Giải pháp quản lý an toàn vệ sinh lao động đối với ngƣời lao động

Một phần của tài liệu LỜI mở đầu (Trang 73)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

3.2. Giải pháp quản lý an toàn vệ sinh lao động đối với ngƣời lao động

động xây dựng tự do tại tỉnh Lạng Sơn

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

Công tác ATVSLĐ ở nước ta được quy định ở nhiều văn bản khác nhau (từ Luật, đến Nghị định, Thông tư, Quyết định, văn bản hướng dẫn,..) gây khó khăn cho cả đối tượng chủ thể quản lý là cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ, đối tượng quản lý là NSLDLĐ, NLĐ, và các đối tượng khác có liên quan. Vì vậy cần có quy định về danh mục văn bản về ATVSLĐ bắt buộc áp dụng hoặc khuyến khích áp dụng được chia theo lĩnh vực quản lý, đối tượng quản lý, loại văn bản. Cơ quan đầu mối công bố, quản lý danh mục văn bản pháp luật về ATVSLĐ được đề xuất là Bộ Tư pháp.

Hiện nay việc thực hiện một số nội dung quản lý ATVSLĐ còn chưa được thực hiện do thiếu căn cứ pháp lý, vì vậy cần rà soát, bổ sung các quy định pháp luật về ATVSLĐ còn thiếu, chưa rõ, chưa đủ cơ sở để thực hiện trong thực tiễn, hoặc cần thiết bổ sung để nâng cao hiệu quả quản lý tại cơ sở như:

(1) Các quy định về lao động tự do, quản lý lao động tự do: khái niệm về lao động tự do, lao động không có quan hệ lao động hay không có giao kết HĐLĐ; quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thống kê, quản lý lao động tự do tại các địa phương, trong đó xem xét ứng dụng phần mềm, cơ sở dữ liệu về dân cư để thống nhất quản lý lao động theo địa bàn hoặc theo mã số định danh cá nhân NLĐ.

(2) Các quy định về đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do: các công việc người lao động tự do được làm; biện pháp đảm bảo ATVSLĐ

bắt buộc NLĐ phải thực hiện khi làm xây dựng tự do. Xây dựng là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, người làm xây dựng phải công bố năng lực, vì vậy cần xem xét có quy định để quản lý lao động trong lĩnh vực này đưa vào hoạt động theo tổ chức, có sự quản lý về lao động, ATVSLĐ.

(3) Quy định về chính sách của nhà nước về ATVSLĐ đối với người lao động không theo HĐLĐ đã có song chưa có hướng dẫn cụ thể đảm bảo đối tượng được thụ hưởng, cần rà soát bổ sung như: chính sách bảo hiểm tự nguyện dành cho NLĐ; tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ; chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, chế độ khi NLĐ bị tai nạn, rủi ro,..

(4) Các quy định khác: quy định về tiêu chuẩn, số lượng, trách nhiệm và quyền của cán bộ phụ trách công tác ATVSLĐ ở các cơ quan, tổ chức, địa bàn; chế độ đào tạo, bồi dưỡng về ATVSLĐ đối với cán bộ làm công tác quản lý ATVSLĐ; quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATVSLĐ tại công trình giao thông, đối với NLĐ xây dựng tự do; quy định về phân cấp trách nhiệm và tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong ATVSLĐ, cải thiện điều kiện lao động,..

Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật đã được quy định cụ thể theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp, tuy nhiên việc phân công trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn ATVSLĐ cho NLĐ tự do, người làm xây dựng tự do và nguồn lực cho việc tuyên truyền, phổ biến còn chưa rõ ràng, cụ thể về hình thức, nội dung, tần suất. Vì vậy cần rà soát, bổ sung để chỉ đạo thực hiện thống nhất giữa các ngành, địa phương. Hàng năm, Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn cần tham mưu UBND tỉnh xây dựng nội dung, kinh phí tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lao động, ATVSLĐ để NLĐ tự do được tiếp cận các thông tin cần thiết để phòng ngừa tai nạn, rủi ro.

3.2.2. Kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực quản lý an toàn vệ sinh lao động các cấp, ngành sinh lao động các cấp, ngành

Trên cơ sở quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và tiêu chuẩn điều kiện của cán bộ quản lý ATVSLĐ, các cấp, các ngành rà soát, kiện toàn bộ máy quản lý ATVSLĐ đảm bảo cán bộ phụ trách có đủ năng lực, trình độ phù hợp với đặc thù công tác ATVSLĐ, ưu tiên bố trí cán bộ qua đào tạo từ chuyên ngành kỹ thuật; phân công, bố trí cán bộ phù hợp với đối tượng quản lý, đảm bảo tính ổn định trong công tác và có tính kế thừa trong việc quản lý lao động, địa bàn; đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý ATVSLĐ tại cơ sở, tạo điều kiện cho cán bộ trong việc nghiên cứu, cập nhật kiến thức, pháp luật mới về ATVSLĐ để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về ATVSLĐ cho cán bộ quản lý ATVSLĐ các cấp thông qua các chương trình đào tạo bồi dưỡng hàng năm, Chương trình quốc gia về ATVSLĐ. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về ATVSLĐ, theo ngành, lĩnh vực trong đó có kỹ năng về thanh tra, kiểm tra, giám sát ATVSLĐ để nâng cao năng lực giám sát trực tiếp tại cơ sở, nơi làm việc.

Đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ đối với các công trình xây dựng của các ngành chức năng: Sở Xây dựng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng LĐTBXH cấp huyện,.. Tăng cường lực lượng kiểm tra, giám sát trực tiếp về ATVSLĐ tại các công trình đang thi công xây dựng trên địa bàn, trong đó ưu tiên sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý hạ tầng, đô thị tại cấp huyện, cấp xã, cán bộ giám sát công trình của các Ban Quản lý công trình xây dựng, Phòng Quản lý hạ tầng, đô thị làm nòng cốt.

Hiện nay cùng với chính sách tinh giản biên chế trong bộ máy quản lý nhà nước song khối lượng công việc phát sinh ngày càng gia tăng, để nâng cao hiệu quả quản lý về ATVSLĐ, cần bổ sung, hoàn thiện công cụ hỗ trợ cán bộ trong công tác quản lý với hình thức đơn giản, linh hoạt, dễ hiểu, dễ thực hiện, giảm thời gian nghiên cứu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý của

cán bộ như: bộ công cụ kiểm tra ATVSLĐ tại công trình; bộ tài liệu tuyên truyền ATVSLĐ cho NLĐ xây dựng trực tiếp; cẩm nang quy trình nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ,.. Bộ LĐTBXH chủ trì xem xét, ban hành bộ công cụ hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ nói chung và trong lĩnh vực xây dựng nói riêng, phù hợp với cấp công trình, vị trí công việc của NLĐ.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước nói chung, quản lý công tác ATVSLĐ trong xây dựng nói riêng cần quan tâm tăng cường đầu cơ sở hạ tầng, vật chất và triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất việc ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý ATVSLĐ trong các cơ quan từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng (doanh nghiệp, cơ sở đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh; khai trình sử dụng lao động, thay đổi nhu cầu tuyển dụng lao động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh; công bố năng lực, chứng nhận đủ điều kiện hoạt động xây dựng; cấp giấy phép xây dựng), đến việc thực hiện chuyển đổi số, số hóa trong quản lý ATVSLĐ (báo cáo tình hình huấn luyện ATVSLĐ; kiểm định kỹ thuật ATVSLĐ máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; tình hình TNLĐ; thống kê, cập nhật các đơn vị, công trình được thanh tra, kiểm tra, tự kiểm tra về ATVSLĐ; việc khắc phục các kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra,..).

3.2.3. Xây dựng, hoàn thiện ch nh sách hỗ trợ người làm việc không có quan hệ lao động trong công tác an toàn vệ sinh lao động

*Chính sách hỗ trợ học nghề, tạo việc làm:

Để quản lý rủi ro, giảm TNLĐ, BNN đối với NLĐ xây dựng tự do - NLĐ có trình độ thấp, thiếu kiến thức, kỹ năng làm việc hỗ trợ NLĐ được đào tạo, nâng cao trình độ là rất cần thiết. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho NLĐ nông thôn, tuy nhiên trong tình hình hiện nay, để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà nước cần xem xét, mở rộng linh hoạt đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ học nghề, tạo việc làm tại Điều 15, Điều 16, Luật Việc làm, ngoài đối tượng lao động tại nông thôn

thì NLĐ có nhu cầu đào tạo chuyển đổi nghề sang lĩnh vực công nghiệp - xây dựng cũng được thụ hưởng chính sách.

Phương thức thực hiện: Trên cơ sở quản lý đối tượng NLĐ tự do tại địa phương, UBND cấp huyện, cấp xã tổng hợp nhu cầu đào tạo nghề xây dựng từ NLĐ; phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để tổ chức đào tạo nghề cho người lao động. Bổ sung chính sách hàng năm về hỗ trợ đào tạo nghề xây dựng (trung cấp hoặc sơ cấp) cho NLĐ tự do tại các địa phương. Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề đối với nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, ưu tiên hỗ trợ 100% kinh phí đối với nghề có nhiều nguy cơ rủi ro, TNLĐ.

Cùng với chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, NLĐ xây dựng tự do cũng được xem xét, thụ hưởng các chính sách về việc làm như: tư vấn miễn phí về chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, học nghề; Giới thiệu việc làm miễn phí; Vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm.

Việc thực hiện chính sách nêu trên cũng phù hợp với quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 4, Bộ luật Lao động về trách nhiệm của nhà nước trong đảm bảo quyền và lợi ích của NLĐ và hoạt động tạo việc làm: "Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động".

* Chính sách hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ

Nhằm hỗ trợ cho NLĐ thực hiện các biện pháp phòng ngừa TNLĐ, giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay đó là hỗ trợ NLĐ làm việc không có HĐLĐ, NLĐ tự do làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ được huấn luyện về ATVSLĐ. Chính sách này đã được pháp luật quy định song hiện nay

chưa được được thực hiện từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân trực tiếp là NLĐ không tham gia huấn luyện theo quy định tại Nghị định số 44/NĐ-CP do thời gian và chương trình đào tạo chưa phù hợp, thiếu nguồn lực thực hiện.

Để đảm bảo tính khả thi của chính sách, cần bổ sung quy định cụ thể về việc tổ chức hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ, trong đó giảm thời gian, nội dung huấn luyện phù hợp với từng ngành nghề, công việc; đồng thời quy định rõ việc bố trí nguồn lực, phân cấp, giao trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị tham gia triển khai thực hiện. Cụ thể:

- Về phân công trách nhiệm: UBND cấp xã (giao trưởng thôn, bản, khối phố) rà soát, thống kê, tổng hợp danh sách NLĐ có nhu cầu làm nghề xây dựng báo cáo UBND cấp huyện (qua Phòng LĐTBXH cấp huyện tổng hợp). UBND cấp huyện giao Phòng LĐTBXH cấp huyện chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ điều kiện tổ chức đào tạo nghề xây dựng cho người lao động, đồng thời tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ trong quá trình tổ chức đào tạo nghề. Đối với NLĐ chưa tham gia đào tạo nghề thì tổ chức huấn luyện ATVSLĐ tại công trình hoặc nới NLĐ cư trú.

- Về nội dung, thời gian huấn luyện ATVSLĐ: nội dung huấn luyện về ATVSLĐ đối với NLĐ làm xây dựng tự do là các nội dung cụ thể hóa từ khung chương trình huấn luyện ATVSLĐ đối với đối tượng thuộc nhóm 3 theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP và rút ngắn thời gian huấn luyện, trong đó tập trung huấn luyện các nội dung liên quan trực tiếp đến tổ chức thi công xây dựng công trình và quản lý rủi ro tại công trình xây dựng (công tác tháo dỡ, công tác móng, công tác xây, công tác trát, hoàn thiện,..).

Căn cứ kết quả khảo sát nhu cầu hỗ trợ của NLĐ xây dựng tự do trên địa bàn, thì thời gian huấn luyện ATVSLĐ được đề xuất khoảng 8 giờ; nội dung huấn luyện như sau:

Bảng 3.1: Khung chƣơng trình huấn luyện an toàn vệ sinh lao động đối với ngƣời lao động xây dựng tự do

STT NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

Thời gian huấn luyện (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra I Các chính sách, pháp luật về ATVSLĐ cụ thể đối với NLĐ làm xây dựng

1 1 0 0

1

Tổng quan về các văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ

0,5 0,5

2

Các quy định cụ thể về ATVSLĐ khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở, quy định về quản lý máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.

0,5 0,5

II Kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ

sinh lao động trong xây dựng 6 6

1 Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy

hiểm, có hại tại công trình xây dựng 1 1 2 Quyền và nghĩa vụ của người lao

động 0,5 0,5

3 Các biện pháp cải thiện điều kiện lao

động, văn hóa an toàn trong xây dựng 0,5 0,5

4

Nội quy ATVSLĐ, biển báo, biển chỉ dẫn ATVSLĐ và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân

1 1

STT NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

Thời gian huấn luyện (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra phòng chống BNN, PCCC. 6

Phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro về ATVSLĐ tại công trình xây dựng; các quy trình làm việc an toàn trong xây dựng, quy trình làm việc an toàn đối với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.

2 2

III Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện 1 1

Tổng cộng 8 5 3

Nguồn: Tác giả thực hiện khảo sát

- Về địa điểm huấn luyện: để thuận tiện cho NLĐ tham gia huấn luyện ATVSLĐ, đối với NLĐ đang không làm việc thì huấn luyện tại địa bàn (thôn, bản, xã, phường) nơi NLĐ cư trú; đối với NLĐ đang làm việc, ưu tiên tổ chức huấn luyện tại công trình hoặc địa bàn nơi NLĐ đang làm việc.

- Về kinh phí huấn luyện: ưu tiên sử dụng kinh phí từ Ngân sách nhà nước để hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ. Hàng năm, UBND tỉnh phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho UBND cấp huyện (cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ: Phòng LĐTBXH cấp huyện) và cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ cấp tỉnh (Sở LĐTBXH) trong kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị hoặc từ các chương trình, Dự án được triển khai trên địa bàn (Chương trình quốc gia về ATVSLĐ) và các kinh phí huy động từ các Chủ đầu tư, Quỹ hỗ trợ hợp pháp từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

3.2.4. Biện pháp về thông tin, tuyên truyền

Công tác thông tin, tuyên truyền về ATVSLĐ cần được thực hiện thường xuyên, liên tục trong công tác quản lý. Các hình thức, nội dung tuyên

truyền cần linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng (cán bộ quản lý, giám sát về ATVSLĐ hay NLĐ trực tiếp).

Đối với cán bộ quản lý, giám sát cần ưu tiên các nội dung hỗ trợ cho công tác quản lý, các công cụ hỗ trợ kiểm tra, giám sát ATVSLĐ và thông tin về các hoạt động xây dựng trên địa bàn.

Đối với đối tượng lao động tự do, ưu tiên tuyên truyền trực tiếp tại công trình. Trong đó nội dung tuyên truyền cần cụ thể, thiết thực với NLĐ tự do như: các quy định về quản lý ATVSLĐ tại công trình xây dựng; quy chuẩn KTAT,

Một phần của tài liệu LỜI mở đầu (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)