Việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về an

Một phần của tài liệu LỜI mở đầu (Trang 58 - 64)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý về an toàn vệ sinh lao động tạ

2.3.1. Việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về an

động tại tỉnh Lạng Sơn

2.3.1. Việc ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động về an toàn vệ sinh lao động

2.3.1.1. Việc ban hành văn bản

Từ năm 2016 đến nay, bám sát định hướng chỉ đạo của Trung ương và các hướng dẫn của bộ, ban, ngành có liên quan, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành nhiều văn bản triển khai, hướng dẫn thực hiện công tác ATVSLĐ trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

UBND tỉnh ban hành kế hoạch 114/KH-UBND ngày 13/12/2013 về việc thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư, trong đó đề ra các mục

tiêu, chỉ tiêu, giải pháp cụ thể trong từng giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020; chỉ đạo chính quyền các cấp tập trung tổ chức thực hiện Chỉ thị với nhiều giải pháp tích cực gắn với việc thực hiện nhiệm vụ thường xuyên, hằng năm của địa bàn, cơ quan, đơn vị; xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các chương trình, dự án về ATVSLĐ theo chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương; ban hành các văn bản chỉ đạo, quán triệt quản lý công tác ATVSLĐ kịp thời đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm ATVSLĐ và phòng chống cháy nổ.

UBND tỉnh ban hành Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2016 - 2020 và bố trí kinh phí hàng năm, giao Sở LĐTBXH chủ trì triển khai thực hiện. Hàng năm UBND tỉnh Lạng Sơn đều xây dựng kế hoạch tổ chức Tháng hành động ATVSLĐ trên địa bàn và bố trí kinh phí thực hiện. Sở LĐTBXH thường xuyên có văn bản triển khai, đôn đốc, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện các quy định pháp luật về ATVSLĐ theo thẩm quyền.

Căn cứ Luật Xây dựng và các quy định mới ban hành, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành nhiều Quyết định nhằm quản lý hoạt động xây dựng, đảm bảo thực hiện thống nhất trên địa bàn, góp phần đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong dân cư: Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND ngày 18/3/2016 về việc phân cấp chủ trì thẩm định báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng do UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư; Quyết định số 34/2016/QĐ- UBND ngày 12/8/2016 quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng và bảo trì CTXD trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Quyết định số 1101/QĐ-UBND ngày 21/6/2017, Quyết định số 1102/QĐ-UBND ngày 21/6/2017 ban hành khung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế mẫu xây dựng công trình trụ sở UBND xã, phường, thị trấn và khung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế mẫu xây dựng công trình nhà văn hóa xã, nhà văn hóa thôn.

2.3.1.2.Việc tổ chức thực hiện văn bản

UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện thành phố cũng như các tổ chức, doanh nghiệp triển khai

thực hiện công tác ATVSLĐ bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp, thiết thực đến cán bộ, công chức, người lao động như: xây dựng kế hoạch, thành lập và kiện toàn bộ máy tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ theo quy mô đơn vị; triển khai trên hệ thống văn bản nội bộ đơn vị, doanh nghiệp; lồng ghép quán triệt, triển khai trong các cuộc họp, hội nghị chuyên môn; triển khai thông qua hoạt động tuyên truyền trực tiếp tới cán bộ, đảng viên, người lao động tại các hội nghị chuyên đề, các lớp tập huấn, huấn luyện về ATVSLĐ, thông qua các ấn phẩm tuyên truyền và trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn, doanh nghiệp. Đã gắn công tác ATVSLĐ với hoạt động thường xuyên của các đơn vị, doanh nghiệp; đưa công tác bảo đảm ATVSLĐ là một trong các tiêu chí để bình xét, đánh giá đơn vị hàng năm (cơ quan văn hóa, cơ quan an toàn về an ninh trật tự) và là căn cứ để xem xét phê duyệt, cấp phép hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện của doanh nghiệp (khai thác khoáng sản, xây dựng, kinh doanh gas hóa lỏng,...). Một trong những điều kiện để được xem xét cấp thẻ đi lại của doanh nhân APEC (gọi tắt là thẻ ABTC) cho các doanh nhân làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp đó phải chấp hành tốt quy định của pháp luật về lao động, trong đó có quy định về ATVSLĐ.

Sở LĐTBXH đã tham mưu cho UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về ATVSLĐ theo đúng quy định; hằng năm, báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật ATVSLĐ tại địa phương với Hội đồng nhân dân tỉnh và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bố trí nguồn lực tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ và ưu tiên việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ cho NLĐ làm việc không theo HĐLĐ; chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ trên địa bàn. Sở Xây dựng chủ trì tham mưu, tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật an toàn và quản lý ATVSLĐ trong hoạt động xây dựng.

* Về khai báo sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 92 đơn vị sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Số máy, thiết bị các đơn vị khai báo sử dụng là 605 thiết bị, gồm: 24 Nồi hơi; 319 thiết bị áp lực, 238 thiết bị nâng và 34 thang máy, thang cuốn. Sở LĐTBXH đã triển khai, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện khai báo sử dụng máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và xác nhận việc khai báo sử dụng đối tượng phải kiểm định theo quy định. Tuy nhiên hiện nay nhiều đơn vị không thực hiện khai báo đầy đủ. Việc kiểm tra tình hình quản lý máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ chủ yếu được thực hiện thông qua việc kiểm tra ATVSLĐ tại doanh nghiệp, cơ sở. Sở LĐTBXH đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố để tiến hành rà soát đối tượng trên địa bàn, song số liệu được thống kê, quản lý vẫn còn chưa đầy đủ so với thực tế. Việc theo dõi, thống kê máy, thiết bị thi công xây dựng từ Sở Xây dựng chưa được đầy đủ, gây khó khăn cho công tác quản lý.

* Về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện ATVSLĐ

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chưa cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện ATVSLĐ cho đơn vị nào trong thời gian qua, do không có đơn vị nào đề nghị.

* Về cấp giấy phép hoạt động xây dựng và công bố năng lực trong hoạt động xây dựng

Trung bình mỗi năm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 930 công trình được xây dựng, chiếm khoảng 54 % số công trình trên địa bàn. Bên cạnh đó vẫn còn các công trình xây dựng chưa được cấp phép hoặc xây dựng sai phép. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.7: Kết quả cấp giấy phép xây dựng qua các năm

STT Tên đơn vị Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Cộng 1 Sở Xây dựng 5 2 6 11 24

2 UBND huyện Cao Lộc 68 104 95 94 361

3 UBND huyện Văn Lãng 11 12 9 24 56

4 UBND huyện Bắc Sơn 25 24 23 20 92

5 UBND huyện Tràng Định 13 32 35 34 114

6 UBND huyện Hữu Lũng 50 70 33 52 205

7 UBND huyện Đình Lập 15 15 18 30 78

8 UBND huyện Bình Gia 3 2 2 3 10

9 UBND Thành phố 731 664 618 549 2562

10 Ban QL khu KTCK ĐĐ -

Lạng Sơn 5 0 0 0 5

11 UBND huyện Chi Lăng 29 43 54 58 184

12

UBND huyện Lộc Bình (Không cung cấp số liệu

theo quy định) 0 0 0 0 0

13 UBND huyện Văn Quan 8 5 11 13 37

Tổng cộng 962 973 904 888 3.727

Nguồn: [22]

Bảng 2.8: Kết quả cấp phép xây dựng 6 tháng đầu năm 2021

Nội dung Đơn vị tính

Thực hiện cùng kỳ năm trƣớc Thực hiện trong kỳ báo cáo 1. Tổng số công trình xây dựng trên

địa bàn Công trình 903 721

2. Tổng số công trình xây dựng

đƣợc cấp giấy phép xây dựng Công trình 484 483

2.1. Giấy phép xây dựng cấp cho công

trình Công trình 10 7

2.2. Giấy phép xây dựng cấp cho nhà

ở đô thị Công trình 400 371

2.3 Giấy phép xây dựng cấp cho nhà ở

Nội dung Đơn vị tính Thực hiện cùng kỳ năm trƣớc Thực hiện trong kỳ báo cáo

2.4. Giấy phép xây dựng có thời hạn Công trình 60 84

3. Số công trình đƣợc miễn giấy

phép xây dựng Công trình 545 433

4. Tổng số công trình sai quy định Công trình 63 28

4.1. Xây dựng không phép Công trình 45 19

4.2. Xây dựng sai phép Công trình 27 6

4.3. Xây dựng không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt (đối với công trình thuộc diện được miễn giấy

phép xây dựng) Công trình 1 4

5. Tỷ lệ công trình xây dựng có giấy

phép xây dựng % 54% 67%

5.1. Tỷ lệ công trình xây dựng được

cấp giấy phép XD có thời hạn % 12% 17%

5.2. Tỷ lệ nhà ở nông thôn được cấp

giấy phép xây dựng % 2,9% 4%

6. Tỷ lệ Công trình xây dựng sai giấy

phép xây dựng % 5,6% 1,2%

7. Tỷ lệ Công trình xây dựng không có

giấy phép xây dựng % 9% 4%

Nguồn: [23]

Bên cạnh việc cấp giấy phép, quản lý công trình xây dựng theo quy định, Sở Xây dựng và UBND các huyện, thành phố đã tổ chức thẩm định dự án, thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình và kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng theo quy định. Giai đoạn 2016 - 2020, Sở Xây dựng đã tổ chức thẩm định dự án, thiết kế xây dựng và dự toán xây dựng công trình đối với 759 hồ sơ; kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015, cả giai đoạn 2016 - 2020 thực hiện đối với 207 công trình. Qua đó kịp thời đôn đốc chủ đầu tư và các nhà thầu tham

gia thực hiện khắc phục các tồn tại về hồ sơ nội nghiệp và hiện trường công trình xây dựng, phát hành thông báo kết quả kiểm tra theo quy định. Công trình xây dựng thực tế cơ bản đáp ứng theo hồ sơ thiết kế, quy mô xây dựng dự án đảm bảo đúng quy mô dự án đã được phê duyệt.

Một phần của tài liệu LỜI mở đầu (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)