Đặc điểm, cơ cấu, trình độ lao động

Một phần của tài liệu LỜI mở đầu (Trang 46 - 50)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh lạng sơn

2.1.3. Đặc điểm, cơ cấu, trình độ lao động

Lao động của tỉnh tuy có nguồn lực dồi dào song trình độ văn hoá, tay nghề và chuyên môn kỹ thuật của lao động còn rất thấp, phần lớn là người dân tộc thiểu số, tác phong, lề lối làm việc còn mang đậm bản chất của nguời dân tộc miền núi, cùng với nhu cầu sử dụng lao động trên địa bàn không cao (toàn tỉnh sử dụng khoảng 41.000 lao động trong các loại hình doanh nghiệp) nên ngoài số lao động đi làm việc ở ngoài tỉnh (khoảng 60.000 người), đa số NLĐ phải tự làm (lao động tự do) và làm việc trong gia đình (khoảng 79,19%

số lao động). Công việc của NLĐ chủ yếu là "lao động giản đơn", chiếm 65,39% số lao động đang làm việc (cao hơn mức bình quân chung của vùng Trung du và miền núi phía Bắc: 60,7% và bình quân chung của cả nước: 33,2%). Các nhóm nghề dịch vụ, thợ thủ công và các thợ khác có yêu cầu trình độ chỉ thu hút khoảng 25,53% NLĐ tham gia.

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc theo nghề nghiệp tỉnh Lạng Sơn

Stt Nghề nghiệp Số ngƣời Tỷ lệ (%)

1 Tổng số: 487.326 100

2 Nhà lãnh đạo 3.584 0,74

3 Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 18.773 3,85 4 Chuyên môn kỹ thuật bậc trung 13.660 2,80

5 Nhân viên 3.983 0,82

6 Dịch vụ cá nhân, bảo vệ, bán hàng 58.400 11,98 7 Nghề trong nông lâm, ngư nghiệp 2.365 0,49 8 Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan 35.677 7,32 9 Thợ lắp ráp và vận hành máy móc, thiết bị 30.347 6,23 10 Nghề lao động giản đơn 318.643 65,39

11 Nghề khác 1.894 0,39

Nguồn: [14]

Bảng 2.3: Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc theo vị thế việc làm

Stt Vị thế việc làm Số ngƣời Tỷ lệ (%)

Tổng số 487.326 100

1 Làm công ăn lương 92.592 19,00

2 Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh 3.899 0,80

3 Tự làm 184.209 37,80

4 Lao động gia đình 201.704 41,39

5 Xã viên hợp tác xã 4.922 1,01

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 15 tuổi trở lên là 1,88%. Trong đó: Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,56%; khu vực nông thôn là 1,54%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm 2,96%, trong đó tỷ lệ ở nam giới là 1,39%, ở nữ giới là 3,28%, trong khu vực thành thị là 3,1%, nông thôn là 2,79%.

Do lao động có thu nhập thấp, không ổn định, hay thay đổi nên số lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) còn thấp. Theo số liệu của BHXH tỉnh quản lý: trên địa bàn tỉnh đến 30/6/2021 có 65.182 người tham gia BHXH, chiếm khoảng 13,0% lực lượng lao động trong độ tuổi (chưa bao gồm số lao động có hộ khẩu tại tỉnh đi lao động ở tỉnh khác), trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện là 12.947 người, chiếm 2,59% lực lượng lao động trong độ tuổi và 7% số lao động tự làm.

* Về tình hình sử dụng lao động trong lĩnh vực xây dựng

Theo số liệu thống kê về doanh nghiệp, cơ sở kinh tế cá thể hoạt động trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (tại thời điểm 31/12/2018): 7.893 lao động làm xây dựng trong 450 doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Bao gồm: 198 doanh nghiệp/ 1.390 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng (chiếm tỷ lệ 14,2% tổng số doanh nghiệp) và 252/31.210 cơ sở kinh tế cá thể (chiếm tỷ lệ 0,8% số cơ sở). Số lao động xây dựng trong doanh nghiệp là 6.675 người, chiếm tỷ lệ 29,3% trong tổng số 22.791 lao động trong doanh nghiệp. Số lao động xây dựng trong cơ sở kinh tế cá thể là 1.218 người, chiếm tỷ lệ 0,8% tổng số 46.089 lao động trong cơ sở. Lao động nữ làm việc trong lĩnh vực xây dựng chiếm tỷ lệ 16% số lao động của doanh nghiệp, cơ sở. Số lao động làm việc trong công trình xây dựng nhà các loại là chủ yếu (chiếm 87,9%).

Bảng 2.4: Tổng hợp tình hình sử dụng lao động xây dựng trong cơ sở kinh tế cá thể năm 2019

Stt Loại công trình Số cơ sở kinh

tế cá thể Tổng số lao động Số lao động nữ 1 Nhà các loại 182 1.071 188

2 Công trình kỹ thuật dân dụng 10 20 0 3

Hoạt động xây dựng chuyên

dụng 60 127 7

Tổng Cộng 252 1.218 195

Nguồn: [14]

Theo báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Lạng Sơn, tính đến hết tháng 12/2020, có 220 doanh nghiệp công bố năng lực hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn. Ngoài ra, trong thực tế còn nhiều doanh nghiệp hoạt động xây dựng chưa công bố năng lực và có nhiều doanh nghiệp hoạt động xây dựng không thống kê đầy đủ số lao động được sử dụng. Vì vậy số đơn vị, lao động tham gia lĩnh vực xây dựng trong thực tế cao hơn số liệu được thống kê. Bên cạnh các doanh nghiệp và cơ sở kinh tế đăng ký hoạt động xây dựng thì vẫn còn số lượng lớn NLĐ làm xây dựng tự do, không đăng ký kinh doanh tại các địa bàn trên toàn tỉnh và chưa được thống kê đầy đủ.

Qua thống kê, rà soát chưa đầy đủ từ các xã trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2020, có khoảng 4.000 lao động tự do làm việc thường xuyên trong lĩnh vực xây dựng (chưa được thống kê trong các DN và cơ sở kinh tế cá thể), chiếm tỷ lệ 42,2% tổng số lao động tự do trong lĩnh vực phi nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản toàn tỉnh. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 22% thấp hơn mức trung bình của tỉnh 1,9 lần; ở khu vực nông thôn là 70%, cao hơn mức trung bình của tỉnh 1,6 lần. Người lao động không chỉ làm tại các công trình xây dựng trong tỉnh mà làm việc ở các địa bàn, tỉnh khác theo nhu cầu của nhà thầu, cai thầu, chủ nhà có nhu cầu xây dựng.

Một phần của tài liệu LỜI mở đầu (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)