản thân mình ngày càng hồn thiện (dù ai khơng biết, khơng hiểu mình cũng khơng sao). Do

trọng nghĩa, khinh lợi, làm việc thì cơng minh, chính trực, khơng tư vị nên người quân tử lúc nào cũng khiêm nhường, không kiêu ngạo, tâm trạng luôn thư thái, “…chẳng có điều gì lo âu, chẳng có điều gì sợ hãi” [28, tr.475]. Họ khơng mưu cầu danh lợi cho riêng mình nên cũng khơng bon chen, cầu cạnh, đấu đá, tranh giành nhau. Trong phép xử thế, họ ln giữ đạo “Hành Tàng”, nước có đạo thì ra làm quan, nước khơng có đạo thì về ở ẩn. Bởi vậy, “Người quân tử bình thản lâng lâng” [28, tr.372], “thư thái mà không kiêu căng” [28, tr.521]. Ngược lại, kẻ tiểu nhân vì tham lợi mà làm càn, ích kỷ hại nhân, nên tâm trạng luôn căng thẳng, không thoải mái. Kẻ tiểu nhân khi đắc chí thì kiêu căng, cao ngạo; khi thất thế thì lo sợ, tìm đủ mọi cách để dung thân. Vì vậy, “kẻ tiểu nhân kiêu căng mà không thư thái” [28, tr.521] và “kẻ tiểu nhân ngay ngáy lo âu” [28, tr.372]. Tiểu nhân thích a dua bè đảng cho nên dẫu chung đụng với mọi người nhưng ln tạo mối bất hồ. Quân tử thì ngược lại, “dẫu chung đụng với nhiều người, nhiều tầng lớp nhưng ln giữ hồ khí” [28, tr.519].

Mục đích của người quân tử là học đạo thánh hiền để sửa mình thành người có đạo nhân. Khổng Tử nói: “Người qn tử khơng bao giờ trái với đạo nhân, dù chỉ trong khoảng một bữa ăn. Lúc vội vàng cũng vậy, lúc khốn đốn cũng vậy” [28, tr.269], bởi “Quân tử bỏ nhân, ôi, sao mà nên danh” [28, tr.269]. Nhưng trong thực tế, con người không phải lúc nào cũng sáng suốt, minh mẫn, không phạm sai lầm. Bởi vậy, “người quân tử có khi mắc phải điều bất nhân chăng? Chưa hề có kẻ tiểu nhân làm điều nhân bao giờ? [28, tr.528]. Sở dĩ như vậy là vì kẻ tiểu nhân luôn bị cái tư dục chi phối, luôn ghen ghét và đố kỵ, khơng muốn ai bằng mình. Do có đức sáng và có lịng nhân, người qn tử muốn làm toả đức sáng trong thiên hạ. Họ sẵn sàng làm việc tốt và ngăn ngừa việc xấu, giúp mọi người sống theo đạo “luân thường”. Khổng Tử nhận xét: “Quân tử giúp cho điều

tốt đẹp của người khác được thành tựu., không giúp cho điều xấu của người khác được thành tựu. Kẻ tiểu nhân thì trái lại” [28, tr.486]. Quân tử là người có tài năng, có thể đảm đương những cơng việc lớn. Cái sáng suốt của nhà cầm quyền là biết dùng người đúng khả năng, phù hợp với cơng việc. Đối với người có tài đức như người quân tử, nhà cầm quyền không nên giao cho họ những công việc nhỏ, vụn vặt mà nên giao cho họ cơng việc quan trọng. Cịn đối với kẻ tiểu nhân, do tâm lý vụ lợi nên khơng có khả năng đảm đương được cơng việc lớn, song có thể làm tốt công việc nhỏ. Theo Khổng Tử, “Người quân tử không cần biết những điều nhỏ nhặt, nhưng có thể nhận lãnh chức vụ lớn, kẻ tiểu nhân không thể nhận lãnh chức vụ lớn, mà có thể biết những điều nhỏ nhặt vậy” [28, tr.585]. Khi ở cương vị là người nắm quyền lãnh đạo, “Với người quân tử, người ta dễ phục vụ, mà khó làm đẹp lịng. Muốn làm đẹp lịng mà khơng theo chính đạo, người quân tử chẳng vui. Đến chừng sử dụng người, người quân tử cứ tuỳ tài mà sử dụng. Với kẻ tiểu nhân, người ta khó phục vụ mà dễ làm đẹp lịng. Muốn làm đẹp lịng dẫu khơng theo chính đạo, kẻ tiểu nhân vẫn vui. Đến chừng sai khiến người, kẻ tiểu nhân đòi hỏi phải hoàn bị” [28, tr.520]. Chính vì vậy, “Người qn tử đạt đến chỗ cao thượng, kẻ tiểu nhân đạt đến chỗ thấp hèn” [28, tr.544]. Từ sự luận giải những điểm khác nhau cơ bản về phương diện đạo đức và chính trị giữa quân tử và tiểu nhân, mẫu người quân tử mà Khổng Tử đề cập đến trong Luận ngữ là người sống có lý tưởng, ln trau dồi đạo thánh hiền để sửa mình trở thành người toàn thiện trong xã hội. Chính vì vậy, “Người quân tử chẳng phải đồ dùng” [28, tr.225]. Người quân tử sống theo đạo lý, làm việc gì cũng cơng minh, chính trực, cho nên “Người qn tử khơng có điều gì để tranh giành” [28, tr.243]. “Người quân tử lấy đạo nghĩa làm căn bản, dùng lễ để thi hành, biểu lộ bằng đức khiêm tốn, hồn thành nhờ chữ tín.” [28, tr.575], nên “đối

với chuyện đời, không nhất thiết phải làm một việc gì, cũng không nhất thiết phải gạt bỏ việc gì, cứ trúng đạo nghĩa mà theo thơi” [28, tr.273]. Vậy nên việc của người quân tử làm bao giờ cũng cơng minh, chính trực, nhờ đó họ ln sống hoà đồng với mọi người trong xã hội.

Trên cơ sở đưa ra sự khác biệt cơ bản giữa quân tử và tiểu nhân, mục đích của Khổng Tử là tôn cao địa vị, phẩm chất và vai trị của người qn tử, lấy đó làm mẫu người lý tưởng nhất để giáo dục con người. Mặt tích cực trong tư tưởng của Khổng Tử về vấn đề này là giúp cho con người hướng đến cái thiện, đến sự hoàn thiện phẩm giá và nhân cách. Đồng thời, phê phán và xa lánh cái xấu, cái ác, cái không hợp với đạo lý con người. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa quân tử và tiểu nhân phần nhiều thể hiện rõ lập trường giai cấp của Khổng Tử. Ông quá đề cao vai trò của người quân tử, thực chất là đề cao vai trò của tầng lớp thống trị. Dưới con mắt của Khổng Tử, tiểu nhân (những người dân lao động) thật chẳng ra gì. Theo ơng, người qn tử phải thốt ly khỏi lao động sản xuất và “cai trị người”; kẻ tiểu nhân phải “làm việc chân tay” và phải bị người cai trị. Giữa “quân tử” và “tiểu nhân” có một sự cách biệt nhau về mọi phương diện không thể nào vượt qua được: Quân tử học đạo thì yêu người, tiểu nhân học đạo thì dễ sai khiến; Trong đám người quân tử lẽ tự nhiên cũng có thể có người hư hỏng, nhưng trong đám tiểu nhân thì tuyệt đối, tìm khơng ra “người có đạo nhân” “đạt tới đức” “thích nghe điều nghĩa” và có thể biết lo tu dưỡng; Khổng Tử xem “tiểu nhân”, “đàn bà con gái” “trộm cắp” đều là những hạng người có bản chất kém cỏi, trời đất đã an bài là phải có những người quân tử để thống trị họ. Như vậy, có thể nhận thấy người quân tử trong con mắt của Khổng Tử là người tập trung mọi nết tốt, là con người tồn thiện nên ln thành đạt trong cuộc sống, và xứng đáng với vai trò người quản lý xã hội; còn kẻ tiểu nhân là tập trung mọi thói hư

tật xấu, tham quyền lợi, thường xúi nhau làm ác, lúc túng thì làm càn.... Về bản chất tiểu nhân cũng khó cải tạo, vì thế Khổng Tử cho là tiểu nhân không thể thành đạt. Điều này chứng tỏ, Khổng Tử không hiểu được rằng sự khác nhau về phẩm chất và ý thức tư tưởng của các giai cấp xã hội là dựa trên sự khác nhau về đời sống hiện thực và địa vị xã hội của bản thân giai cấp đó. Trái lại, ông đã quy kết sự khác nhau về tính chất của “tiểu nhân” và “quân tử” là do trời định trước.

2.3.2. Ba đạt đức của người quân tử

Mục đích cuối cùng trong tư tưởng chính trị của Khổng Tử là nhằm thiết lập một xã hội theo mơ hình xã hội thời Nghiêu Thuấn. Để tổ chức một xã hội như vậy, điều quan trọng nhất và trước hết là phải có những con người mẫu mực với những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, có năng lực tư duy khơng chỉ biết phân biệt phải trái, mà còn nắm được đạo và hành động theo đạo ấy, có đủ tinh thần dũng cảm dám dấn thân vào việc nghĩa - đó là người quân tử. Nói cách khác, người quân tử phải đạt ba tiêu chí căn bản nhất, tức những điều kiện cần là Nhân, Trí

và Dũng. Những đức tính khác như Thanh, Đức, Liêm, Trực, Khoan, Cung, Tín, Mẫn, Huệ là những điều kiện đủ. Có đầy đủ những đức tính nói trên, người qn tử có thể vững tin trong việc thiết lập, quản lý xã hội tốt đẹp theo tinh thần của Nho giáo.

Khổng Tử nói: “Đạo quân tử có ba điều ta chưa làm nổi: có nhân nên chẳng lo buồn, có trí nên chẳng lầm lạc, có dũng nên chẳng sợ hãi” [28, tr.547]. Đó là điều Khổng Tử nêu tính tiên quyết về phẩm chất đạo đức của người quân tử, còn gọi là ba đạt đức. Bản thân ông đã được người đời tôn là Thánh Khổng, chắc chắn có phẩm chất cao hơn cả người qn tử, vì vậy có thể xem câu nói trên là sự khiêm tốn của ông.

Thứ nhất, Nhân ( ) là phẩm cách đầu tiên của người quân tử. Ở trên chúng tôi đã đề cập đến phạm trù này như là hạt nhân trong tư tưởng nhân bản của Khổng Tử, đồng thời là tiêu chí cần thiết của chủ thể hành vi chính trị nhân bản. Nhân có thể được khái quát thành những nội hàm cơ bản như ái nhân (lòng thương người); trung thứ (suy ta ra người mà ứng xử với người như với chính bản thân mình); hiếu đễ là gốc của nhân (hiếu với ơng bà, cha mẹ, kính nhường trong quan hệ anh em ruột thịt, tức là thực hiện tình cảm, nghĩa vụ của con người trong mối quan hệ tự nhiên do tính gần gũi nhất về mặt huyết thống); khắc kỷ phục lễ vi nhân (ước thúc bản thân, phục tùng lễ để trở thành người có nhân). Người quân tử có đức nhân phải là người có lịng ái nhân. Ái nhân trong phẩm chất của chủ thể hoạt động chính trị là biết yêu thương nhân dân, hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân để đối xử phù hợp với nguyện vọng đó. Người quân tử yêu dân phải: “ban ơn rộng rãi cho dân, lại có thể cứu giúp mọi người” [28, tr.340]; “tiết kiệm việc chi tiêu mà yêu thương nhân dân, sai kiến dân phải lúc” [28, tr.200]; “sai khiến dân (cẩn thận) như dự tế lễ lớn” [28, tr.473]. Đạo nhân trở thành nguyên tắc cơ bản của hoạt động chính trị, là nguyên tắc chính xác xử lý mối quan hệ của con người đặc biệt là trong quan hệ giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng chính trị trong tác phẩm luận ngữ của Khổng Tử (Trang 64 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)