CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN KIỀU HỐI
3.3. Một số kiến nghị Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Ngân hàng nhà
3.3.2. Kiến nghị về việc sử dụng hiệu quả nguồn kiều hối
3.3.2.1. Về phía Đảng, Nhà nước và Chính phủ
So với tiềm năng, lợi thế của nguồn nhân lực, nguồn kiều hối gửi về vẫn chưa tương xứng, số dự án cịn ít và các ngành, các cấp chưa có kế hoạch dài hạn để khai thác hiệu quả hơn. Vì thế, để tận dụng tối đa nguồn kiều hối này, Nhà nước cần thực thi các chính sách định hướng hoặc tạo động lực để kiều hối đầu tư vào khu vực sản xuất như công nghệ, giáo dục… nhằm sử dụng nguồn kiều hối một cách có hiệu quả tạo sự phát triển bền vững cho đất nước.
Một là, Đảng và Nhà nước cần ban hành và cải cách một số chính sách để sử
dụng hiệu quả nguồn kiều hối về nước.
Nhà nước cần thực thi các chính sách nhằm định hướng hoặc tạo động lực để kiều hối đầu tư vào khu vực sản xuất và các lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực như giáo dục và sức khỏe cộng đồng... nhằm tạo ra các hiệu ứng phát triển tích cực về dài hạn cho đất nước.
Để sử dụng nguồn kiều hối một cách hiệu quả nhất và đầu tư đúng cách cần có các chính sách và cơ chế cụ thể thu hút vốn FDI nói chung và vốn của người Việt Nam nói riêng đầu tư mua cổ phần doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, mua cổ phần trong các doanh nghiệp mà Nhà nước thối vốn.
Ngồi ra, Chính phủ cũng cần phải xây dựng chính sách định hướng đầu tư, trong đó cung cấp đầy đủ các thơng tin về tình hình đầu tư, thị trường, các ngành nghề trọng điểm cần vốn cũng như các chính sách ưu đãi để kiều bào có thể lựa chọn các hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Nhà nước cũng nên có những chính sách ưu đãi cho kiều bào, ngồi việc nới rộng những điều kiện mang tính thủ tục, cần phải làm rõ xem kiều bào sẽ được hưởng lợi ích gì? Khi các chính sách được thực thi, cần phải tiến hành khảo sát, kiểm tra tính hiệu quả của các hoạt động bằng nguồn tiền này mang lại như thế nào nhằm tránh bị lợi dụng, phát sinh tiêu cực. Mặt khác, kiều hối là nguồn tiền của dân nên việc quyết định đầu tư vào đâu là quyền của họ. Chính vì vậy, muốn hướng kiều bào đầu tư vào sản xuất - kinh doanh hay những hoạt động khác mang lại lợi ích cho nền kinh tế đất nước thì Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách tích cực để tạo niềm tin cho kiều bào hay những người thụ hưởng nguồn tiền này.
Việt Nam cần có chính sách đơn giản và rộng rãi hơn nữa, mạng lưới thông tin minh bạch rõ ràng hơn để nhiều doanh nhân là kiều bào từ các nước trên thế giới đầu tư về quê hương. Ngoại trừ các thành phố lớn, hiện tại khơng ít các địa phương vẫn cịn có quan niệm dự án kiều bào là vốn đầu tư của nước ngồi, thậm chí doanh nhân đứng tên dự án vẫn còn mang quốc tịch Việt Nam. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp về nhiều mặt như thủ tục, thuế và các cách đối đãi không công bằng. Hơn nữa, hạ tầng cơ sở cho các hoạt động nghiên cứu
sáng tạo trong nước và hạ tầng về chính sách, quy định, đặc biệt là về các ưu đãi cụ thể dành cho trí thức cần được quan tâm sâu sắc.
Hai là, hồn thiện mơi trường thu hút đầu tư từ nguồn kiều hối.
Chính phủ cần có các chính sách ưu đãi với kiều hối như những ưu đãi đối với đầu tư nước ngồi hay là có những chính sách ứng xử thichs hợp đối với kiều bào để tạo được lòng tin cho họ.
Nhà nước cần thay đổi mơi trường đầu tư theo hướng tích cực, tạo lập mơi trường đầu tư bình đẳng, minh bạch, thuận lợi về cơ sở hạ tầng như giao thông, điện nước, viễn thơng, cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt là hạn chế thay đổi đột ngột các quy định trong hoạt động đầu tư… nhằm định hướng hoặc tạo động lực để kiều hối đầu tư vào khu vực sản xuất và các lĩnh vực như giáo dục và sức khỏe cộng đồng... tạo ra các hiệu ứng phát triển tích cực về dài hạn cho đất nước. Thành lập các quỹ kiều hối cho các doanh nhân, thu hút các dòng kiều hối đầu tư vào những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, vào các chương trình phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Muốn vậy, Việt Nam cần phải tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thay đổi mơi trường đầu tư theo hướng tích cực, đặc biệt là hạn chế thay đổi đột ngột các quy định trong hoạt động đầu tư, nới lỏng các quy định, điều khoản, thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, việc tạo lập một hạ tầng tài chính vững mạnh với các tổ chức tài chính hoạt động an tồn hiệu quả, cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả các dịng kiều hối.
Ba là, kêu gọi kiều bào tham gia đầu tư vào các dự án lớn của Việt Nam.
Nhà nước cần tạo khuôn khổ pháp lý nhằm bảo hộ và tạo điều kiện cho doanh nhân, tri thức kiều bào về nước làm việc, đầu tư kinh doanh; khuyến khích việc hình thành các hiệp hội chun ngành, mở rộng hợp tác trong cộng đồng và trong nước theo tinh thần “ích nước lợi nhà”.
Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi cho rằng, hiện nay khi phần lớn những cư dân nhận kiều hối đã nhận thức được tầm quan trọng của dòng vốn đầu tư, và họ đã dần trở thành tầng lớp có thu nhập trung bình trong xã hội, khát khao làm giàu
chính đáng. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cho người Việt Nam ra nước ngoài. Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập năm 2015 và việc hội nhập kinh tế sâu rộng đã tạo nhiều cơ hội cho người dân Việt Nam ra nước ngoài làm ăn và ngược lại. Nếu hoạt động khởi nghiệp được hỗ trợ, với số vốn tích lũy từ kiều hối trong tay, với những kinh nghiệm sống từ những nước người lao động đã từng sinh sống và làm việc, cơ hội thành công sẽ cao hơn.
Bốn là, Công tác tuyên truyền đối ngoại
Cần phải đổi mới, nâng cao hiệu quả của cơng tác tun truyền đối ngoại bằng nhiều hình thức phù hợp (các kênh phát thanh, truyền hình phục vụ người Việt Nam ở nước ngồi, phát thanh, truyền hình đối ngoại, truyền hình qua mạng IPTV hoặc hệ thống truyền hình của nước sở tại); tranh thủ, phát huy các phương tiện truyền thông của cộng đồng nhằm cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác cho người Việt Nam ở nước ngồi về tình hình đất nước và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để khuyến khích, tạo điều kiện cho bà con trở về thăm quê hương, đầu tư sản xuất - kinh doanh, góp phần vào cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; tăng cường hơn nữa sự gắn bó của người Việt Nam ở nước ngồi với đất nước; tiếp tục quán triệt và xem người Việt Nam ở nước ngồi là bộ phận khơng tách rời, một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Thông qua người Việt Nam ở nước ngồi, đẩy mạnh thơng tin tun truyền và vận động bạn bè quốc tế.
Năm là, Đẩy mạnh phát triển bất động sản.
Nhà nước cần tạo thêm nhiều quy định thơng thống hơn trong việc người dân Việt Nam định cư ở nước ngồi có thể mua nhà ở tại Việt Nam với thủ tục giấy tờ hành chính, bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ khi mua nhà. Như vậy sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thị trường bất động sản trong nước phát triển, hạn chế được những sự phức tạp và khó khăn gặp phải.
3.3.2.2 Về phía Ngân hàng
Các ngân hàng cần tiếp tục có chính sách mở rộng cho vay vốn tạo điều kiện cho lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động nước ngồi và khuyến khích mọi thành phần kinh tế mở rộng thị trường xuất khẩu, địa bàn hoạt động kinh doanh ở cả trong và ngồi nước. Mơi trường kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế. Môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ tạo cơ hội gia tăng hiệu quả đầu tư cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hai là,Tạo ra con đường đúng để nguồn kiều hối được sử dụng hiệu quả bằng
cách tiết kiệm hoặc đầu tư sinh lời trong dài hạn thay vì sử dụng lãng phí.
Do vậy cần có chính sách khuyến khích sử dụng tiền kiều hối vào việc tiết kiệm hoặc đưa vào đầu tư ở các lĩnh vực khác nhau bên cạnh việc hạn chế việc chuyển tiền kiều hối qua kênh không chính thức. Cần có chính sách khuyến khích chuyển tiền kiều hối qua kênh chính thức. Và muốn dịng kiều hối trở thành dịng vốn đầu tư, thì bản thân người nhận kiều hối phải thấy những kênh đầu tư hấp dẫn hơn.
Các tổ chức tài chính vi mơ được khuyến khích tham gia vào thị trường kiều hối bởi vì các tổ chức này chủ yếu cung cấp dịch vụ tài chính cho những người có thu nhập thấp và khó có thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính ngân hàng thơng thường. Các tổ chức tài chính vi mơ thường nhận chuyển tiền kiều hối với chi phí thấp, và hướng dẫn người nhận tiền cách kiểm sốt dịng tiền, gửi tiết kiệm hoặc đầu tư vào một số lĩnh vực sản xuất kinh tế hộ gia đình. Khi càng nhiều đối tượng được phép tham gia chuyển tiền, các đối tượng tự động cạnh tranh với nhau để cho chi phí chuyển tiền kiều hối giảm đi.
Ba là, Ngân hàng thương mại cần thu hút việc chuyển kiều hối qua con đường
chính thức nhằm tạo điều kiện cải thiện nền kinh tế
Hệ thống ngân hàng thương mại có thể sử dụng nhiều vốn hơn để mở rộng cho vay theo nhu cầu của nền kinh tế. Muốn vậy, cần có biện pháp mở rộng sự tham gia của các tổ chức, các cá nhân trong kênh chuyển tiền chính thức. Nếu như việc chuyển tiền chính thức qua hệ thống ngân hàng thương mại lại được kết hợp với các dịch vụ được cung cấp như mở tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm,
cho vay hoặc đầu tư bất động sản… cho người nhận tiền và kết quả đạt được là cải thiện điều kiện kinh tế.
Bốn là, Giải quyết vấn đề về kiều hối và hoạt động rửa tiền ở Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước cần ưu tiên đầu tư vào hệ thống cơng nghệ thơng tin về phịng, chống rửa tiền cho Cục phịng, chống rửa tiền. Cùng với việc phân tích các giao dịch và quy chế giám sát sẽ giúp cho cơ quan thanh tra của Ngân hàng Nhà nước chủ động trong việc thanh tra giám sát các ngân hàng thương mại. Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm về phòng, chống rửa tiền với các ngân hàng thương mại và tăng cường hợp tác quốc tế.
C. KẾT LUẬN
Nguồn kiều hối là một hình thức góp phần tạo thêm nguồn lực đáng kể và đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế nói chung. Vì vậy, việc thu hút và sử dụng nguồn kiều hối hiệu quả là một yếu tố cần thiết để phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn.
Những năm vừa qua, tỉnh Nghệ An đã thu về được lượng kiều hối khá dồi dào và đã sử dụng nguồn kiều hối tương đối hiệu quả. Lượng kiều hối ấy đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo vốn làm ăn, đời sống ổn định thông qua đầu tư, kinh doanh của Việt kiều,... Nhìn chung chúng ta thấy được tỉnh Nghệ An đã thu lại được nhiều thành tựu đáng kể trên nhiều mặt (kinh tế tỉnh ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng ổn định, giảm tỷ lệ thất nghiệp,...)
Bên cạnh những thuận lợi và thành tựu mà tỉnh nhận được, Nghệ An cũng gặp phải những khó khăn và hạn chế mà tỉnh gặp phải trong việc thu hút và sử dụng nguồn kiều hối. Hơn thế nữa, trong mấy năm gần đây, tỉnh Nghệ An cũng như cả nước phải đối mặt với đại dịch Covid - 19 vì thế ít nhiều đã ảnh hưởng đến lượng kiều hối chảy về tỉnh nhà, nguồn kiều hối đã có xu hướng giảm và việc sử dụng nguồn kiều hối như thời gian trước cũng bị hạn chế.
Mặc dù phải đối mặt với những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, những kiều bào vẫn duy trì được nguồn kiều hối ổn định nhờ có những chính sách mà tỉnh đã thực hiện. Bài làm này đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp cải thiện được những hạn chế, phát triển được những thành tựu giúp việc thu hút và sử dụng nguồn kiều hối hiệu quả cho tỉnh nhà như: tạo điều kiện thuận lợi cho những kiều bào chuyển tiền, nâng cao chất lượng lao động, nới lỏng chính sách phù hợp, khuyến khích kiều bào đầu tư về tỉnh,.. . Từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh được phát triển mạnh mẽ hơn.
Với kiến thức còn hạn chế, em mong muốn nhận được nhiều sự đóng góp hơn nữa của các thầy cô giáo để đề án ngày càng được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cơ TS. Hồng Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp em hoàn thành đề tài này. Em chân thành cảm ơn cô.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- S. Puri & T. Rizetma (1999), “Migrant worker remittances, Microfinance and the informal economy: Prospects and issues”, Social Finance
- Ratha, Dilip, 2013, The Impact of Remittances on Economic Growth and Poverty Reduction, Washington, DC: World Bank
- Dilip Ratha, “Worker remitances: An important and stable source of external development finance”, World Bank 2005.
- Giuliano, P. and Ruiz-Arranz, M (2009), “Remittances, Financial Development and Growth,” IZA Discussion Paper Series 2160.
- Maimbo, Samuel Munzele; Ratha, Dilip. 2005. Remittances: Development Impact and Future Prospects. Washington, DC: World Bank.
- IMF (2009a), Balance of payments and international investment position manual (Six ed.), Washington D.C.
- IMF (2009b), International transactions in remittances guide for compliers and users.
- “ Thu hút và sử dụng nguồn kiều hối tại Việt Nam” – Khoa Đầu tư – Đại học Kinh tế Quốc dân
- Cổng thông tin điện tử tỉnh Nghệ An http://www.nghean.gov.vn/trang- thong-tin-kinh-te-xa-hoi-tinh-nghe-an/thong-cao-bao-chi-ve-tinh-hinh-kinh-te- xa-hoi-tinh-nghe-an-nam-2021-485304
- Cổng thông tin điện bộ Kế hoạch và đầu tư
https://www.mpi.gov.vn/Pages/tinhthanhchitiet.aspx?idTinhThanh=58
- Báo Nghệ An. (2017, ngày 6 tháng 2). https://baonghean.vn/nhan-len-gia- tri-nguon-kieu-hoi-126318.html
- Đài Phát thanh và truyền hình Nghệ An, chương trình “Gặp mặt kiều bào Nghệ An Xuân Bính Thân 2016”
- Đài Phát thanh và truyền hình Nghệ An, chương trình “Gặp mặt kiều bào Nghệ An về thăm quê hương đón Xuân Đinh Dậu 2017”.
- Đài Phát thanh và truyền hình Nghệ An, chương trình "Gặp mặt Kiều bào Nghệ An về thăm quê hương đón xuân Mậu Tuất 2018".
- Đài Phát thanh và truyền hình Nghệ An, chương trình "Kiều bào chung sức xây dựng quê hương hội nhập và phát triển" ngày 27-12-2018.
- CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM. (2018, ngày 29 tháng 12). https://dangcongsan.vn/kinh-te/kieu-bao-chung-suc-xay- dung-que-huong-hoi-nhap-va-phat-trien-509570.html