Kết quả kinh doanh giai đoạn 2018 2020 của Vietinbank Hà Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động tiền gửi dân cư của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà nam (Trang 55 - 64)

2.1. Khái quát về Vietinbank Hà Nam

2.1.3. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2018 2020 của Vietinbank Hà Nam

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn luôn luôn là cơ sở cho mọi hoạt động kinh doanh, nó không những quyết định tới quy mô hoạt động của Ngân hàng nói chung mà còn ảnh hưởng đến quy mô của hoạt động tín dụng. Nguồn vốn có dồi dào mới cung cấp được “nhiên liệu” cho các hoạt động khác. Chính vì tầm quan trọng này, Vietinbank

Hà Nam đã tổ chức công tác thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên thị trường thông qua việc đa dạng hoá các hình thức huy động kết hợp với hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, đổi mới tác phong làm việc, thoả mãn kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng cũng như thực hiện tốt các dịch vụ khác.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Vietinbank Hà Nam giai đoạn 2018 -2020

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết 2018 - 2020 Vietinbank Hà Nam

Đơn vị tính: tỷ đồng

Biểu đồ 2.1. Tình hình huy động vốn tại Vietinbank Hà Nam Nguồn: Báo cáo tổng kết 2018 - 2020 Vietinbank Hà Nam Qua bảng 2.1 và biểu đồ 2.1 cho thấy nguồn vốn huy động trong các năm

qua của ngân hàng tăng giảm chưa ổn định. Tổng vốn huy động năm 2019 đạt 6.127 tỷ đồng, tăng 295 tỷ đồng tương ứng tăng 5,1% so với năm 2018, đạt 115% so với kế hoạch đề ra. Năm 2020, tổng vốn huy động đạt 6.033 tỷ đồng, giảm 94 tỷ đồng tương ứng giảm 1,5% so với năm 2019. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do cuối năm 2019 và trong năm 2020, những biến động của đại dịch Covid đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động giảm chủ yếu là nguồn vốn huy động của các tổ chức kinh tế, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng nhưng với tốc độ chậm.

Tính đến ngày 31/12/2020, cơ cấu nguồn vốn tiếp: nguồn vốn huy động từ tiền gửi trong dân cư, nguồn vốn huy động bằng VND, nguồn vốn huy động kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn. Với nguồn vốn lớn, cơ cấu vốn ổn định đã tạo thế chủ động trong kinh doanh của Chi nhánh, đồng thời đóng góp không nhỏ vào nguồn vốn điều hòa chung của hệ thống Vietinbank.

Để đạt được kết quả này, Chi nhánh đã không ngừng chủ động, linh hoạt nắm bắt tình hình diễn biến của thị trường cũng như hoạt động của khách hàng để triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, các chính sách khách hàng phù hợp, có tính cạnh tranh cao, nhằm duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng truyền thống và thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới.

Cùng với việc tập trung nghiên cứu áp dụng các sản phẩm tiền gửi đa dạng để thu hút và giữ ổn định nguồn vốn từ doanh nghiệp, Chi nhánh cũng rất chú trọng đẩy mạnh công tác huy động vốn trong dân cư bằng việc tăng cường phát triển mạng lưới. Chi nhánh cũng tiếp tục thực hiện kéo dài thời gian làm việc hàng ngày và sáng thứ bảy hàng tuần tại trụ sở chính và phòng giao dịch để có thể đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng lớn của khách hàng, góp phần củng cố và nâng cao uy tín của ngân hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh không ngừng tăng cường thông tin truyền thông các sản phẩm dịch vụ trên các phương tiện truyền thông của các phường, xã, không ngừng đào tạo nâng cao trình độ cũng như đổi mới phong cách giao dịch của cán bộ nhằm tạo hình ảnh đồng nhất, tin cậy và hấp dẫn đối với khách hàng.

Là một ngân hàng có bề dày kinh nghiệm đi vào hoạt động đã lâu,

Vietinbank Hà Nam đến nay luôn phát triển, tạo dựng hình ảnh vững chắc về một ngân hàng có chất lượng phục vụ uy tín với khách hàng cũng như các tổ chức tín dụng khác. Chính vì vậy, trước áp lực cạnh tranh khốc liệt của thị trường, chi nhánh vẫn khẳng định được vị thế và tạo được niềm tin với khách hàng.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Do bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương, định hướng kinh doanh của ngân hàng, Vietinbank Hà Nam đã đưa ra các chính sách hợp lý với phương châm: chất lượng, hiệu quả và an toàn là trên hết, lấy hiệu quả của khách hàng là mục tiêu kinh doanh của ngân hàng. Dưới sự chỉ đạo của Vietinbank Việt Nam, Vietinbank Hà Nam đã tập trung sức lực, thời gian cho việc giải quyết nợ quá hạn và đầu tư vốn nhằm tăng dư nợ để đáp ứng nhu cầu vốn trên địa bàn và góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển.

Cụ thể, tình hình dư nợ của chi nhánh như sau:

Bảng 2.2. Tình hình dư nợ cho vay của Vietinbank Hà Nam giai đoạn 2018-2020 Đơn vị tính: Tỷ đồng -2020 Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

I. Theo đối tượng khách hàng KHDN

KHCN

II. Theo loại tiền VNĐ

Ngoại tệ quy đổi II. Theo kỳ hạn ngắn hạn Trung dài hạn Tổng dư nợ tín dụng

Đơn vị tính: tỷ đồng

Biểu đồ 2.2. Dư nợ tín dụng của Vietinbank Hà Nam giai đoạn 2018 - 2020

Nguồn: Báo cáo tổng kết 2018 - 2020 Vietinbank Hà Nam Tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh đến 31/12/2019 đạt 6.513 tỷ đồng tăng 618 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 10,5% so với năm 2018. Năm 2020, tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt 6.671 tỷ đồng, tăng 158 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 2,4% so với năm 2019. Như vậy, tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh liên tục tăng trong 3 năm qua, thời gian qua chi nhánh đã luôn mở rộng cơ cấu hoạt động tín dụng, đẩy mạnh cho vay với các đối tượng khách hàng đủ tiêu chuẩn, qua đó nâng cao chất lượng tín dụng tại Vietinbank Hà Nam.

Về cơ cấu tín dụng thì các chỉ tiêu cơ cấu tín dụng cơ bản cũng đã chuyển dịch theo đúng định hướng của ngành.

Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn:

Dư nợ tín dụng ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu tín dụng của chi nhánh. Năm 2018, cho vay ngắn hạn 3.377 tỷ đồng, năm 2020 dư nợ ngắn hạn tăng thêm 309 tỷ đồng so với năm 2018. Dư nợ cho vay trung và dài hạn mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ tuy nhiên giá trị dư nợ cho vay trung và dài hạn ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng bình quân của dư nợ cho vay trung và dài hạn giai đoạn 2018 - 2020 của chi nhánh là 9%. Trong 3 năm qua, chi nhánh đã có những chính sách để phát triển

hoạt động cho vay trung và dài hạn qua đó nâng cao lợi nhuận của chi nhánh.

Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng

Từ năm 2018 - 2020 chi nhánh tiếp tục mở rộng đầu tư tín dụng, tăng sức cạnh tranh, đa dạng hoá các hình thức cho vay, tích cực cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ trương đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nhiệp, làng nghề truyền thống, đảm bảo cho vay an toàn hiệu quả, nâng cao vị thế của Vietinbank trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Năm 2018, dư nợ tín dụng KHCN đạt 1.967 tỷ đồng, chiếm 33,4% tổng dư nợ tín dụng của toàn Chi nhánh. Năm 2019, dư nợ tín dụng KHCN đạt mức 2.284 tỷ đồng, tỷ trọng trên tổng dư nợ tăng lên chiếm 35,1% tổng dư nợ tín dụng. Sang tới năm 2020, tiếp tục tăng trưởng tích cực trong dịch vụ tín dụng KHCN. Dư nợ tín dụng KHCN đạt 2.537 tỷ đồng; chiếm 38,0% tổng dư nợ tín dụng, tăng về tỷ trọng là 4,66% so với năm 2018.

+ Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại tiền

Dư nợ tín dụng theo VND vẫn luôn chiếm ưu thế trong tổng cơ cấu dư nợ của chi nhánh. Năm 2020, dư nợ tín dụng của Vietinbank Hà Nam theo VND là 6.429 tỷ đồng, cao hơn năm 2018 tới 855 tỷ đồng. Có thể thấy rằng, nội tệ luôn là đồng tiền được sử dụng chủ yếu trong hoạt động tín dụng, là một trong những thế mạnh của chi nhánh trong thời gian qua, chiếm vị trí độc tôn và chưa có đồng ngoại tệ nào có thể thay thế. Trong những năm qua, dư nợ tín dụng đối với đồng ngoại tệ giảm xuống. Trong thời gian tới, chi nhánh cần có những chính sách ưu tiên phát triển ngoại tệ hơn nữa, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng đối với ngoại tệ, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của Vietinbank Hà Nam.

2.1.3.3. Kết quả kinh doanh

Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, Vietinbank Hà Nam đã chủ động đưa ra những phương án chủ trương nhằm thu hút khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và đạt được những kế hoạch kinh doanh đặt ra, cụ thể:

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.3. Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh giai đoạn 2018 - 2020

Nguồn: Báo cáo tổng kết 2018 - 2020 Vietinbank Hà Nam

Qua biểu đồ 2.3 cho thấy, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh năm 2019 đạt 122,7 tỷ đồng, tăng 9,2 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 8,1% so với năm 2018. Tuy nhiên, sang năm 2020, lợi nhuận trước thuế đạt 116,5 tỷ đồng, giảm 6,2 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 5,1% so với năm 2019. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn, đến hoạt động tín dụng và ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động tiền gửi dân cư của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh hà nam (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w