Kết quả huy động tiềngửi dân cư tại Vietinbank Hà Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động tiền gửi dân cư của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà nam (Trang 66 - 100)

2.2. Thực trạng huy động tiềngửi dân cư Vietinbank Hà Nam

2.2.2. Kết quả huy động tiềngửi dân cư tại Vietinbank Hà Nam

2.2.2.1. Quy mô khách hàng dân cư gửi tiền

Trong những năm qua, quy mô khách hàng dân cư gửi tiền của Vietinbank Hà Nam có bước tăng trưởng tốt, khách hàng được mở rộng tới mọi tầng lớp dân cư, độ tuổi. Bên cạnh lợi thế mở rộng được nhóm khách hàng là cán bộ, nhân viên làm việc trong các doanh nghiệp đang có quan hệ giao dịch tiền gửi, tiền vay, quy mô khách hàng của Vietinbank Hà Nam còn được phát triển từ các đơn vị hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước.

Bảng 2.3. Quy mô khách hàng dân cư gửi tiền qua các năm

Đơn vị tính: Khách hàng

Chỉ tiêu

Số lượng khách hàng tiền gửi dân cư

Số lượng khách hàng tiền gửi cá nhân có số dư từ 1 tỷ đồng

Bảng 2.3 cho thấy: năm 2019, tổng số lượng khách hàng dân cư gửi tiền tại Vietinbank Hà Nam là 28.258 khách hàng, tăng 2.782 khách hàng với tỷ lệ tăng 10,9% so với năm 2018. Tính đến 31/12/2020, tổng số lượng khách hàng dân cư gửi tiền tại Vietinbank Hà Nam đã đạt 31.925 khách hàng, tăng 3.667 khách hàng với tỷ lệ tăng 13,0% so với năm 2019. Tốc độ tăng trưởng khách hàng bình quân hàng năm đạt 11,9%. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng khách hàng có số dư tiền gửi từ 1 tỷ đồng trở lên hàng năm đạt cao hơn tốc độ tăng trưởng chung. Đến 31/12/2020, số lượng khách hàng này chiếm 3,6% tổng số khách hàng dân cư.

2.2.2.2. Quy mô nguồn vốn huy động vốn tiền gửi dân cư

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn và giữa sự cạnh tranh khốc liệt của ngành ngân hàng nhưng Vietinbank Hà Nam đã từng bước khẳng định được thương hiệu và vị thế của mình trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam. Đặc biệt hoạt động huy động vốn tiền gửi dân cư đã đạt được những thành tựu đáng kể và liên tục tăng trưởng trong các năm tiếp theo.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.4. Quy mô nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư tại Vietinbank Hà Nam

Nguồn: Báo cáo tổng kết 2018 - 2020 Vietinbank Hà Nam

các năm. Năm 2018 đạt giá trị 4.674 tỷ đồng, năm 2019 đạt 4.988 tỷ đồng tăng 314 tỷ đồng so với năm 2018 với tỷ lệ tăng 6,7%. Đến năm 2020 vốn huy động tiền gửi dân cư đạt 5.040 tỷ đồng, tăng 52 tỷ đồng so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ tăng 1,0%. Qua đó đã cho thấy sự nỗ lực không ngừng của Vietinbank Hà Nam trong công tác huy động tiền gửi dân cư để đạt được số vốn huy động tiền gửi dân cư rất cao trước những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19.

Bảng 2.4. Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư trong tổng nguồn vốn huy động tại Vietinbank Hà Nam giai đoạn 2018

- 2020

Chỉ tiêu

VHĐ từ tiền gửi dân cư

Tổng VHĐ

Tỷ lệ % so với tổng HĐV

Nguồn: Báo cáo tổng kết 2018 - 2020 Vietinbank Hà Nam

So với tổng nguồn vốn huy động tại Vietinbank Hà Nam thì huy động vốn từ tiền gửi dân cư chiếm từ 80,1% ở năm 2018, lên đến 83,5% năm 2020. Như vậy đây là nguồn vốn quan trọng trong việc tạo lập nền vốn ổn định cho tăng trưởng tín dụng. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư tại Vietinbank Hà Nam ngày càng có sự đóng góp và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động. Đây sẽ là nền vốn ổn định để Vietinbank Hà Nam phát triển mở rộng hoạt động tín dụng.

Một cơ cấu vốn rất ổn định nếu xét trên góc độ nguồn vốn tự lực. Với tính chất ổn định của nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư, một hoặc một số khách hàng, nhóm khách hàng dân cư rút vốn không ảnh hưởng lớn khả năng cân đối nguồn vốn đối với ngân hàng.

2.2.2.3. Cơ cấu huy động vốn từ tiền gửi dân cư

Bảng 2.5. Cơ cấu vốn huy động từ tiền gửi dân cư phân theo hình thức huy động vốn tại Vietinbank Hà Nam giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

1. Tiền gửi thanh toán

2. Tiết kiệm

Vốn huy động từ tiền gửi dân cư

Nguồn: Báo cáo tổng kết 2018 - 2020 Vietinbank Hà Nam Trong các khoản mục vốn huy động từ tiền gửi dân cư, tiền gửi tiết kiệm đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định nhất. Huy động tiết kiệm là hình thức phổ biến nhằm thu hút tiền nhàn rỗi từ dân cư, ngày nay hình thức này vẫn được sử dụng phổ biến nhất là ở những thành phố lớn tập trung đông dân cư có thu nhập thường xuyên.

Qua bảng 2.5 cho thấy: Trong tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư, tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây cũng là thế mạnh của Vietinbank Hà Nam được khẳng định trên thương trường và ngày càng phát triển, được nâng cao trong thời gian vừa qua.

Nhận thức được tầm quan trọng trong vấn đề thu hút vốn từ tiền gửi dân cư, ngoài các hình thức huy động tiết kiệm thông thường với các loại sản phẩm lĩnh lãi định kỳ, lĩnh lãi bậc thang Vietinbank Hà Nam còn tuyên truyền, khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng và thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Theo đó, Vietinbank Hà Nam quy định tất cả các cán bộ nhân viên thuộc chi nhánh phải mở tài khoản tiền gửi cá nhân tại ngân hàng và toàn bộ tiền lương hàng tháng đều chuyển qua tài khoản đó. Khi có nhu cầu chi tiêu, chủ sở hữu viết giấy lĩnh tiền mặt hoặc dùng thẻ ATM. Đến nay, tại Vietinbank Hà Nam, số tài khoản này không những lớn về mặt số lượng mà các khoản tiền nhàn rỗi của khách hàng cũng được gửi vào đó. Nhờ đó, số dư trên tài khoản tiền gửi cá nhân đã đạt 236,4 tỷ đồng và xu hướng sẽ tăng mạnh, giúp nguồn vốn của Vietinbank Hà Nam tăng trưởng.

Tuy nhiên, do thói quen của dân chúng chưa quen với việc không dùng tiền mặt trong giao dịch thanh toán hàng ngày, do các công cụ thanh toán đưa ra chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của dân chúng, thu nhập của dân chúng chưa có điều kiện để tích lũy, nên việc mở rộng tài khoản tiền gửi thanh toán từ dân cư mới đạt kết quả hạn chế.

Tiền gửi tiết kiệm từ tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư của Vietinbank Hà Nam và tăng đều qua các năm. Năm 2018 đạt 4.484,7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 95,9% trong nguồn huy động vốn từ tiền gửi dân cư. Năm 2019 đạt 4.769,5 tỷ đồng tăng 284,8 tỷ đồng tương ứng với 6,4% so với năm 2018. Năm 2020 đạt 4.803,6 tỷ đồng, tăng 34,1tỷ đồng so với năm 2019.

* Cơ cấu huy động vốn từ tiền gửi dân cư theo loại tiền

Bảng 2.6. Cơ cấu huy động vốn từ tiền gửi dân cư phân theo loại tiền tại Vietinbank Hà Nam giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Huy động bằng VNĐ

Huy động bằng ngoại tệ quy đổi

Vốn huy động từ tiền gửi dân cư

Nguồn: Báo cáo tổng kết 2018 - 2020 Vietinbank Hà Nam

Dựa vào bảng 2.6 cho thấy: Tại Vietinbank Hà Nam huy động vốn từ tiền gửi dân cư theo loại tiền gồm có: Huy động bằng VNĐ và huy động bằng ngoại tệ, trong đó chủ yếu là USD. Huy động bằng VNĐ chiếm chủ yếu trong tổng nguồn huy động.

Huy động bằng VNĐ tăng nhanh qua các năm. Năm 2018 đạt 4.436,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 94,9% trong nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư. Năm 2019 đạt 4.736,4 tỷ đồng, tăng 299,7 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 6,8% so với

năm 2018. Đến năm 2020 con số này lên tới 4.785,5 tỷ đồng, tăng 49,1 tỷ đồng ứng với tăng 1,0% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 95,0% trong tổng vốn huy động từ tiền gửi dân cư.

Huy động bằng ngoại tệ quy đổi cũng tăng nhẹ qua các năm nhưng chỉ chiếm tỷ trong thấp trong nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư. Năm 2019 đạt 251,6 tỷ đồng, tăng 14,3 tỷ đồng, ứng với 6,0%. Năm 2020 đạt 254,5 tỷ đồng, tăng 2,9 tỷ đồng, ứng với 1,2% so với năm 2019.

Dù là huy động bằng VNĐ hay huy động bằng ngoại tệ thì trong 3 năm trở lại đây đều có xu hướng tăng. Có được kết quả như vậy là do ngân hàng đã tăng cường mở rộng quan hệ với các khách hàng, cùng với sự chỉ đạo linh hoạt, kịp thời của Ban lãnh đạo ngân hàng. Ngân hàng đã tập trung khai thác nhiều nguồn vốn ngoại tệ bằng cách tập trung thu hút các khách hàng, mở rộng dịch vụ chi trả kiều hối, lựa chọn tỷ giá hợp lý.

* Cơ cấu vốn huy động từ tiền gửi dân theo độ tuổi người gửi tiền

Bảng 2.7. Cơ cấu vốn huy động phân theo độ tuổi người gửi tiền tại Vietinbank Hà Nam giai đoạn 2018 - 2020

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2018 Chỉ tiêu Số tiền Dưới 30 tuổi Từ 30 đến 60 tuổi Trên 60 tuổi Vốn huy động từ tiền gửi dân cư

Nguồn: Báo cáo tổng kết 2018 - 2020 Vietinbank Hà Nam

Bảng 2.7 cho thấy: Cơ cấu vốn huy động từ tiền gửi dân theo độ tuổi người gửi tiền, số dư nguồn tiền gửi của những khách hàng trong độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trên 921% trong tổng nguồn vốn huy động. Đặc điểm trong độ

tuổi này, đa số là người có công việc làm, thu nhập cao hơn những lứa tuổi khác, thường tìm cơ hội đầu tư sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính, gửi tiền ngân hàng cũng là một hình thức đầu tư hấp dẫn trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động.

Khách hàng ở độ tuổi dưới 30, có tiền gửi ngân hàng, phần đông là học sinh, sinh viên, có số dư tiền gửi không kỳ hạn từ việc gia đình, người thân gửi tiền vào tài khoản tiền gửi cá nhân để phục vụ cho nhu cầu học tập, sinh hoạt. Mặc dù số dư tài khoản tiền gửi của từng khách hàng không lớn, nhưng ngân hàng có thể thu hút số lượng khách hàng rất đông khiến cho tổng số vốn huy động qua tài khoản tiền gửi cá nhân của tất cả khách hàng trở nên lớn. Toàn bộ số dư trên tài khoản tiền gửi cá nhân giúp hình thành nên nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này vào mục đích cấp tin dụng ngắn hạn hoặc cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.

Với khách hàng thuộc độ tuổi trên 60, phần đông là những người về hưu, có nhu cầu tiết kiệm rất cao, một bộ phận những người lớn tuổi có nhu cầu gửi tiết kiệm dài hạn, lĩnh lãi hàng tháng để chi tiêu. Tỷ trọng số dư nguồn tiền gửi của khách hàng có độ tuổi từ 60 trở lên trên tổng nguồn vốn huy động tiền gửi từ dân cư tăng, chiếm 5,5% trong năm 2020.

Đặc điểm chung nguồn tiền gửi khách hàng ở độ tuổi 60 trở lên có tính ổn định cao, có khả năng tăng lên do số lượng rất lớn người về hưu có thu nhập ổn định hằng tháng. Nếu kết hợp tốt giữa những người nhận lương hưu, cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương chi trả lương hưu qua tài khoản cá nhân thì ngân hàng sẽ thu hút được một nguồn tiền gửi tương đối lớn.

* Cơ cấu huy động vốn từ tiền gửi dân cư theo kỳ hạn gửi tiền

Việc huy động nguồn vốn dân cư từ tiền gửi có kỳ hạn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn huy động có hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Theo kỳ hạn, vốn huy động từ tiền gửi dân cư được chia thành huy động vốn tiền gửi dân cư không kỳ hạn, huy động vốn tiền gửi dân cư ngắn hạn và huy động vốn tiền gửi dân cư trung và dài hạn tại Vietinbank Hà Nam.

Bảng 2.8. Cơ cấu nguồn tiền huy động từ KHCN theo kỳ hạnĐơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Không kỳ hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn Vốn huy động từ tiền gửi dân cư

Nguồn: Báo cáo tổng kết 2018 - 2020 Vietinbank Hà Nam

Bảng 2.8 cho thấy: nguồn vốn có kỳ hạn (dưới 12 tháng và trên 12 tháng) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư. Cụ thể:

Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: trong tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư giai đoạn 2018 - 2020 lần lượt là: 51,5%; 48,9% và 48,6%. Đây là nguồn vốn huy động nhạy cảm nhất đối với lãi suất. Tỷ trọng nguồn vốn kỳ hạn dưới 12 tháng có xu hướng giảm dần có thể giải thích do sự nhạy cảm của người dân đối với lãi suất ngân hàng và lạm phát. Những năm gần đây lạm phát giảm xuống 1 con số và tới năm 2020 lạm phát chỉ ở mức 2,31% đồng thời lãi suất tiền gửi giảm theo qui định của NHNN hạ trần lãi suất tiền gửi bằng VNĐ từ 6%/năm xuống 4%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng. Đây là nguồn tiền gửi khá ổn định, do vậy Vietinbank Hà Nam luôn tìm cách để tối đa hóa nguồn tiền gửi này, bằng cách thực hiện nhiều sản phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, đa dạng các loại quà tặng, các chương trình tiết kiệm ngắn hạn: quay số dự thưởng, tặng quà theo số tiền và kỳ hạn gửi, áp dụng chương trình gửi tiết kiệm online ưu đãi để thu hút khách hàng là nhân viên văn phòng và người trẻ tuổi.... Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư, là nguồn sử dụng để phục vụ các khoản cấp tín dụng ngắn hạn và trung hạn.

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng: Tỷ trọng nguồn tiền gửi này của dân cư liên tục tăng trong tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư qua các năm từ

44,4% năm 2018 sang tới 46,7% năm 2020. Đó là sự dịch chuyển nguồn vốn từ kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng sang kỳ hạn dài trên 12 tháng. Xảy ra tình trạng này là do lãi suất huy động giảm, đường cong lãi suất đã rõ ràng hơn, tức là kỳ hạn càng dài càng được hưởng lãi suất cao hơn; thêm vào đó là lạm phát hiện nay của Việt Nam giữ ở mức thấp và ổn định nên giá trị đồng tiền được đảm bảo. Trong cơ cấu huy động vốn, tiền gửi kỳ hạn dài luôn là nguồn vốn quan trọng nhất, đó là nguồn sử dụng để phục vụ các khoản cấp tín dụng dài hạn. Vì vậy phải nghiên cứu để có nhưng chính sách và lãi suất thu hút khách hàng quay trở lại chọn kỳ hạn dài.

Tiền gửi không kỳ hạn: Nguồn vốn không kỳ hạn luôn là nguồn vốn chiếm tỷ trọng thấp nhấp trong nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư, tỷ trọng của nguồn này có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2018 là 4,1%, với sự nỗ lực của Vietinbank Hà Nam phát triển công nghệ về thanh toán, internet banking, thẻ, dịch vụ trả lương, mạng lưới ATM để cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng trong giao dịch tài khoản nên tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn tiếp tục tăng lên chiếm 4,7% trong tổng vốn huy động từ tiền gửi dân cư năm 2020.

Về tổng thể, nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động từ tiền gửi dân cư. Tuy nhiên do lãi suất huy động giảm nên xuất hiện dòng tiền chuyển dịch từ ngắn hạn sang dài hạn để hưởng lãi suất cao hơn.

2.2.2.4. Chi phí hoạt động huy động vốn từ tiền gửi dân cư

Để mở rộng thị phần và huy động ngày càng nhiều nguồn vốn tiền gửi từ dân cư, các ngân hàng cạnh tranh về mọi mặt: công nghệ, chất lượng sản phẩm dịch vụ, hạ tầng cơ sở vật chất… Trong đó lãi suất huy động chính là công cụ quan trọng được các ngân hàng sử dụng nhằm thu hút khách hàng.

Vietinbank áp dụng quản lý vốn tập trung, toàn bộ nguồn vốn được quản lý tập trung tại Hội sở, Hội sở áp dụng cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP (Fund Transfer Pricing). Giá điều chuyển vốn nội bộ FTP là lãi suất mua vốn và bán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động tiền gửi dân cư của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà nam (Trang 66 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w