Huy động tiềngửi dân cư của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động tiền gửi dân cư của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà nam (Trang 27)

1.2.1. Tổng quan huy động tiền gửi dân cư của ngân hàng thương mại

1.2.1.1. Khái niệm huy động tiền gửi dân cư

Dân cư là đối tượng giàu tiềm năng đối với hoạt động huy động tiền gửi của NHTM. Dân cư với tư cách là chủ thể của những nguồn tài chính và NHTM với vai trò là trung gian tài chính có quan hệ với dân cư như là người đi vay và người cho vay. Có thể khái quát “Huy động tiền gửi dân cư là quá trình các NHTM động viên nguồn tài chính từ cá nhân dân cư bằng nhiều phương pháp, cách thức khác nhau với trách nhiệm hoàn trả đầy đủ và đúng hạn”.

Huy động tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động và là nguồn vốn có giá tương đối rẻ đối với các NHTM, vì vậy họ thường tìm mọi cách để duy trì và thu hút nguồn vốn huy động từ dân cư.

1.2.1.2. Đặc điểm huy động tiền gửi dân cư

- Vốn huy động từ dân cư rất nhỏ lẻ

Huy động tiền gửi dân cư rất được các NHTM chú trọng vì đây là kênh huy động giúp cho nguồn vốn của ngân hàng được ổn định, vì mỗi cá nhân gửi với một lượng tiền chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của NHTM. Vì vậy việc một cá nhân, hay một số cá nhân rút tiền thì nguồn vốn của NHTM không bị thay đổi nhiều. Việc huy động vốn từ mỗi cá nhân là rất nhỏ và tốn nhiều thời gian công sức để có thể huy động được nguồn vốn này, tuy nhiên, với việc huy động từ nhiều cá nhân khác nhau, nguồn vốn này được tích tụ tập trung lại trở thành một nguồn vốn rất lớn, để bổ sung vào nguồn vốn phục vụ cho mục đích kinh doanh của các ngân hàng.

- Chi phí huy động tiền gửi dân cư cao

Do việc huy động vốn từ dân cư rất nhỏ lẻ, từ rất nhiều các cá nhân khác nhau, vì vậy tốn rất nhiều thời gian công sức, cũng như chi phí để có thể huy động được nguồn vốn lớn. Chi phí huy động vốn dân cư bao gồm lãi suất của khoản tiền gửi và các chi phí ngoài lãi suất. Chi phí lãi suất là khoản tiền gửi mà Ngân hàng phải trả

cho khách hàng theo như thỏa thuận (thông thường được ghi vào sổ tiết kiệm hoặc các chứng từ ngân hàng). Chi phí ngoài lãi rất đa rạng bao gồm nhiều chi phí khác chi cho người gửi tiền như: Hoa hồng, quà tặng, các tiện tích khác….

- Tiềm năng huy động vốn dân cư lớn

Do tâm lý của người dân luôn muốn khoản tiền chưa sử dụng đến của mình được an toàn và sinh lời, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tương lai. Trong nền kinh tế hiện nay, người dân có thể sử dụng nguồn tiền chưa sử dụng đến của mình bằng rất nhiều cách vừa đảm bảo an toàn để sinh lời như đầu tư mua vàng, cổ phiếu, gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Tuy nhiên, việc đầu tư và vàng, cổ phiếu không phải người dân nào cũng có thể làm được, bên cạnh đó còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, như rủi ro từ phía công ty, rủi ro thị trường… Vì vậy, gửi tiền vào ngân hàng được xem như một công cụ đầu tư an toàn, hiệu quả và được đại đa số người dân lựa chọn. Chính vì vậy, tiềm năng huy động vốn từ dân cư rất lớn so với nguồn khác, thông thường nguồn này chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các ngân hàng.

- Huy động tiền gửi dân cư là hoạt động tạo lập nguồn vốn ổn định cho ngân hàng

Hoạt động chính của các NHTM là huy động vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế, dân cư để cho các tổ chức, cá nhân khác vay và cam kết trả sẽ hoàn trả lãi và gốc. Các ngân hàng hoạt động theo quy luật số đông, không phải tất cả những người gửi tiền đều rút tiền cùng một lúc mà thường xuyên có những người gửi tiền, rút tiền, do đó, ngân hàng luôn tồn tại một số dư nhất định tại mọi thời điểm, ngân hàng dựa vào điểm này để sử dụng số tiền cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn. Mặc khác, số lượng KHCN rất lớn và mỗi khách hàng gửi một lượng tiền nhỏ hơn rất nhiều so với các khách hàng tổ chức, nên việc một cá nhân rút tiền gửi ít bị ảnh hưởng tới tổng nguồn vốn hơn so với một tổ chức rút tiền. Bênh cạnh đó các KHCN gửi tiền vào ngân hàng thường là gửi tiết kiệm có kỳ hạn và lãi suất theo thỏa thuận với ngân hàng. Việc rút tiền trước hạn thường rất hạn chế do việc rút tiền trước hạn khách hàng sẽ bị mất phần lãi suất theo như thỏa thuận với ngân hàng.

Chính vì vậy, nguồn tiền gửi này tương đối ổn định, giúp ngân hàng chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay trung và dài hạn. Đây cũng là ưu điểm lớn nhất của nguồn vốn huy động dân cư.

1.2.1.3. Các hình thức huy động tiền gửi dân cư

a) Huy động qua tiền gửi thanh toán

Tiền gửi thanh toán là loại hình tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng với mục đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua Ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điện tử...nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh nhất của quý khách.

Ngân hàng thường trả lãi rất thấp đối với số dư từ tài khoản tiền gửi thanh toán, do đó, chi phí huy động vốn thấp. Đây là ưu điểm lớn nhất của nguồn vốn này, tuy nhiên, tính ổn định cua nguồn vốn này rất thấp, do khách hàng gửi vào đây với mục đích thanh toán nên họ có thể rút ra để chi trả bất cứ lúc nào, NH không được phép từ chối. Việc sử dụng nguồn vốn tiền gửi thanh toán NH phải rất thận trọng vì rủi ro thanh khoản đối với khoản tiền này rất lớn, điều này có thể làm giảm uy tín của ngân hàng, cung như hiệu ứng tâm lý đám đông rút tiền là rất lớn.

b) Huy động qua tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền chưa sử dụng đến của dân cư gửi vào ngân hàng với mục đích sinh lời và đảm bảo an toàn, được hưởng lãi suất theo quy định và bảo hiểm theo quy định về bảo hiểm tiền gửi. Có nhiều tiêu chí để phân loại tiền gửi như: Theo kỳ hạn, loại tiền, phương thức trả gốc và lãi, phương thức nộp gốc…

* Theo kỳ hạn:

- Tiết kiệm không kỳ hạn: Là các khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào nhưng không được sử dụng các công cụ thanh toán. Loại tiền này có lãi suất cao hơn tiền gửi thanh toán, tuy nhiên mức lãi suất không cao nên mục đích chủ yếu của người gửi tiền là đảm bảo an toàn vốn.

- Tiết kiệm có kỳ hạn: Là các khoản tiền gửi có sự thoả thuận về thời hạn gửi tiền và rút tiền và khách hàng chỉ được rút tiền khi đáo hạn, nếu rút trước hạn thì chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút. Loại tiền gửi này thường được

hưởng lãi suất cố định và phụ thuộc vào kỳ hạn, kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn còn được chia nhỏ hơn thành tiết kiệm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

* Theo loại tiền:

- Tiết kiệm nội tệ: Là các khoản tiền gửi bằng nội tệ, loại tiết kiệm này được hưởng lãi suất cao và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửi của ngân hàng.

- Tiết kiệm ngoại tệ: Người dân có thể gửi tiền vào ngân hàng bằng các ngoại tệ mạnh. Do tính ổn định của ngoại tệ so với nội tệ và do tâm lý của người dân nên số tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ có xu hướng tăng lên trong khi nguời vay lại e ngại vay ngoại tệ. Chính vì vậy, nhiều ngân hàng áp dụng phân biệt lãi suất cho nội tệ và ngoại tệ theo hướng lãi suất của ngoại tệ thấp hơn lãi suất nội tệ.

* Theo phương thức trả gốc và lãi

- Tiết kiệm trả lãi sau: Là hình thức tiết kiệm trả lãi khi đáo hạn. Vào thời điểm đó nếu khách hàng không đến rút vốn và lãi thì tiền lãi được nhập vào vốn và coi như người gửi kỳ hạn tiếp theo.

- Tiết kiệm trả lãi trước: Là hình thức tiết kiệm trả lãi ngay khi khách hàng gửi tiền. Khi đến hạn khách hàng sẽ được lĩnh phần gốc đúng như số tiền ghi trên thẻ hoặc sổ tiết kiệm. Nếu khách hàng yêu cầu rút gốc trước hạn thì sẽ giải quyết theo quy định của ngân hàng.

- Tiết kiệm trả lãi định kỳ: Là hình thức tiết kiệm trả lãi theo từng kỳ hạn mà khách hàng và ngân hàng đã thoả thuận. Đến kỳ tính lãi, khách hàng có thể rút phần lãi của kỳ đã đăng ký vào bất kỳ ngày làm việc nào của ngân hàng. Nếu khách hàng không lĩnh lãi theo kỳ hạn đã đăng ký thì ngân hàng chỉ thực hiện sao kê tính lãi, hết kỳ tính lãi cuối cùng thì số lãi còn chưa lĩnh được nhập vào gốc.

* Theo phương thức nộp gốc:

- Tiết kiệm gửi một lần: Là loại hình tiết kiệm mà khách hàng chỉ gửi tiền vào ngân hàng một lần và từ thời điểm đó đến khi đáo hạn. Với hình thức này ngân hàng không tốn nhiều chi phí quản lý do số dư tài khoản của khách hàng không biến động. Chính vì vây, mức lãi suất của loại tiền gửi này cao.

- Tiết kiệm gửi nhiều lần: Tiết kiệm gửi nhiều lần hay tiết kiệm gửi góp là hình thức tiết kiệm mà định kỳ đã đăng ký với ngân hàng, khách hàng gửi vào ngân hàng một số tiền, số tiền gửi từng lần có thể là cố định hoặc thay đổi theo khả năng của khách hàng. Lãi suất của loại tiền này thấp hơn lãi suất tiết kiệm thông thường và ngoài việc phụ thuộc vào kỳ hạn gửi tiền thì lãi suất tiết kiệm gửi góp còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai lần gửi, khoảng cách này càng nhỏ thì lãi suất càng cao.

1.2.2. Quản lý huy động tiền gửi dân cư của ngân hàng thương mại

1.2.2.1. Mục tiêu huy động tiền gửi dân cư

Mục tiêu huy động tiền gửi dân cư là việc các ngân hàng huy động một lượng tiền đủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng với quy mô và cơ cấu vốn huy động hợp lý, trên cơ sở kiểm soát chi phí huy động, kiểm soát rủi ro và đảm bảo chất lượng dịch vụ phù hợp với các mục tiêu hoạt động và chiến lược kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ. Như vậy mục tiêu của huy động tiền gửi dân cư là:

Tạo lập và giữ vững sự ổn định của nguồn vốn huy động, đảm bảo đủ nguồn vốn cho nhu cầu sử dụng. Đây là mục tiêu then chốt và là mục tiêu có tính cạnh tranh nhất trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng.

Quy mô và cơ cấu của nguồn vốn huy động hợp lý, đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản, phù hợp với nhu cầu và bối cảnh của thị trường mục tiêu, năng lực nội tại của ngân hàng.

Kiểm soát tốt chi phí huy động có nghĩa là tối thiểu hóa chi phí huy động tiền gửi dân cư bao gồm cả chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi phù hợp với mục tiêu hoạt động của ngân hàng và bối cảnh thị trường trong từng thời kỳ.

Kiểm soát rủi ro trong huy động tiền gửi dân cư luôn là hoạt động trọng tâm của ngân hàng, bởi kiểm soát và quản lý rủi ro chặt chẽ đồng nghĩa với việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn huy động được.

1.2.2.2. Quản lý hoạt động huy động tiền gửi dân cư

Về phương diện lý thuyết, phương hướng cơ bản mà NHTM có thể sử dụng để đạt được mục tiêu trong hoạt động huy động tiền gửi dân cư bao gồm:

- Thông qua các chính sách như: chính sách sản phẩm, chính sách lãi suất, chính sách chăm sóc khách hàng,… mà NH áp dụng nhằm tạo lập và giữ vững sự ổn định của nguồn vốn huy động, đảm bảo đủ nguồn vốn cho nhu cầu sử dụng trong từng thời kỳ.

+ Chính sách sản phẩm:

Để thu hút được nhiều tiền gửi từ dân cư, các NHTM không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn của mình. Các NHTM có thể tiến hành phát triển, đa dạng hóa sản phẩm theo kỳ hạn và lãi suất: với các sản phẩm tiền gửi, NHTM thường chia ra nhiều kỳ hạn khác nhau để khách hàng có thể chọn lựa các kỳ hạn gửi tiền phù hợp với nhu cầu của mình. Tương ứng với các kỳ hạn tiền gửi là các mức lãi suất khác nhau, tăng dần theo thời gian của kỳ hạn gửi tiền; theo tiện ích của sản phẩm: những sản phẩm huy động vốn đều giống nhau về bản chất nên để tạo được sự khác biệt các NHTM thường tăng thêm nhiều tiện ích cho khách hàng.

Ngoài yếu tố lãi suất, các sản phẩm huy động còn cần có các yếu tố may mắn như bốc xăm hay quay số dự thưởng để tăng tính hấp dẫn người gửi tiền. Các yếu tố bất ngờ, mới lạ hay mang tính địa phương, sự kiện trong sản phẩm cũng góp phần làm nên sự thành công của sản phẩm huy động tiền gửi dân cư. Thêm vào đó, các tiện ích đi kèm của sản phẩm huy động tiền gửi dân cư cũng cần được quan tâm nhằm thu hút khách hàng gửi tiền như gửi một nơi, rút nhiều nơi, rút tiền, thanh toán qua các thiết bị tự động, vấn tin, giao dịch qua mạng Internet, cầm cố, chiết khấu sổ tiết kiệm...

Các sản phẩm ngân hàng khác như thẻ ghi nợ, thẻ ghi có, tín dụng bán lẻ, chi lương qua tài khoản... cũng góp phần hỗ trợ việc huy động tiền gửi dân cư.

Chính sách sản phẩm cần phải làm thường xuyên liên tục. Thực hiện theo dõi đánh giá từng sản phẩm qua đó đẩy mạnh các sản phẩm đạt hiệu quả cao, thay đổi, chỉnh sửa các sản phẩm chưa phù hợp và loại trừ các sản phẩm không phù hợp, tìm kiếm các sản phẩm mới sao cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.

+ Chính sách lãi suất:

Huy động tiền gửi dân cư, chính sách lãi suất tác động trực tiếp và đóng vai

trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu đề ra của ngân hàng, việc huy động với lãi suất cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và ngược lại, nếu lãi suất thấp thì ngân hàng không thể thu hút đủ lượng vốn như mong đợi.

Do đặc điểm của nguồn vốn dân cư có tính ổn định cao nên lãi suất huy động tiền gửi dân cư thường ở mức cao hơn so với lãi suất huy động của các tổ chức kinh tế, định chế tài chính. Thông thường đối với các khoản tiền gửi càng lớn, thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao.

Lãi suất của từng ngân hàng trong từng giai đoạn, điều có sự khác biệt phụ thuộc vào cung cầu của ngân hàng đó. Các ngân hàng mà lượng khách hàng tín dụng trong nước chiếm phần lớn thì họ ưu tiên cho các khoản huy động bằng đồng bản tệ, ngược lại các ngân hàng có thế mạnh trong việc xuất nhập khẩu thường ưu tiên hơn đối với nguồn vốn bằng ngoại tệ...

Trong điều kiện nền kinh tế biến động thất thường và điều kiện cạnh tranh gay gắt, chính sách lãi suất phải hài hòa lợi ích giữa người gửi tiền và ngân hàng. Khi xây dựng chính sách lãi suất, ngân hàng cần đảm bảo sự hài hòa giữa đảm bảo tính cạnh tranh, hiệu quả, tính ổn định và phải mang tính dự đoán.

Chính sách lãi suất phải đảm bảo tính linh hoạt theo từng sản phẩm, kỳ hạn và mức gửi đồng thời đảm bảo tuân thủ quy định của nhà nước.

Thông thường lãi suất được thiết lập dựa trên cung cầu của thị trường. Tuy vậy, trong một số trường hợp, lãi suất chịu sự tác động của các yếu tố khác nhau như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động tiền gửi dân cư của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w