Mục tiêu, phƣơng hƣớng quản lý an toàn vệ sinh lao động đối vớ

Một phần của tài liệu LỜI mở đầu (Trang 72 - 73)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

3.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng quản lý an toàn vệ sinh lao động đối vớ

với ngƣời lao động xây dựng tự do tại tỉnh Lạng Sơn

3.1.1. Mục tiêu

Lao động tự do (tự làm, không theo HĐLĐ) là lực lượng lao động chủ yếu của tỉnh Lạng Sơn, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó lực lượng lao động xây dựng tự do tại tỉnh có xu hướng ngày càng gia tăng. Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển mà tỉnh đề ra, trong công tác quản lý lao động, ATVSLĐ, cần quan tâm xây dựng lực lượng lao động có trình độ, tay nghề phù hợp; chính sách của nhà nước về lao động, việc làm, ATVSLĐ cần chủ động, đi trước, tạo điều kiện cho NLĐ tiếp cận thông tin dễ dàng, thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro, ngăn ngừa hiệu quả TNLĐ, BNN, bảo vệ sức khoẻ NLĐ lâu dài, bền vững, đặc biệt là đối với NLĐ làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ nói chung và lao động trong lĩnh vực xây dựng nói riêng.

3.1.2. Phương hướng

Nhằm nâng cao hiệu quản quản lý ATVSLĐ đối với người lao động tự do nói chung và người lao động xây dựng tự do nói riêng, trước hết cần phải khắc phục các tồn tại, hạn chế về cơ chế, chính sách, công cụ quản lý ATVSLĐ, cụ thể là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về ATVSLĐ để các đối tượng áp dụng dễ dàng tiếp cận và thực hiện trong thực tiễn. Hai là, cần kiện toàn và nâng cao năng lực của chủ thể tham gia quản lý ATVSLĐ, đặc biệt là lực lượng quản lý ATVSLĐ tại cơ sở, tiếp cận trực tiếp với đối tượng quản lý. Ba là đổi mới phương pháp quản lý, giảm thiểu thủ tục hành chính, giảm các khâu trung gian để các giải pháp quản lý ATVSLĐ đến trực tiếp đối tượng. Bốn là, đảm bảo NLĐ được thụ

hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về việc làm, ATVSLĐ. Bên cạnh đó cần thường xuyên tuyên truyền, phổ biến thông tin về ATVSLĐ, mà quan trọng là các kỹ năng quản lý rủi ro tại nơi làm việc và không ngừng nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn nhằm cải thiện điều kiện lao động của NLĐ.

Một phần của tài liệu LỜI mở đầu (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)