7. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số giải pháp tạo động lực cho ngƣời laođộng tại Công ty trách
3.2.5. Cải thiện, duy trì mơi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho ngườ
đào tạo mà chưa quan tâm nhiều đến việc sử dụng hợp lý nhân lực sau đào tạo. Việc sử dụng có hiệu quả nhân lực sau đào tạo sẽ làm cho mức độ hài lòng đối với cơng việc của người lao động tăng lên vì điều đó giúp họ phát huy được các khả năng, tiềm năng của mình, có điều kiện áp dụng kiến thức vào thực tế thực hiện công việc.
Song song với kế hoạch đào tạo cần phải có kế hoạch bố trí, sử dụng nhân lực sau các khóa học đào tạo, công ty cần tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế; trao dần quyền tự chủ cho người lao động đã được đào tạo giải quyết công việc; mở rộng công việc, người quản lý giao cho người lao động những nhiệm vụ có tính thách thức phù hợp với trình độ mới để kích thích người lao động nỗ lực và sáng tạo, phải tạo ra cho họ cơ hội thăng tiến, cơ hội phát triển bản thân sau khi họ kết thúc các khóa học đào tạo, có chế độ khen thưởng phù hợp nếu người lao động đạt thành tích tốt trong học tập. Tăng thù lao lao động xứng đáng với trình độ mới và kết quả thực hiện công việc cải thiện sau đào tạo để khuyến khích những người lao động áp dụng các kiến thức, kỹ năng được học vào thực tế để nâng cao chất lượng cơng việc. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch đào tạo thì cần tiến hành đồng thời kế hoạch sử dụng nhân lực sau đào tạo, những cá nhân được cử đi đào tạo cần có khả năng phát triển cao trong tương lai.
3.2.5. Cải thiện, duy trì mơi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động người lao động
3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp
Công ty cần tạo ra một môi trường làm việc tốt, thoải mái, dễ chịu hơn nữa, tạo ra tính đồn kết phấn đấu cho người lao động trong tồn cơng ty vì mục tiêu chung. Người lao động sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu họ có
thể có được các mốiquan hệ tốt đẹp với các đồng nghiệp của mình và họ được tơn trọng.
3.2.5.2. Điều kiện áp dụng
Giúp cải thiện môi trường làm việc hiệu quả nhất đến với người lao động.
3.2.5.3. Nội dung giải pháp
Lãnh đạo và người quản lý của đơn vị có thể tạo ra được mơi trường làm việc dễ chịu thông qua các hoạt động như:
- Đưa ra các quy tắc, quy trình làm việc rõ ràng trong công ty;
- Xây dựng giá trị và văn hóa tốt cho cơng ty và truyền đạt cho người lao động trong tồn cơng ty;
- Tôn trọng những đóng góp của nhân viên và ghi nhận những lợi ích mà nhân viên đó đóng góp cho cơng ty bằng các hình thức khác nhau;
- Giúp nhân viên hiểu được và phối hợp với nhau để hoàn thành cơng việc một cách hiệu quả;
- Bố trí các phịng ban cho phù hợp với chiến lược phát triển chung của cơng ty. Hiện nay do tính chất cơng việc và chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới cần bổ sung nguồn nhân lực nên việc bố trí nguồn nhân lực ở các phịng ban trong cơng ty cho phù hợp là vấn đề cần được quan tâm. Đồng thời phải phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cán bộ, nhân viên trong cơng ty tránh xảy ra tình trạng chồng chéo;
- Đối với lao động trẻ nên bố trí những cơng việc mang tính sáng tạo, thách thức để họ có thể phát huy thế mạnh của mình. Đối với cán bộ trẻ khi vào công tác nên cho họ đi công tác thường xuyên kèm theo những chế độ ưu đãi tốt, cơ hội thăng tiến sẽ là một trong những hứng thú lớn đối với họ;
- Đối với lao động lâu năm hay có thâm niên cơng tác dài nên bố trí vào những cơng việc mang tính chất ổn định và thường xuyên làm mới công việc cho họ nhằm tạo hứng thú trong công việc và tạo hiệu quả công việc cao.
Với mối quan hệ khá tốt đẹp giữa lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong công ty, tinh thần đoàn kết trong tập thể, đây là một điều tự hào của đơn vị.
Chính vì vậy, việc tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp này là cơ sở tạo động lực hữu hiệu đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty.
Hàng năm, tại công ty đã tổ chức hội nghị cán bộ công nhân viên chức nhưng công ty cần mở rộng hơn các buổi giao lưu giữa lãnh đạo công ty với tập thể người lao động để cùng nhau trao đổi tất cả những kinh nghiệm, kỹ năng, những mong muốn của bản thân đối với công việc. Từ đó, lãnh đạo đơn vị có thể hiểu rõ hơn những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người lao động, giúp thỏa mãn được phần nào những mong muốn của người lao động.
Do có ít sự trao đổi giữa lãnh đạo và nhân viên về mục tiêu, chiến lược tổ chức, mục tiêu làm việc của nhân viên nên ban lãnh đạo công ty cũng cần tăng cường đối thoại và đa dạng hóa các phương pháp đối thoại với cán bộ công nhân viên trong các buổi họp, trong các buổi khen thưởng, đi du lịch tồn cơng ty. Đồng thời cũng cần tăng cường nội dung đối thoại: thường xun thơng báo về tình hình của đơn vị, những thành tựu hay khó khăn, cán bộ công nhân viên trong cơng ty cần làm gì để thực hiện được mục tiêu chung của đơn vị. Biết và hiểu được tình hình chung của cơng ty thì mỗi thành viên trong cơng ty sẽ có ý thức, trách nhiệm hơn trong cơng việc của mình, cố gắng để đạt được mục tiêu chung. Đối thoại là phải từ hai phía, khơng đơn thuần chỉ từ phía ban lãnh đạo thơng báo tình hình, cơng ty cần khuyến khích người lao động mạnh dạn và thẳng thắn chỉ ra những tồn tại trong công ty và đưa ra các sáng kiến nhằm khắc phục và cải thiện tình hình. Ban lãnh đạo cần tiếp thu những đề xuất, những ý kiến hợp lý để có thể có những chính sách phù hợp nhất đối với công ty.
Thường xuyên tổ chức và duy trì các phong trào thi đua, thi đua giữa các phòng ban với nhau để tạo khơng khí sơi nổi, kích thích sự ganh đua tích cực giữa những cá nhân người lao động, giữa các nhóm và tập thể. Bên cạnh đó, cơng ty cũng nên chú trọng hơn nữa trong việc thường xuyên tổ chức các hoạt động chăm lo tới đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động như tổ
chức tham quan du lịch, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao.