Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp thanh trì, hà nội (Trang 36 - 40)

8. Khung lý thuyết

1.2. Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

1.2.1. Lý thuyết di động xã hội

Quan niệm của K.Marx về sự di động xã hội

Đối với quan điểm của K.Marx, tác giả đã phân tích xã hội dưới hình thức di động xã hội. Đối với yếu tố chiều dọc, bởi sự phân cấp các giai cấp bao gồm giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột. Trong xã hội tư bản, sự sở hữu về tài sản nằm trong tay một số ít thành phần thuộc giai cấp bóc lột và còn lại là những người bị bóc lột bao gồm những người tham gia lao động sản xuất, tạo ra của cải phục vụ giai cấp bóc lột. Mô Biểu đồ di động xã hội Đối với yếu tố quan điểm của K.Marx thể hiện rõ sự mâu thuẫn và phân tầng rõ ràng giữa các giai tầng trong xã hội. Trong đó, Marx chỉ rõ cấu trúc phân tầng trong xã hội bao gồm hai tầng bậc chủ yếu là (1) Giai cấp hay tập đoàn người làm ông chủ, sỡ hữu tư liệu sản xuất chiếm vị trí thống trị và bóc lột người khác; (2) Các nhóm hay các giai cấp còn lại trong xã hội không năm tư liệu sản xuất. Có thể thấy Marx đã phân tích cơ cấu xã hội và xem xét xã hội treo trục đứng, với vai trò quan trọng và quyết định về quyền lực chính trị, quyền lực chính trị quyết định đến sự sở hữu và kiểm soát tư liệu sản xuất và sắp xếp các cá nhân trong xã hội và các nhóm khác nhau [8, tr304]. Ngoài ra, yếu tố chuyên môn kỹ thuật của người lao động hay yếu tố chuyên môn trong lĩnh vực tham gia sản xuất cũng là yếu tố quan trọng trong việc phân tích địa vị nghề nghiêp của các cá nhân trong xã hội. Học thuyết của Karl Marx đã chỉ cho chúng tôi cơ sở kinh tế của việc phân chia xã hội thành các giai cấp dựa vào quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất, và cũng chỉ ra rằng yếu tố về trình độ của lực lược tham gia lao động cũng có vai trò quan trọng trong việc phân chia vị thế trong xã hội.

Quan điểm của Max Weber về di động xã hội

Đối với quan điểm của M. Weber, có thể tìm kiếm phân tích của ông về sự di động xã hội thông qua những phân tích về sự thay đổi địa vị của cá nhân hay nhón giữa các giai cấp xã hội với các nhóm xã hội khác biệt về cấp độ. Đối với yếu tố tác giả, về bản chất di động xã hội là sự chuyển đổi cá nhân hay một nhóm xã hội trong hệ thống xã hội, ở đó mỗi cá nhân đều dành được một địa vị xã hội nhất định trong đời sống sinh hoạt của mình. Ngoài yếu tố về địa vị xã hội, tác giả cũng đề cao vai trò của thị trường như một cơ sở kinh tế cho một giai cấp xã hội nào đó. Vì vậy, nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng xã hội là khả năng chiếm lĩnh được thị trường [16; tr.21].

Weber chỉ cho chúng ta thấy rằng ngoài việc phân tầng xã hội dựa vào giai cấp, chúng ta cũng có hệ thống phân tầng dựa vào vị thế hay đảng phái. Và vị trí xã hội của một cá nhân không bị quy định bởi các nhân tố kinh tế như quyền sở hữu với tư liệu sản xuất mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố phi kinh tế khác như trình độ học vấn, kỹ năng tay nghề hay nhân tố văn hóa hay quyền lực, v.v.

Quan điểm của Kingsley Davis và Wibert Moore

Hai tác giả đã có những nghiên cứu căn bản về di động xã hội. Trong các nghiên cứu về cơ cấu xã hội luôn có sự phân tầng xã hội, bởi sự cạnh tranh về vị trí xã hội quan trọng của một nhóm người có tài năng, quyền lực, v.v. Trong quá trình đó, di động xã hội có vai trò quan trọng, góp phần tìm ra những người có tài năng, giúp cho xã hội thực hiện chức năng quan trọng, và tạo ra sự ổn định xã hội. Sự vận động của các cá nhân đạt đến vị trí đó tạo ra sự di động xã hội, thông qua đó tìm thấy quá trình phân hóa xã hội thành những tầng lớp khác nhau, thấy rõ sự bất bình đẳng trong xã hội giữa các nhóm khác nhau.

Quan điểm của Bourdieu

Trong quan điểm của Bourdieu, tác giả đề cập tới cấu trúc xã hội với quá trình lý giải về việc thiết lập các giai cấp. Tác giả cho rằng, các cá nhân

chiếm giữ cùng vị trí giống nhau trong không gian xã hội cũng có điều kiện sinh tồn giống nhau thì khi ở cùng một vị trí họ có nhiều cơ hội có những tập tính giống nhau và Đối với yếu tố quy tắc của sự phân tầng thì điều đó dễ để họ có đươc những vị trí giống nhau. Tác giả cho rằng, có ba yếu tố cơ bản quyết định vi trí xã hội của từng cá nhân trong không xã hội là (1) Lượng vốn mà các cá nhân chiếm giữ; (2) Loại vốn mà các cá nhân chiếm giữ; (3) Con đường di động trong không gian xã hội [16; tr.25].

Với các quan điểm của Bourdieu về sự hình thành và duy trì vị trí xã hội sẽ giúp cho nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn vai trò của các yếu tố duy trì vị trí xã hội đối với quá trình di động xã hội trong từng giai đoạn.

Như vậy, trong đề tài, tác giả sử dụng các lý thuyết di động xã hội để xác định các loại hình di động xã hội theo chiều ngang, dọc, theo thế hệ và các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến quá trình di động xã hội của công nhân.

1.2.2. Cấu trúc chức năng

Tiếp cận chức năng luận về di động xã hội được sử dụng nhiều trong khoa học xã hội ở Mỹ, trong khi lý thuyết xung đột được sử dụng nhiều hơn trong nghiên cứu về di động xã hội và bất bình đẳng xã hội ở châu Âu. Tương tự như vậy, địa vị xã hội trong lý thuyết của Weber được các học giả Mỹ sử dụng nhiều hơn trong nghiên cứu về di động xã hội, phân tầng xã hội, trong khi tiếp cận giai cấp xã hội được giới khoa học châu Âu sử dụng nhiều hơn trong nghiên cứu về sự phân tầng xã hội và di động xã hội.(Péter Róbert)

Việc thao tác hóa khái niệm di động xã hội và điều tra thực nghiệm về chủ đề này đều liên quan chặt chẽ đến việc phân tích cấu trúc xã hội. Những quan điểm lý thuyết về cấu trúc xã hội có tác động đến phương pháp điều tra di động xã hội. Các nhà phân tích giai cấp giai cấp có xu hướng nghiên cứu tính di động xã hội từ một quan điểm giai cấp (di động giai cấp), trong khi mô hình vị thế đạt được lại được phát triển trong những trường hợp nếu cơ cấu xã hội được quan sát như là một hệ thống phân tầng các vị thế.

Trong thực tế, có một truyền thống lý thuyết cho việc xây dựng một liên kết giữa sự hình thành giai cấp và di động xã hội, xã hội mở và xã hội đóng phù hợp với các định nghĩa của Weber về các tầng lớp xã hội. Cách tiếp cận này cho rằng mức độ của việc đóng cửa các cơ hội vận động, sự đồng nhất và giới hạn của kinh nghiệm cá nhân để di chuyển đến nghề nghiệp khác nhau thuận lợi cho việc hình thành cấu trúc của các tầng lớp. Tuy nhiên, một trong những lập luận ủng hộ ý tưởng về sự biến mất của các tầng lớp xã hội nhấn mạnh là, dường như sự di động xã hội ngày càng được giả định là để làm suy yếu sự hình thành giai cấp xã hội (Theo nghĩa thu hẹp dần sự khác biệt giữa các tầng lớp, giai cấp - nếu đúng như vậy thì ý tưởng này cần có những bằng chứng thực nghiệm để thấy rõ được bản chất của quá trình này là gì?).

Nghiên cứu hiện tượng di động xã hội giữa các thế hệ không chỉ thích hợp về mặt học thuật khoa học bởi vì nó là một chủ đề nghiên cứu quan trọng từ quan điểm quy phạm và chính trị. Xã hội mở và bình đẳng về cơ hội là những giá trị quan trọng trong mọi xã hội. Có một mối quan hệ mạnh giữa dân chủ và di động xã hội bằng cách lập luận rằng, trong các xã hội dân chủ vị trí xã hội của một cá nhân không thể được xác định bằng nơi họ sinh ra. Cơ hội và triển vọng của sự di động là chỉ báo có ý nghĩa về sự tự do cá nhân và tạo ra một sự di động xã hội hoặc một xã hội mở là thiết lập mục tiêu quan trọng về chính trị. Những người ủng hộ lý thuyết chức năng luận và lý thuyết xung đột dường như đều đồng ý rằng sự trao đổi xã hội giữa các tầng lớp xã hội từ thế hệ này đến thế hệ tiếp theo là một đòi hỏi cần thiết trong xã hội công nghiệp hiện đại. Nghiên cứu này nhằm mục đích đề cao vấn đề nhân tài, những mối quan hệ giữa địa vị vốn có và địa vị đạt được, số lượng di động xã hội từ góc độ so sánh trong phạm vi châu Âu và bên ngoài châu Âu, sự hội tụ và phân tách các xu hướng di động xã hội, sự bền bỉ duy trì và sự biến động hiện có của di động xã hội.

Xu hướng di động xã hội khác nhau được nghiên cứu dưới sự tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố giáo dục và độ đóng – mở của các xã hội.

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu về chủ đề này ở phương Tây. Giới nghiên cứu phân tầng xã hội trên thế giới nhất trí với nhau rằng Mác và Max Weber là hai tác giả đi tiên phong trong việc nghiên cứu cơ cấu xã hội mang tính giai cấp và giai tầng. Lý thuyết của hai ông vẫn là cơ sở phương pháp luận chủ yếu cho nghiên cứu về phân tầng xã hội hiện nay. Lý thuyết của Mác về hình thái kinh tế-xã hội và cơ cấu giai cấp dựa trên quan hệ sản xuất là một nền tảng quan trọng cho các nghiên cứu thực nghiệm về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội. Lý thuyết phân tầng xã hội của Max Weber phân loại các giai tầng xã hội dựa trên ba khía cạnh chủ yếu: kinh tế (tài sản và thu nhập), chính trị (quyền lực), và văn hóa (uy tín xã hội).

Tóm lại, kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây, Đề tài sử dụng hướng tiếp cận chức năng luận với các quan điểm của lý thuyết cấu trúc - chức năng; Quan điểm M. Weber trong lý thuyết phân tầng xã hội để xác

Một phần của tài liệu Di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp thanh trì, hà nội (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)