Những quy định về quản lý an toàn vệ sinh lao động đối với ngƣờ

Một phần của tài liệu LỜI mở đầu (Trang 25)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

1.3. Những quy định về quản lý an toàn vệ sinh lao động đối với ngƣờ

ngƣời làm việc không có quan hệ lao động tại Việt Nam

1.3.1. Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam

Công tác quản lý ATVSLĐ ở nước ta hiện nay gồm có quản lý vĩ mô của Nhà nước về ATVSLĐ và quản lý vi mô của tổ chức cơ sở về ATVSLĐ.

Quản lý nhà nước về ATVSLĐ ở Việt Nam được pháp luật qui định tại từ Điều 82 đến Điều 91, chương 6, Luật An toàn, vệ sinh lao động và một số Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật ATVSLĐ như Nghị định số 88/2020/NĐ-CP, Nghị định số 39/2016/NĐ-CP, Nghị định số 44/2016/NĐ- CP. Nội dung quản lý nhà nước về ATVSLĐ được Luật ATVSLĐ quy định tại Điều 82 bao gồm 8 nội dung chính:

(1) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ; xây dựng, ban hành hoặc công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSLĐ, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về ATVSLĐ theo thẩm quyền được phân công quản lý. (2) Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về ATVSLĐ. (3) Theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về TNLĐ, BNN; xây dựng chương trình, hồ sơ quốc gia ATVSLĐ. (4) Quản lý tổ chức và hoạt động của tổ chức dịch vụ trong lĩnh vực ATVSLĐ. (5) Tổ chức và tiến hành nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ về ATVSLĐ. (6) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về ATVSLĐ. (7) Bồi dưỡng, huấn luyện về ATVSLĐ. (8) Hợp tác quốc tế về ATVSLĐ [16].

Như vậy ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, quản lý ATVSLĐ thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSLĐ, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về ATVSLĐ. Các văn bản pháp luật được các cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy trình, thủ tục của Nhà nước quy định và theo từng lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh nên số lượng văn bản tương đối lớn. Tuy nhiên đến nay cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật về ATVSLĐ chưa được tổng hợp, công bố một cách đầy đủ, có tính hệ thống, khoa học dưới hình thức của văn bản quy phạm pháp luật do đó việc tra cứu, áp dụng trong thực tế còn khó khăn. Hội đồng quốc gia về ATVSLĐ, Hội đồng ATVSLĐ cấp tỉnh là các tổ chức tư vấn cho Chính phủ, UBND cấp tỉnh trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về ATVSLĐ hoặc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ tại địa phương.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về ATVSLĐ được quy định tại Điều 83 Luật ATVSLĐ. Trong đó: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ATVSLĐ; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về ATVSLĐ; Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về ATVSLĐ; UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về ATVSLĐ. Trách nhiệm quản lý nhà nước về ATVSLĐ của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, UBND các cấp cũng được quy định cụ thể tại Điều 84, 85, 86 Luật ATVSLĐ. Trách nhiệm của các bộ, ngành khác trong quản lý về ATVSLĐ chưa được quy định cụ thể trong Luật ATVSLĐ nên việc phân định trách nhiệm và phối hợp thực hiện quản lý về ATVSLĐ trong thực tế chưa rõ.

Trong quá trình thực hiện các chính sách của Nhà nước, quy định của pháp luật về ATVSLĐ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ có sự phối hợp thống nhất với các cơ quan, tổ

chức có liên quan và UBND các cấp theo cơ chế phối hợp. Một số nội dung phối hợp về ATVSLĐ được quy định tại Điều 91 Luật ATVSLĐ đã được phân định trách nhiệm cụ thể như: xây dựng chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về ATVSLĐ; xây dựng chương trình, hồ sơ quốc gia về ATVSLĐ; điều tra TNLĐ, tai nạn, sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ; chính sách chế độ đối với người lao động bị TNLĐ, BNN; thanh tra, kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ; khen thưởng về ATVSLĐ; kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. Tuy nhiên đến nay chưa có hướng dẫn cụ thể về thực hiện trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong ban hành quy chế phối hợp thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ tại địa phương; chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm, nguồn lực trong việc phối hợp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATVSLĐ, huấn luyện về ATVSLĐ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về ATVSLĐ. Việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ATVSLĐ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện; hoạt động huấn luyện về ATVSLĐ còn do nhiều bộ ngành quy định thực hiện.

Xử lý vi phạm pháp luật về ATVSLĐ được quy định cụ thể theo Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định của Chính phủ, song phần lớn các quy định xử phạt vi phạm hành chính đều hướng đến người sử dụng lao động- người chịu trách nhiệm tổ chức bảo đảm ATVSLD tại nơi làm việc; hình thức xử phạt đối với người lao động còn ít, mức xử phạt thấp; xử phạt về hành vi vi phạm ATVSLĐ tại công trình giao thông chưa được quy định theo chức năng quản lý của ngành giao thông - vận tải gây bất cập trong thực hiện.

Theo qui định của Chính phủ nước ta, Bộ LĐTBXH được giao chủ trì quản lý nhà nước về công tác ATVSLĐ, ngoài ra một số bộ khác được giao quản lý nhà nước từng phần theo chức năng của mình. Tuy nhiên việc tổ chức bộ máy, người làm công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ ở các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương chưa được quy định cụ thể về cơ cấu, trình độ phù hợp với đối tượng quản lý thực tế. Đây là lực lượng chính thực hiện các nội dung quản lý ATVSLĐ như tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về ATVSLĐ; theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về TNLĐ, BNN; hỗ trợ

xây dựng và thực hiện chương trình, hồ sơ quốc gia ATVSLĐ, rất cần được quan tâm xây dựng và bồi dưỡng kỹ năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới về quản lý ATVSLĐ.

Việc phân cấp QLNN về ATVSLĐ tại Việt Nam hiện nay được áp dụng theo sơ đồ:

Sơ đồ 1.1. Quản lý nhà nƣớc về an toàn vệ sinh lao động từ Trung ƣơng

Nguồn: Bộ Lao động TBXH

Qua thực tiễn công tác quản lý ATVSLĐ cho thấy công tác ATVSLĐ cũng còn những hạn chế và yếu kém: Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATVSLĐ chưa được triển khai mạnh mẽ xuống đến tận xã, phường, thị trấn; khả năng kiểm soát, giám sát ATVSLĐ của các cơ quan chức năng

Nhà nước cũng còn nhiều hạn chế. Cơ chế khuyến khích việc thực hiện công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp chưa thực sự trở thành động lực. Bộ máy quản lý Nhà nước về ATVSLĐ đang có sự bất cập giữa chức năng, nhiệm vụ với biên chế và trình độ cán bộ nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Hệ thống Thanh tra lao động tuy luôn được kiện toàn nhưng vẫn còn hạn chế về năng lực nghiệp vụ, thiếu các cán bộ chuyên ngành am hiểu về kỹ thuật... Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên là do nhận thức của một bộ phận lớn người sử dụng lao động, người lao động còn chưa coi trọng công tác ATVSLĐ. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ATVSLĐ chưa được đẩy mạnh thường xuyên nhất là cấp xã, doanh nghiệp. Ngân sách nhà nước đầu tư cho công tác ATVSLĐ gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng trong điều kiện nhu cầu phát triển ngày càng tăng, phạm vi, đối tượng điều chỉnh bắt buộc của Luật ATVSLĐ mở rộng đến khu vực không có quan hệ lao động. Phạm vi, nhiệm vụ quản lý tăng, đội ngũ người làm công tác ATVSLĐ ngày càng giảm, còn nhiều hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác thống kê, báo cáo định kỳ về ATVSLĐ (TNLĐ, BNN, kiểm định, huấn luyện) còn nhiều hạn chế, chưa ứng dụng lợi thế của công nghệ thông tin; số liệu thống kê, báo cáo chưa sát với thực tế dẫn đến dự báo tình hình chưa sát, công tác quản lý, giám sát trong tổ chức thực hiện hiệu quả chưa cao [34].

1.3.2. Quản lý an toàn vệ sinh lao động trong xây dựng

Nội dung quản lý ATVSLĐ trong lĩnh vực xây dựng được quy định trong nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Điều 64 Luật Xây dựng năm 2014; quy định về ATLĐ trong thi công xây dựng tại Điều 115, Luật Xây dựng năm 2014. Trách nhiệm quản lý ATVSLĐ tại công trường thuộc trách nhiệm của cả chủ đầu tư và nhà thầu thi công, cụ thể:

Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo đảm an toàn cho công trình, người lao động, thiết bị, phương tiện thi công làm việc trên công trường xây dựng. Chủ đầu tư phải bố trí người có đủ năng lực theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi

phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn; phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc TNLĐ; thông báo kịp thời với cơ quan chức năng có thẩm quyền khi xảy ra sự cố công trình, TNLĐ gây chết người. Nhà thầu thi công xây dựng phải đề xuất, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; máy, thiết bị, vật tư phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định về an toàn trước khi đưa vào sử dụng [8], [9],[18], .

Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, trong đó quy định trách nhiệm cụ thể của Bộ Xây dựng và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý ATLĐ trong thi công xây dựng công trình và trách nhiệm cụ thể của nhà thầu thi công xây dựng công trình, của chủ đầu tư, của bộ phận quản lý ATLĐ của nhà thầu thi công xây dựng công trình; trách nhiệm của NLĐ trên công trường xây dựng và kiểm tra công tác quản lý ATLĐ trong thi công xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Vì vậy, kể cả trong trường hợp NLĐ làm việc thông qua cai thầu hoặc trung gian thì cũng được đảm bảo về tiền lương và đảm bảo ATVSLĐ.

1.3.3. Quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối với người làm việc không có quan hệ lao động việc không có quan hệ lao động

Các yếu tố nguy hiểm, có hại, yếu tố rủi ro nghề nghiệp phát sinh từ hoạt động lao động của NLĐ, không có lao động sẽ không phát sinh các yếu tố liên quan đến ATVSLĐ. Vì vậy quản lý ATVSLĐ phải gắn với hoạt động quản lý về lao động, việc làm của NLĐ.

Bộ Luật lao động của nước ta được ban hành năm 2012 nhằm điều chỉnh mối quan hệ lao động giữa NSDLĐ và NLĐ, vì vậy người làm việc không có quan hệ lao động không thuộc đối tượng điều chỉnh của Bộ Luật này. Khi Luật ATVSLĐ năm 2015 ban hành trong đó có bổ sung, mở rộng đối tượng điều chỉnh đối với NLĐ không theo HĐLĐ, thì Bộ Luật lao động

năm 2019 đã có quy định một số điều áp dụng đối với NLĐ làm việc không theo HĐLĐ.

Hiện nay chưa có quy định riêng quản lý về lao động, việc làm đối với NLĐ làm việc không theo HĐLĐ. Theo quy định của Luật Việc làm, thì việc làm là "hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm". NLĐ là "công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc". Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện để NLĐ nói chung có việc làm, có chính sách hỗ trợ việc làm và đảm bảo quyền, lợi ích của NLĐ trong quá trình làm việc.

Phần lớn các quy định về ATVSLĐ điều chỉnh đối với NSDLĐ và NLĐ làm việc theo HĐLĐ. Quy định về quản lý ATVSLĐ đối với NLĐ không theo HĐLĐ mới được quy định chung về quyền và nghĩa vụ tại Điều 6 Luật ATVSLĐ. Theo đó, NLĐ làm việc không theo HĐLĐ có quyền: Được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ; được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để làm việc trong môi trường ATVSLĐ; Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác ATVSLĐ; được huấn luyện ATVSLĐ khi làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; Tham gia và hưởng bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện do Chính phủ quy định; Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật. Đồng thời, NLĐ làm việc không theo HĐLĐ có nghĩa vụ: Chịu trách nhiệm về ATVSLĐ đối với công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật; Bảo đảm ATVSLĐ đối với những người có liên quan trong quá trình lao động; Thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất ATVSLĐ.

Đến nay, chưa có các quy định cụ thể khác thực hiện trách nhiệm của người làm việc không theo HĐLĐ về đảm bảo ATVSLĐ của mình và những người liên quan. Việc quản lý ATVSĐ đối với đối tượng này áp dụng theo yêu cầu về ATVSLĐ đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh.

1.3.4. Ch nh sách của nhà nước về an toàn vệ sinh lao động đối với người làm việc không có quan hệ lao động

Chính sách của Nhà nước về ATVSLĐ được quy định tại Điều 4 Luật ATVSLĐ: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để NSDLĐ, NLĐ, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ trong quá trình lao động; khuyến khích NSDLĐ, NLĐ áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động. Nhà nước hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ làm việc không theo HĐLĐ làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Nhà nước phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.

Để thực hiện chính sách hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ, UBND các cấp có trách nhiệm: "Hằng năm, bố trí nguồn lực tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ trên địa bàn phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; ưu tiên việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ cho NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động tại địa phương" [16]. Bên cạnh đó việc ban hành và tổ chức thực hiện ATVSLĐ theo Điều 133, Bộ Luật lao động: "Chính phủ quyết định Chương trình quốc gia về ATVSLĐ. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định Chương trình ATVSLĐ của địa phương và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội." là hoạt động cụ thể đảm bảo tính khả thi của chính sách nhà nước về ATVSLĐ trong thực tế.

1.3.5. Chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động

Hiện nay, việc thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động được quy định tại mục 3, Chương II, Luật ATVSLĐ. Trách nhiệm thực hiện các chế độ này do NSDLĐ thực hiện đối với NLĐ làm việc theo HĐLĐ. Đối với NLĐ làm việc không theo HĐLĐ tự chịu trách nhiệm về

ATVSLĐ đối với công việc do mình thực hiện và tự đảm bảo các chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khoẻ của bản thân.

Luật ATVSLĐ đã quy định về quyền lợi của NLĐ làm việc không theo

Một phần của tài liệu LỜI mở đầu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)