Thành tựu thu hút và sử dụng nguồn kiều hối

Một phần của tài liệu ĐỀ án MÔN HỌC KINH TẾ đầu TƯ đề tài tình hình thu hút và sử dụng nguồn kiều hối tại tỉnh nghệ an giai đoạn 2015 2021 (Trang 41 - 43)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN KIỀU HỐI

2.6.1.Thành tựu thu hút và sử dụng nguồn kiều hối

2.6. Đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng nguồn kiều hối tại tỉnh

2.6.1.Thành tựu thu hút và sử dụng nguồn kiều hối

Nguồn kiều hối đã góp phần cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế, cải thiện cán cân vãng lai tại tỉnh. Do chính sách lãi suất tiền gửi USD bằng 0% và chính sách ổn định tỷ giá, nên hầu hết số kiều hối được chuyển đổi sang VND trên thị trường tự do và qua kênh ngân hàng, góp phần gia tăng kênh mua bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại , đồng thời có một lượng đáng kể được gửi tiết kiệm tại ngân hàng, gia tăng nguồn vốn cho vay cho các ngân hàng thương mại. Trong những năm qua, thu hút và sử dụng nguồn kiều hối là một trong những giải pháp xóa đói giảm nghèo khá hiệu quả được thực hiện trên địa bàn, cùng với đó là số lượng người Nghệ An đang làm ăn sinh sống ổn định tại nhiều quốc gia đã gửi một lượng kiều hối khá lớn về quê nhà. Như xã Đô Thành, huyện Yên Thành là một thành quả tiêu biểu. Ở những năm 1980 trở về trước, xã Đô Thành là một xã nghèo, cuộc sống người dân chủ yếu dựa vào cây lúa, đời sống cịn gặp nhiều khó khăn, người dân nơi đây đã biết cách biến những cây gỗ thô sơ thành các sản phẩm mỹ nghệ. Nhưng vào những năm 1990, nghề bn gỗ bị chững lại khi thị trường bão hịa, sản phẩm làm ra ế ẩm, người dân nơi đây khơng cịn mấy mặn mà với nghề. Nhận thấy việc xuất khẩu lao động có thể thốt được cái đói, cái nghèo, nhiều hộ gia đình đã vay mượn, đầu tư cho con em "xuất ngoại". Đến năm 2021 tồn xã Đơ Thành có gần 9.000 người trong độ tuổi lao động, trong đó có 1.500 người đi xuất khẩu lao động ở các nước châu Âu; hơn 1.000 người đi làm việc, buôn bán tại Lào. Xã Đô Thành giờ đã "thay da đổi thịt", những căn

biệt thự, ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, trên đường làng những chiếc "xế hộp" xuất hiện ngày một nhiều… và được ví như “làng tiền đơ” của xứ Nghệ. Ngồi ra, ta có thể thấy được là một nguồn vốn đầu tư quan trọng, đã đóng góp một phần rất lớn trong phát triển kinh tế tỉnh nhà. Lượng kiều hối đổ về Nghệ An tăng mạnh trong một số năm trở lại đây chiếm tỷ trọng lớn so với vốn FDI, ODA thu hút được tại địa bàn, và hơn hết đã tạo nên một nguồn đầu tư góp phần vào xóa đói giảm nghèo, tạo thêm hàng ngàn việc làm mới tại quê nhà, xây thêm những nhà máy, cơng trình ý nghĩa trên quê hương. Lượng kiều hối này càng có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh thu hút các nguồn đầu tư khác ngày càng khó khăn bởi suy thối kinh tế. Nhờ có nguồn kiều hối, tỉnh Nghệ An đã thu hút và triển khai được nhiều dự án như dự án khu đô thị sinh thái Ecopark Vinh mang lại rất nhiều tiềm năng cho kinh tế tỉnh. Cùng với đó,với nguồn vốn là nguồn kiều hối, nhiều dự án đầu tư, xây dựng và phát triển hệ thống công nghiệp, dịch vụ phụ trợ đã góp phần thay đổi mặt bằng về cơ sở hạ tầng tại đây như: Dự án Nhà máy may xuất khẩu của Công ty Cổ phần Nam Thuận Nghệ An tại xã Diễn Mỹ có tổng mức đầu tư 118 tỷ đồng; Dự án Nhà máy VietChers của Cơng ty TNHH Jumbo Deluxe tại xã Diễn Trường có tổng mức đầu tư hơn 1,000 tỷ đồng; …

Bên cạnh nguồn thu nhập tương đối ở nước ngoài, những người dân địa phương đi lao động ở nước ngồi có cơ hội tiếp cận phương thức sản xuất mới, tích lũy được vốn, được đào tạo nghề, có kinh nghiệm, kỹ năng làm việc và kỷ luật lao động khi quay trở lại quê hương. Vì thế, đây được coi là những nhân tố quan trọng thay đổi lực lượng sản xuất trong nước cũng như trong tỉnh Nghệ An. Với ngành nông nghiệp của tỉnh, được xem như là ngành nghề truyền thống của các hộ gia đình, khi trở về, người lao động cũng có những thay đổi trong ngành nghề sản xuất, áp dụng kỹ năng, kiến thức, công nghệ tăng năng suất lao động.

Khơng những vậy, thị trường tài chính và quy mơ của hệ thống ngân hàng tại tỉnh Nghệ An đã được phát triển mạnh mẽ hơn. Bởi, lúc nguồn kiều hối được gửi về, nhiều người dân địa phương sẽ mang số tiền ấy đi gửi Ngân hàng, đăng ký khoản tiền tiết kiệm. Mà số tiền tiết kiệm từ kiều hối sẽ được chuyển qua những chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế. Kiều hối làm tăng giá trị của vốn huy động của hệ thống ngân hàng, phát triển thị trường vốn địa phương.

Với xu hướng của ngày nay, tỉnh Nghệ An đang có xu hướng đầu tư phát triển bất động sản. Nhờ vậy mà người lao động tại tỉnh đã nâng cao điều kiện ăn ở của kiều dân. Với nỗ lực tự giúp mình, kiều hối giúp cho người lao động và gia đình họ có cuộc sống của họ tiện nghi hơn, nhất là khi tỉnh nhà vẫn chưa có chính sách hoặc khơng thể có các khoản chi tiêu cơng xây dựng nhà cho những người có thu nhập thấp hoặc hỗ trợ nhà ở cho đối tượng đói nghèo.

Với sự vươn lên của những địa bàn khó khăn đã cho thấy được kiều hối là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là tạo việc làm, ổn định đời sống người dân, góp phần xây dựng nơng thơn mới ở Nghệ An. Tuy nhiên cũng phải khẳng định, lượng kiều hối gửi về Nghệ An để đầu tư phát triển chưa nhiều, đang chủ yếu "chảy thẳng" vào khu vực dân cư, đang để làm nhà, mua đất, mua xe mà chưa có hướng phát huy giá trị trong giải quyết việc làm, nâng cao mức thu nhập cho người thân và lao động ở địa phương; cùng đó, chưa có kế hoạch phối hợp với các cấp chính quyền để đầu tư hiệu quả hơn cho nền kinh tế. Cùng với những dự án từ nguồn kiều hối đã đóng góp hiệu quả trong tạo việc làm, an sinh xã hội và thu ngân sách.

Một phần của tài liệu ĐỀ án MÔN HỌC KINH TẾ đầu TƯ đề tài tình hình thu hút và sử dụng nguồn kiều hối tại tỉnh nghệ an giai đoạn 2015 2021 (Trang 41 - 43)