Quan niệm của Khổng Tử về ý thức chính trị và hành vi chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng chính trị trong tác phẩm luận ngữ của Khổng Tử (Trang 53 - 64)

Cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, tư tưởng chính trị của Khổng Tử được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn trong mơi trường chính trị của xã hội đương thời. Đó là thời kì xã hội đại loạn, vương đạo suy vi. Đứng trên lập trường của giai cấp quý tộc chủ nô đang trên đà sa sút, Khổng Tử luôn ấp ủ mong muốn xây dựng một xã hội phong kiến có trật tự, kỷ cương nhưng khơng phải dựa vào hình pháp thuần tuý, mà dựa vào đạo đức, dùng đạo đức để cảm hố giáo dục con người. Đích cuối cùng của Khổng Tử là thiết lập và duy trì mơ hình xã hội lý tưởng thời Nghiêu - Thuấn, vừa mang tính thuần phác, mọi thứ trong xã hội đều là của chung, nhưng cách ứng xử đạo đức của con

người với nhau đạt tới tầm lý tưởng, không xảy ra hiện tượng tội phạm, cũng khơng phải dùng hình pháp để quản lí xã hội. Theo ơng, phương pháp quản lí xã hội của Nghiêu - Thuấn là phương pháp quản lí của thánh nhân, tốt nhất và cũng hoàn thiện nhất, là điển phạm của phương pháp quản lí xã hội có thể áp dụng được cho hiện thực xã hội đương thời. Do vậy, trị quốc khơng nên dùng chính và hình, mà trước tiên nên dựa vào đức và lễ, phải giáo dục trước rồi sau (nếu không sửa đổi, hối cải hoặc tái phạm) mới giết, nên làm cho dân giàu có, dạy dỗ họ thơng qua hành vi chính trị thường ngày của nhà cầm quyền (giáo huấn và làm gương, còn gọi là ngôn giáo và thân giáo).

Từ khát vọng chính trị đó, Khổng Tử đã đưa ra định nghĩa về chính trị khá rõ ràng: “chính trị là ngay thẳng” [28, tr.487], nghĩa là việc chính trị cốt yếu là làm cho mọi việc ngay thẳng. Ông cũng chỉ ra, nguyên nhân dẫn đến sự loạn trong xã hội là bắt đầu từ loạn ở lòng người, lịng người mà ngay thẳng thì xã hội sẽ có trật tự. Nên người làm việc chính trị muốn hoạt động chính trị của mình có hiệu quả thì phải làm cho lòng người ngay thẳng. Muốn vậy, bản thân nhà cầm quyền (tức chủ thể hoạt động chính trị) cũng phải ngay thẳng, phải “lấy điều ngay thẳng dẫn dắt mọi người, thì ai lại dám khơng ngay thẳng?” [28, tr.487]. Khổng Tử nói: “Bản thân (nhà cầm quyền) ngay thẳng, tuy không ra lệnh, mọi việc vẫn trôi chảy; bản thân không ngay thẳng, dẫu có ra lệnh dân cũng chẳng theo” [28, tr.502]. Sự ngay thẳng trong bản thân nhà cầm quyền có tác dụng như một mệnh lệnh khơng lời, người dân sẽ trơng vào đó để thực hiện. Theo ơng, sự ngay thẳng trong quan niệm chính trị ấy phải phù hợp với đạo đức nhân luân, tức là phải mang nội dung tính thiện, người quân tử phải xem đức tính tốt đẹp đó như là điều kiện cần phải có để làm việc chính trị. Chủ trương đó của Khổng Tử được thể hiện một cách ngắn gọn, cô đọng trong bốn từ: “tu kỷ trị nhân”.

Từ tất cả những điều phân tích trên chứng tỏ, với Khổng Tử việc chính trị cốt là ở người cầm quyền (chủ thể của hoạt động chính trị) chứ khơng phải ở thể chế chính trị. Nếu người cầm quyền mà có tài, có đức thì nước thịnh trị; người cầm quyền mà khơng có tài, có đức thì nước loạn. Do vậy, muốn tạo nên sự thái bình, thịnh trị của một quốc gia, dân tộc, thì những người cầm quyền chính trị trong xã hội phải lấy đạo đức nhân luân làm trọng, lấy sự ngay thẳng làm mục tiêu cho hành động chính trị của mình. Bởi thế, nên Khổng Tử mong muốn người cầm quyền lúc nào cũng phải kính cẩn, lo sửa mình cho ngay thẳng để làm việc nước, việc dân. Chúng tơi cho rằng, sự thận trọng, sự kính cẩn, lo sửa mình là yếu tố cần thiết để hình thành ý thức chính trị của người cầm quyền.

Mặt khác, Khổng Tử còn cho rằng, “Làm vua rất khó khăn, làm tơi cũng không phải dễ” [28, tr.509]. Nhưng nếu biết việc trị nước là khó, người cầm quyền phải luôn cố gắng học đạo thánh hiền, trau dồi đạo đức để sửa mình ngay thẳng. “Nếu có thể sửa mình ngay thẳng thì cai trị dân có gì là khó đâu? Khơng thể sửa mình ngay thẳng, lại có thể sửa người ngay thẳng được sao?” [28, tr.507). Tu kỷ về thực chất là quá trình tu dưỡng, bồi dưỡng ý thức chính trị để có đủ năng lực “trị nhân”, tức là thực hiện các hành vi chính trị. Chính vì vậy, Khổng Tử vạch đường chỉ lối cho người có ý định phấn đấu lập thân, thành danh trong thiên hạ phải lấy tu thân làm gốc. Có tu thân mới tề được gia và từ đó vươn tới tầm mức trị quốc, bình thiên hạ. Tuy nhiên, tu thân trong quan niệm của Khổng Tử hoàn toàn khác với Phật giáo và đạo giáo. Sự khác nhau đó biểu hiện ở phương pháp và mục đích cuối cùng. Nếu như Phật giáo tập trung vào phương pháp thiền định, thực hành giới để đạt tới cõi Niết bàn (trạng thái tĩnh lặng và vô trụ của tâm), cịn Đạo giáo thơng qua nhiều phương pháp của luyện đan để đạt tới trường sinh bất tử, thì tu thân trong quan niệm của Khổng Tử là phương pháp

sửa mình để có đủ năng lực ứng phó một cách tương thích với thế giới hiện thực. Trước những diễn biến phức tạp của hiện thực thế giới, nhằm đạt tới sự “hài hoà”, ổn định. Thế giới hiện thực mà con người đang sống, có nhiều việc phải làm, và một khi chưa biết rõ sự sống của con người trong thế giới, thì đừng bàn đến sự chết, chưa biết rõ việc người, cũng đừng bàn đến việc của quỷ thần. Tu thân vừa là phương pháp, vừa là mục đích để người cầm quyền phấn đấu trở thành mẫu người lý tưởng. Tu thân là cách thức để giữ tâm mình cho chính, giữ cái ý của mình thành thực. Tâm đã chính, ý đã thành thì con người trở nên minh mẫn, xem xét điều gì cũng hiểu rõ bản chất thực sự của sự việc, nhờ đó có thể ứng phó với mọi hồn cảnh. Tu thân trong quan niệm của Khổng Tử là khái niệm khá rộng về nội hàm, song lại có thể quy về hai phương diện cơ bản, đó là sự tự tu dưỡng cá nhân dựa trên năng lực tự ý thức về bản thân với tư cách vừa là chủ thể của mọi hành vi, vừa là khách thể chịu sự chi phối, tác động của xã hội.

Khi được Quí Khang Tử đem việc chính trị hỏi: “Nếu giết kẻ vơ đạo để đem lại yên trị (cho nước), thì sao?”. Khổng Tử đáp rằng: “Ngài làm việc chính trị, cần chi phải giết người? Ngài ham muốn điều thiện ắt dân cũng trở nên lương thiện thơi” [28, tr.489]. Ơng cũng cho rằng hành vi bất thiện ở dưới là do kẻ thống trị ở trên đa “dục” dẫn đến hành vi chính trị khơng ngay thẳng, nếu kẻ thống trị ở trên thi hành chính trị ngay thẳng, thì dẫu có thưởng cho mọi người đi ăn trộm, cũng sẽ khơng có ai làm. Nên khi Q Khang Tử lo vì nạn trộm cắp hỏi Khổng Tử, ơng nói: “Nếu ngài khơng tham lam (dân sẽ không trộm cắp), có thưởng tiền cũng chẳng ai dám ăn cắp” [28, tr.488].

Tu kỷ (tu thân) theo tinh thần tự ý thức chính là điều mà Khổng Tử muốn những người trên con đường phấn đấu lập thân cũng như những người đã thành thân phải biết nhìn kỹ, nhìn rõ hơn nữa vào bản thân mình. Nhìn rõ bản thân

mình để từ đó suy ra nguyện vọng, ham muốn, sở thích của người khác cũng là một trong những yêu cầu quan trọng của Khổng Tử. Đó là tư tưởng trung thứ,

một trong những tiêu chí của Nhân, đồng thời là tư tưởng khoan dung sâu sắc, xuyên suốt học thuyết chính trị - đạo đức của ơng.

Người có tinh thần khoan dung ln ý thức được rằng, trung thứ là hai đức mục có mối quan hệ mật thiết với nhau, “là công năng, tác dụng của nhân” [3, tr.101]. Trung là sự tu dưỡng đạo đức cao cả, vừa là ý thức, vừa là hành vi thực hiện các chuẩn tắc ứng xử đối với người khác. Phải có tinh thần rộng lượng, coi thành tích của người khác là niềm vui chung, trong đó có bản thân mình, thậm chí cịn phải mưu sự cho người khác để giúp họ đạt được ước nguyện của họ. Thứ là phương pháp “suy kỷ cập nhân” (suy từ ta ra người): “Điều gì mình khơng muốn (người khác làm cho mình) chớ đem áp dụng với người” (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân) [28, tr.579]. Chính vì vậy mà Tào Thượng Bân khi nghiên cứu mối quan hệ của trung và thứ đã khẳng định rằng, “Không trung thì cũng

khơng thể thực hành điều thứ, khơng có thứ thì cũng khơng thể thực hành điều

trung. Trung thứ suy cho cùng chỉ là một chuyện mà thôi” [3, 103].

Trong hoạt động chính trị, ngay thẳng là để giải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn trong xã hội. Là người từng giữ chức Đại Tư Khấu ở nước Lỗ, lẽ ra Khổng Tử phải là người đề cao luật pháp, song ông lại mong muốn dùng đạo đức để cảm hóa con người, ơng cho rằng, “Xử kiện thì ta cũng như người khác thơi. Sao cho khỏi kiện cáo kìa!” [28, tr.485]. Điều này chứng tỏ, ơng mong muốn giải quyết mâu thuẫn xã hội bằng biện pháp cảm hoá, giáo dục nhằm tránh xung đột, kiện tụng trong xã hội và điều đó cũng hồn tồn phù hợp với khát vọng của Khổng Tử về mơ hình xã hội lý tưởng mà ở đó, vua thương dân như con, mọi người đều trọng tình cảm sống với nhau như anh em một nhà, tất cả mọi mâu

thuẫn xã hội đều được giải quyết trên cơ sở nhường nhịn, lấy hoà làm trọng. Tuy nhiên, quan điểm chính trị - đạo đức của Khổng Tử khơng phải là duy tình, duy đạo đức, mà có sự kết hợp giữa đức trị với pháp trị, coi pháp trị là thứ yếu và buộc phải dùng đến nó khi cần thiết. Có người hỏi: “Lấy đức báo ốn, chủ trương đó như thế nào? Khổng Tử đáp: “Vậy lấy gì để báo đức đây? Phải lấy lòng ngay thẳng mà đối xử với kẻ gây ốn thù, và lấy lịng tốt đáp lại lịng tốt của người” [28, tr.551] Từ cách giải quyết mâu thuẫn theo cách “dĩ đức báo đức, dĩ trực báo ốn” đó, Khổng Tử đã đề ra được những giải pháp chính trị khá thiết thực, góp phần làm giàu thêm kho tàng tư tưởng chính trị trong lịch sử Trung Quốc nói riêng, lịch sử nhân loại nói chung.

Để có thể thực hiện được hoạt động chính trị ngay thẳng, trước hết, Khổng Tử yêu cầu chủ thể hành vi chính trị phải biết nêu gương, nghĩa là phải dùng tư cách, đạo đức của mình để cảm hố dân chúng. Đó là biện pháp “thân giáo” đi kèm với “ngơn giáo”. Ơng cho rằng, người quân tử “trước hết phải làm được như lời mình nói ra, sau đấy cứ theo đó mà làm” [28, tr.226]. Tuy nhiên, đó khơng phải là việc dễ, do đó lời của người nhân nói ra phải dè dặt, phải xét lại bản thân để không mắc lầm lỗi, không sợ hãi. Qua đó cho thấy, để giáo huấn được người, trước hết người quân tử phải coi lời nói đi đơi với việc làm.

Nếu chủ thể của hoạt động chính trị mà biết thi hành nhân chính thì dân chúng sẽ cảm hố, phục tùng, mọi người đều qui thuận, ví như vua Thuấn “Chỉ giữ mình cung kính, ngồi ngay ngắn, quay mặt về hướng Nam mà thôi” [28, tr.566], khơng cần làm gì mà xã hội vẫn n ổn, thái bình. Tuy khơng phủ nhận vai trị của pháp luật trong việc quản lí đất nước, song Khổng Tử khẳng định dùng đức trị nước mới có thể khiến cho trăm họ có lịng hổ thẹn mà cảm hố quy phục, tự giác khơng phạm tội, nhờ đó mà giải quyết triệt để mâu thuẫn trong xã

hội: “Dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình pháp để giữ trật tự, dân tránh khỏi tội nhưng chưa biết hổ thẹn. Dùng đức để dẫn dắt, dùng lễ để giữ trật tự, dân biết hổ thẹn mà tiến tới chỗ tốt lành” [28, tr.215].

Làm gương tức là kẻ cầm quyền phải có hành vi chính trị đúng đắn. Kết quả để đánh giá hành vi chính trị đó là căn cứ vào lịng tin của nhân dân đối với nhà cầm quyền, đối với chế độ xã hội. Vấn đề dân tin được coi là việc trọng yếu nhất trong hoạt động chính trị của kẻ cầm quyền, theo Khổng Tử “dân khơng tin cậy thì khơng thể đứng vững” [28, tr.478]. Bởi dân tin thì chính trị cịn, dân khơng tin thì chính trị mất. Kẻ thống trị chỉ khi có được niềm tin của nhân dân mới có thể tập hợp được nhân dân, mới có thể sai khiến họ và nhờ đó mới có thể lập quốc. Có thể nói đây là tư tưởng tiến bộ của Khổng Tử so với xã hội đương thời, ơng đã nhận thấy được vai trị, sức mạnh của dân đối với sự phát triển của xã hội. Nhưng xét cho cùng thì dân trong quan điểm của Khổng Tử vẫn chỉ là phương tiện chứ không phải là chủ thể, lại càng khơng phải là mục đích của nền chính trị đó. Dân tin, dân phục chưa đủ, kẻ cầm quyền phải làm cho dân kính. Muốn vậy, phải: “Đối xử với dân bằng cách trang nghiêm, ắt dân cung kính, nêu gương hiếu từ (hiếu với cha mẹ, từ ái với các con) ắt dân biết trung thành, cất nhắc người thiện mà giáo hoá người kém cỏi, ắt dân rủ nhau làm điều lành” [28, tr.231]. Ý thức chính trị được phản ánh rõ nét trong tư tưởng chính trị huệ dân của Khổng Tử. Đây cũng là việc thực hiện mục đích làm cho dân tin, dân kính. Huệ dân trước hết là phải yêu dân, Khổng Tử cho rằng người cầm quyền yêu dân là phải tiêu dùng tiết kiệm, phải giảm nhẹ thuế khoá cho dân; yêu dân là phải “dựa vào nguồn lợi của dân mà làm lợi cho dân” [28, tr.686], đừng làm chính trị hà khắc và thuế khố nặng nề. u dân cịn phải biết “sử dân dĩ thời” (dùng sức dân đúng lúc). Theo Khổng Tử, huệ dân còn phải làm cho dân giàu và dạy dỗ họ biết

lễ nghĩa. Khi ở nước Vệ thấy dân đông đúc, Nhiễm Hữu hỏi: “Dân đã đông đảo, nên thêm điều gì?”, Khổng Tử đáp: “Giúp cho dân giàu!”, Nhiễm Hữu lại hỏi: “Dân đã giàu có, nên thêm điều gì?”, ơng nói: “Dạy dỗ dân!” [28, tr.504]. Làm giàu cho dân sau đó mới dạy dân, đây có thể coi là biện pháp khai sáng khi biết dân có đủ điều kiện tiếp thu sự giáo hóa. Vậy nên, khi Tử Cống hỏi về việc chính trị, Khổng Tử nói rằng: “(Phải để tới ba điều): Lương thực cho đầy đủ, binh lực phải sung túc và được trăm họ tin cậy”. Tử Cống lại hỏi: “Nếu bất đắc dĩ phải bỏ bớt, thì trong ba điều ấy, điều nào nên bỏ trước?”. Khổng Tử đáp: “Bỏ binh lực”. Tử Cống lại hỏi: “Nếu bất đắc dĩ phải bỏ bớt, trong hai điều ấy, điều nào nên bỏ trước?”. Đáp: “Bỏ lương thực. Xưa nay ai cũng phải chết, nhưng dân khơng tin cậy thì khơng thể đứng vững” [28, tr.478]. Quan điểm đó của Khổng Tử cho thấy, lấy được lòng tin của nhân dân là việc rất trọng yếu và không phải dễ, do đó càng phải chú trọng gìn giữ. Điều đó trở thành nguyên tắc bất di bất dịch của đường lối đức trị, bởi khi “Người trên chuộng chữ tín, ắt dân chẳng ai dám khơng thật lịng” [28, tr.500]. Kẻ thống trị có được lịng tin của nhân dân, mới có thể tập hợp được nhân dân, sai khiến được nhân dân, cũng mới có thể lập quốc được. Tuy nhiên, Khổng Tử khơng hoặc khơng thể tìm ra được một phương pháp tốt để làm khiến cho dân được giàu có. Suy cho cùng thì quan điểm “dân tín”, “sử dân dĩ thời” của Khổng Tử vẫn khơng ngồi việc khun răn những kẻ thống trị hiểu được mối tương quan về quyền lợi giữa kẻ bị trị và kẻ thống trị, bởi khi “trăm họ no đủ thì, nhà vua khơng thể thiếu thốn. Ngược lại, trăm họ khơng no đủ, thì nhà vua cũng khơng đầy đủ. Chính vì vậy, ngồi hai ngun tắc nói trên, Khổng Tử cịn kêu gọi nhà cầm quyền phải “dựa vào mối lợi của dân, mà làm lợi cho dân”, đừng “làm chính trị hà khắc” và “thuế khố nặng nề”. Điều này đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tư tưởng chính trị trong tác phẩm luận ngữ của Khổng Tử (Trang 53 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)