Hạn chế gặp phải trong thu hút và sử dụng nguồn kiều hối

Một phần của tài liệu ĐỀ án MÔN HỌC KINH TẾ đầu TƯ đề tài tình hình thu hút và sử dụng nguồn kiều hối tại tỉnh nghệ an giai đoạn 2015 2021 (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN KIỀU HỐI

2.6. Đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng nguồn kiều hối tại tỉnh

2.6.2. Hạn chế gặp phải trong thu hút và sử dụng nguồn kiều hối

Hiện nay, cả nước nói chung cũng như tỉnh Nghệ An nói riêng đang bị hạn chế việc thu hút và sử dụng nguồn kiều hối hơn các năm là do phải đối mặt với đại dịch COVID-19. Dưới tác động của dịch Covid-19, số lượng lao động xuất ngoại ở tỉnh này giảm đi rất nhiều so với thời kỳ chưa có dịch. Sở dĩ số xuất khẩu lao động trong hai năm qua giảm là do để bảo đảm cơng tác phịng, chống dịch bệnh, các nước tiếp nhận lao động đã ban hành các quy định hạn chế nhập cảnh đối với công dân nước ngồi; nhiều quốc gia ban bố tình trạng khẩn cấp đã tác động đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Khơng ít doanh nghiệp ở các nước tiếp nhận lao động phải ngừng sản xuất hoặc bị phá sản; ngoài ra, việc tạm dừng các chuyến bay thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia tiếp nhận lao động cũng ảnh hưởng đến việc xuất khẩu lao động. Ðơn cử, Ðài Loan (Trung Quốc) là nơi tiếp nhận nhiều lao động của tỉnh Nghệ An nhất, nhưng việc đưa lao động sang thị trường này trong tháng 5, tháng 6/2021 đã bị gián đoạn. Từ ngày 19/5 đến 18/6/2021, Ðài Loan tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người

nước ngồi; trong đó có đối tượng lao động, do chính quyền nước này siết chặt các quy định phịng dịch. Vì thế, dưới tác động của đại dịch Covid-19, lượng kiều hối năm 2021 gửi về Nghệ An ước giảm khoảng 50 triệu USD so với năm 2020, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương. Theo những năm đối mặt với đại dịch, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, phải tạm dừng, đóng cửa. Vấn đề giải quyết việc làm trong và ngoài nước cho người lao động ngày càng khó khăn. Nhiều người lao động đã đào tạo xong nhưng khơng thể xuất cảnh vì bên nước tiếp nhận lao động vẫn chưa mở cửa đón lao động do dịch bệnh. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch nên tâm lý người lao động đăng ký đi làm việc ở nước ngồi cịn dè chừng, e ngại lo sợ bị hủy đơn hàng, hoãn thời gian xuất cảnh nên chưa mạnh dạn đăng ký tham gia đi làm việc ở nước ngoài.

Về việc tổng hợp lại khoản tiền kiều hối hàng năm, Nghệ An gặp phải khó khăn trong việc thu thập lượng tiền do người Nghệ An ở nước ngồi gửi về rất lớn, nhưng rất khó thống kê chính xác, bởi ngoài việc gửi qua ngân hàng, nhiều người lựa chọn kênh gửi khơng chính thức, tự do qua các tổ chức, cá nhân tự đứng ra làm dịch vụ.

Ngồi ra, kiều bào cịn gặp phải sự cân nhắc về việc lựa chọn phương thức chuyển tiền. Gửi qua các tổ chức tín dụng phí cao hơn nhưng nếu gửi qua các tổ chức bên ngồi tính an tồn khơng cao, khơng ai đảm bảo tuyệt đối an tồn cho nguồn tiền gửi về. Đây là vấn đề mà người dân cần cân nhắc để đảm bảo an toàn, các cơ quan liên quan như ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, ngân hàng cần vào cuộc để tính tốn lại phí chi trả, có giải pháp tranh thủ hiệu quả nguồn vốn kiều hối phong phú.

Tại chương trình "Kiều bào chung sức xây dựng quê hương hội nhập và phát triển" đã nêu ra một vài khó khăn của một số kiều bào đối với sự phát triển của tỉnh Nghệ An. Mặc dù kiều bào có mong muốn phát triển hành lang kinh tế Đơng-Tây - đây là trọng điểm kinh tế mà nhà nước chúng ta đã nói nhiều năm, tuy nhiên tỉnh nhà vẫn chưa triển khai được. Thứ nhất là chương trình về vấn đề logistics, chúng ta chưa có địa chỉ, ưu điểm để phát triển trong tương lai. Đa số bà con kiều bào làm việc trong lĩnh vực logistics rất nhiều. Vì vậy khi mà hành

lang kinh tế Đông-Tây được tổ chức ở quê Bác một cách bài bản, thì đây sẽ là nơi để phát triển nguồn lực, cũng như tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế. Về hình thức chuyển tiền. Mặc dù việc chuyển tiền qua kênh chính thức được khuyến khích tuy nhiên hiện nay các kiều bào Nghệ An vẫn còn hiện tượng chuyển tiền qua con đường phi chính thức là cá nhân. Đơn giản như những lưu học sinh, những người bán hàng nhập khẩu online, thường không qua hệ thống ngân hàng thương mại, mà chuyển theo cách hai đầu người gửi và người nhận ở hai nước khác nhau cả bằng nội tệ và ngoại tệ. Những đối tượng này thường chuyển tiền và sử dụng tỷ giá chợ đen để quy đổi vì thơng thường do mức phí chuyển tiền qua hệ thống Ngân hàng thương mại còn cao hơn so với chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá chợ đen.

Mặc dù kiều hối góp phần phát triển thị trường tài chính tuy nhiên nhận thấy được đây cũng có thể có tác động tiêu cực tới sự phát triển thị trường tài chính của tỉnh Nghệ An cũng như cả nước bởi vì kiều hối sẽ giúp những người nhận giảm áp lực về giới hạn tài chính. Khi áp lực tài chính giảm xuống thì nhu cầu tín dụng xuất phát từ những người đã được nhận kiều hối sẽ giảm xuống, diễn biến này có thể sẽ gây tác động tiêu cực phần nào đến sự phát triển thị trường tín dụng. Đồng thời, kiều hối tăng lên khơng có nghĩa là tín dụng cho khu vực tư nhân tăng lên nếu lượng kiều hối đó được sử dụng cho những hoạt động của chính phủ. Hiệu ứng tương tự cũng sẽ xảy ra nếu các ngân hàng khơng sẵn sàng cấp tín dụng cho những người nhận tiền hoặc thích nắm giữ những tài sản có tính lỏng cao.

Kiều hối tạo ra tâm lý ỷ lại của người nhận kiều hối trong nước. Với tỉnh Nghệ An, kiều hối là nguồn thu nhập thường xun, ổn định của một số hộ gia đình có người thân sinh sống và làm việc ở nước ngoài nhận kiều hối. Song một vấn đề đạo đức được đặt ra mang tính tiêu cực về cách thức sử dụng nguồn tiền này. Nếu kiều hối được sử dụng đúng cách thì kinh tế của Nghệ An sẽ phát triển. Thế nhưng có một bộ phận nhận kiều hối, dựa vào nguồn tiền họ nhận được, coi đó là khoản bảo hiểm cho gia đình mình, một khoản phúc lợi kinh tế mà họ nhận được miễn phí, do đó, với những gia đình này, mặc dù có lợi thế về vốn, song mức sinh lời trong hoạt động sản xuất lại thấp hơn so với những gia đình khơng nhận kiều hối. Ngồi ra, có một khoảng thời gian đầu, lúc người dân Nghệ An nhận

được khoảng tiền kiều hối thì nguồn kiều hối đó được sử dụng phung phí cho những hàng xa xỉ phẩm, như nhà, ơ tơ, hưởng thụ thay vì tiền được đưa vào sản xuất. Và vì có khoản tiền ổn định sẵn có, nên người nhận kiều hối khơng tích cực làm việc, học tập, trau dồi kỹ năng, kiến thức.

Khơng những thế, các chính sách để sử dụng nguồn kiều hối về tỉnh vào các dựa án đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh hay bất động sản cũng khá là phức tạp. Cần làm những thủ tục, giấy tờ rườm rà đã làm cho một số dự án tại tỉnh Nghệ An không được triển khai và đi vào hoạt động.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN KIỀU HỐI TẠI TỈNH NGHỆ AN

Một phần của tài liệu ĐỀ án MÔN HỌC KINH TẾ đầu TƯ đề tài tình hình thu hút và sử dụng nguồn kiều hối tại tỉnh nghệ an giai đoạn 2015 2021 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)