Các yếu tố thuộc về công nhân

Một phần của tài liệu Di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp thanh trì, hà nội (Trang 93 - 104)

8. Khung lý thuyết

3.1. Một số yếu tố tác động đến di động xã hội của công nhân trong

3.1.4. Các yếu tố thuộc về công nhân

3.1.4.1. Đặc điểm nhân khẩu học

Có rất nhiều đặc điểm nhân khẩu học có khả năng tác động đến khả năng di động xã hội của công nhân trong các khu công nghiệp. Tuy vậy trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tiến hành phân tích sự khác biệt về giới tính và và đặc điểm cư trú đến khả năng di động xã hội của công nhân khu công nghiệp.

Bảng 3.2. Sự khác biệt về giới của công nhân trong di động xã hội

Giới tính Số lượng các chỉ báo di động xã hội có sự dịch chuyển Kiểm định Levene Kiểm định sự khác biệt ANOVA

Sig. Giá trị Sig.

Nam 3.45

.749 -.05 .455

Nữ 3.50

Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát của đề tài

Với kết quả thu được từ bảng 3.2, có thể thấy mặc dù số lượng các chỉ báo có sự di động xã hội giữa nam giới (3.45 chỉ báo) và nữ giới (3.50 chỉ báo) có sự khác nhau tuy nhiên mức chênh lệch nhỏ (chênh 0.05 chỉ báo), hệ số kiểm định Levene (0.749 >0.05) thể hiện có sự đồng nhất trong phương sai tuy nhiên chỉ thể hiện được mức ý nghĩa kiểm định là 54.5% do vậy có cơ sở để cho rằng không có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới đối với các khách thể có sự di động xã hội tại địa bàn nghiên cứu.

Bảng 3.3. Sự khác biệt về cư trú của công nhân trong di động xã hội Cư trú Số lượng các chỉ báo di động xã hội có sự dịch chuyển Kiểm định Levene Kiểm định sự khác biệt ANOVA

Sig. Giá trị Sig.

Lao động nhập cư 3.45

0.89 .374 .688

Lao động tại

địa phương 3.53

Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát của đề tài

Căn cứ vào 2 nhóm lao động nhập cư và lao động tại địa phương trong nghiên cứu. Kết quả tại bảng 3.3 cho thấy rằng có sự đồng nhất trong phương sai giữa các 2 nhóm lao động (hệ số kiểm định Levene >0.05) tuy nhiên hệ số Sig kiểm định sự khác biệt lại cho thấy không có sự khác biệt giữa lao động nhập cư và lao động tại địa phương đối với sự di động xã hội của công nhân tại địa bàn nghiên cứu (Sig > 0.05). Như vậy, mặc dù có sự chênh lệch giữa di động xã hội tuy nhiên sự chênh lệch này tương đối nhỏ và không có giá trị nghiên cứu.

Thông qua các phân tích, kiểm định nêu trên, tác giả có cơ sở để kết luận rằng: không có đủ bằng chứng tin cậy để khẳng định các đặc điểm nhân khẩu học (giới tính và đặc điểm cư trú) có ảnh hưởng đến sự di động xã hội của công nhân trên địa bàn nghiên cứu..

3.1.4.2. Đặc điểm xã hội tác động đến công nhân

Ngoài yếu tố nhân khẩu học, quá trình di động xã hội của công nhân còn bị tác động bởi rất nhiều yếu tố trong đó có các đặc điểm về xã hội của các nhóm công nhân trên địa bàn. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ tiến hành đánh giá tác động của các đặc điểm xã hội đến quá trình di động xã hội của công nhân trên địa bàn thông qua sự khác biệt giữa trình độ học vấn, xuất thân và tương tác giữa các nhóm xã hội của công nhân trên địa bàn.

Bảng 3.4. Sự khác biệt về các đặc điểm xã hội của công nhân trong di động xã hội

TT Nội dung kiểm định

Số lượng các chỉ báo di động xã hội có sự dịch chuyển Kiểm định Levene Kiểm định sự khác biệt ANOVA Sig. Sig. 1 Trình độ học vấn 1.1 Từ tiểu học trở xuống 1.80 .109 .041 1.2 Tốt nghiệp THCS -THPT 3.50

1.3 Trung cấp, cao đẳng, đại học

2.40

2 Nghề nghiệp hiện tại

2.1 Kỹ thuật viên chuyên nghiệp

2.48

.666 .383

2.2 Quản lý – hành chính 2.38

2.3 Công nhân vận chuyển, hậu cần sản xuất

3.44

2.4 Công nhân vận hành máy 3.51

2.5 Công nhân trong dây chuyền sản xuất

3.43

2.6 Lao động phổ thông không xác định việc cụ thể

1.10

2.7 Khác 3.30

Nguồn: Xử lý số liệu khảo sát của đề tài

Căn cứ vào kết quả thu được được từ bảng 3.4, có thể thấy xét yếu tố trình độ học vấn, số lượng các chỉ báo di động xã hội có sự dịch chuyển của nhóm đối tượng tốt nghiệp THCS – THPT là cao nhất (3.5 chỉ báo), đối tượng có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học có sự dịch chuyển thấp nhất là 2.4 chỉ báo và nhóm đối tượng có trình độ tiểu học trở xuống có sự dịch chuyển thấp hơn với (1.8 chỉ báo). Giải thích cho kết quả này, tác giả nhận định rằng nhóm đối tượng có trình độ học vấn tốt nghiệp THCS – THPT là đối tượng lao động chính tại các KCN, đồng thời đây là trình độ lao động cơ bản của công nhân

trong các khu công nghiệp do đó khả năng di động cao hơn các nhóm còn lại. Nhóm đối tượng có trình độ cao Trung cấp, cao đẳng, đại học thường làm những công việc như kỹ thuật viên chuyên nghiệp, quản lý – hành chính – là nhóm công việc tương đối ổn định, ít có sự di động về công việc và thu nhập mà thường di động về lối sống, các mối quan hệ xã hội. Nhóm đối tượng từ tiểu học trở xuống có mức độ di động xã hội thấp với 1.8 chỉ số do đối tượng này thường làm các công việc đơn giản, chủ yếu di động về công việc chứ không có sự di động rõ ràng về các yếu tố còn lại. Xét hệ số kiểm định Levene lớn hơn 0.05 thể hiện có sự đồng nhất trong phương sai, kiểm định sự khác biệt cho biết mức ý kiểm định cao 95.9% cho thấy có cơ sở khoa học để xác định yếu tố trình độ học vấn có tác động tới yếu tố di động xã hội của công nhân khi mà nhóm đối tượng có trình độ học vấn từ THCS – THPT sẽ là nhóm có nhiều sự di động xã hội hơn các nhóm còn lại.

Xét về tác động của yếu tố nghề nghiệp, có thế thấy có sự phân hóa giữa các nhóm nghề nghiệp của công nhân khi xác định số lượng các chỉ bảo di động xã hội có sự dịch chuyển, kết quả cho thấy nhóm công nhân vận hành máy có số lượng các chỉ báo cao nhất là 3.51; nhóm công nhân vận chuyển hậu cần sản xuất có chỉ báo cao thứ hai với 3.44 chỉ báo; nhóm công nhân trong dây chuyền sản xuất có giá trị cao thứ ba với 3.43 chỉ báo. Có thế thấy nhóm có sự di động xã hội nhiều nhất thuộc về các nhóm công việc chính tại KCN, CCN, điều này phù hợp với phân tích ở trên về tác động của yếu tố trình độ học vấn đế số lượng các chỉ báo di động xã hội có sự dịch chuyển. Tiếp theo là nhóm các công việc mang tính ổn định hơn gồm kỹ thuật viên chuyên nghiệp với chỉ báo là 2.48 và nhóm quản lý – hành chính với giá trị 2.38. Đây là nhóm có sự dịch chuyển ít hơn. Nhóm lao động phổ thông không không xác định việc cụ thể có giá trị thấp nhất là 1.10. Điều này thể hiện nhóm đối tượng lao động này ít có sự di động. Xét hệ số kiểm định Levene lớn hơn 0.05 (Sig=0.666) thể hiện có sự đồng nhất trong phương sai, kiểm định sự khác biệt cho biết mức ý kiểm định là 66.6% cho thấy mặc dù có sự

khác biệt về mặt số lượng trung bình tuy nhiên chưa đủ cơ sở khoa học để xác định yếu tố nghề nghiệp hiện tại của công nhân có tác động tới quá trình di động xã hội của công nhân.

3.1.4.3. Các vấn đề của công nhân

Bảng 3.5. Mức độ hài lòng của công nhân đối với các vấn đề trong cuộc sống Các vấn đề N Giá trị nhỏ nhất (Rất không hài lòng) Giá trị lớn nhất (Rất hài lòng) Trung bình Độ lệch chuẩn Giáo dục 200 1 5 3.28 1.009

Công việc hiện tại 200 1 5 3.41 .886

Mức sống hiện tại 200 1 5 3.24 .807

Nơi ở 200 1 5 3.28 .803

Cuộc sống gia đình 200 1 5 3.52 .885

Sức khỏe 200 1 5 3.58 .848

Đời sống xã hội 200 1 5 3.21 .764

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài. Bảng 3.5 thể hiện mức độ hài lòng của công nhân trong KCN đối với các vấn đề trong cuộc sống. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt rõ ràng giữa mức độ hài lòng của công nhân đối với các vấn đề về giáo dục, công việc, mức sống, nơi ở, cuộc sống gia đình, sức khỏe (giá trị trung bình từ 3.21 đến 3.58). Tuy nhiên ở chỉ số hài lòng về giáo dục, độ lệch chuẩn tương đối lớn là 1.009. Điều này cho thấy có sự phân hóa không nhiều về mức độ hài lòng của công nhân ở mức cộng, trừ một giá trị.

Bảng 3.6. Trạng thái gần đúng nhất với tâm trạng đã trải qua trong khoảng 01 tháng qua (%) Trạng thái Rất thường xuyên Thường xuyên Bình thường Thỉnh thoảng Không lúc nào Tổng N % N % N % N % N % N %

Tôi cảm thấy vui vẻ

và tinh thần rất tốt 10 5 84 42 75 37.5 31 15.5 0 0 200 100 Tôi cảm thấy thanh

thản và thoải mái 6 3 75 37.5 83 41.5 34 17 2 1 200 100 Tôi cảm thấy tích cực

và mạnh mẽ 8 4 62 31 88 44 41 20.5 1 0.5 200 100

Tôi tỉnh dậy và cảm thấy tươi mới và sảng khoái

6 3 57 28.5 87 43.5 46 23 4 2 200 100 Cuộc sống hàng ngày

của tôi đã được lấp đầy với những điều mà tôi quan tâm

4 2 44 22 107 53.5 40 20 5 2.5 200 100

Tôi cảm thấy đặc biệt

căng thẳng 2 1 14 7 35 17.5 125 62.5 24 12 200 100 Tôi cảm thấy cô đơn 2 1 10 5 23 11.5 118 59 47 23.5 200 100 Tôi cảm thấy thất

vọng và chán nản 2 1 11 5.5 33 16.5 105 52.5 49 24.5 200 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài. So sánh dữ liệu định lượng (Bảng 3.5 và 3.6) và dữ liệu định tính qua phỏng vấn cảm nhận thấy công nhân có khả năng nhanh chóng điều chỉnh và thích nghi được với môi trường sống mới. Tuy nhiên các cảm xúc “căng thẳng”, “cô đơn”, “thất vọng” vẫn thỉnh thoảng xuất hiện trong 01 tháng qua với tỷ lệ 62.5%, 59% và 49% công nhân được khảo sát. Trong đó 2 trạng thái “cô đơn” và “thất vọng chán nản” ít xuất hiện hơn trạng thái “căng thẳng”. Điều này cho thấy ít có sự di động về cảm xúc trong đối tượng công nhân trong quá trình tương tác với các nhóm xã hội tại công xưởng.

Bảng 3.7. Mức độ căng thẳng giữa các nhóm xã hội ở khu công nghiệp hiện nay Các vấn đề mâu thuẫn Rất căng thẳng Tương đối căng thẳng Không căng thẳng Tổng N % N % N % N %

Người nghèo và người giàu 40 20 95 47.5 65 32.5 200 100 Quản lý và nhân viên 34 17 91 45.5 75 37.5 200 100

Nam giới và phụ nữ 12 6 53 26.5 135 67.5 200 100

Người già và thanh thiếu niên 10 5 44 22 146 73 200 100 Các nhóm tôn giáo khác nhau 16 8 69 34.5 115 57.5 200 100 Các cá nhân với định hướng

tình dục khác nhau 22 11 58 29 120 60 200 100

Nguồn:Kết quả khảo sát của đề tài.

Sự hài lòng với cuộc sống chỉ ở mức độ trung bình còn được phản ánh qua sự đánh giá, cảm nhận của công nhân về mối quan hệ giữa các nhóm xã hội và một số vấn đề xã hội đang nổi cộm tại KCN (Bảng 3.7). Kết quả cho thấy không có nhiều sự căng thẳng trong sự phân biệt nam nữ, các nhóm tuổi, giữa các tôn giáo và những người thuộc giới tính thứ 3. Tuy nhiên sự phân biệt giàu nghèo, nhân viên với quản lý là 2 vấn đề đang nan giải và cần phải đánh giá trong nghiên cứu.

Xét về khía cạnh di động xã hội, đây là hai yếu tố quan trọng dẫn tới sự di động trong công việc của lao động khi mà mâu thuẫn, căng thẳng không thể giải tỏa được thì người lao động sẽ lựa chọn phương án nghỉ việc, chuyển bộ phận. Nếu tình trạng này xảy ra nhiều thì đây sẽ thành một vấn đề trong quản lý nhân sự và ảnh hưởng trực tiếp đến việc di động ngang về công việc.

Bảng 3.8. Công nhân tự đánh giá về đời sống vật chất và tinh thần của gia đình họ (%) Đời sống Không thay đổi Tốt dần lên Đi xuống dần Không ổn định, lên xuống thất thường N % N % N % N % Vật chất 29 14.5 92 46 3 1.5 76 38 Tinh thần 29 14.5 99 49.5 3 1.5 69 34.5

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài Kết quả công nhân tự đánh giá về đời sống của họ và gia đình họ cho thấy gần 50% công nhân được khảo sát nhận thấy đời sống vật chất và đời sống tinh thần của họ có xu hướng tốt dần lên; Bên cạnh đó có 38% công nhân tự đánh giá tình trạng đời sống vật chất không ổn định và 34.6% công nhân tự đánh giá đời sống tinh thần của họ trong tình trạng không ổn định.

Như vậy có thể thấy đời sống vật chất và tinh thần của công nhân trong các KCN đang tốt dần lên nhưng cũng có 1 bộ phận không nhỏ có đời sống không ổn định, lên xuống thất thường. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc di động công nhân về việc làm và các mối quan hệ theo chiều ngang để tìm một cơ hội mới trong bộ phân những công nhân đang có đời sống vật chất, tinh thần không ổn định.

3.1.4.4. Mối quan hệ giữa người sử dụng lao động, người lao động và tổ chức công đoàn

Quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động (công nhân) là quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tương quan giữa họ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Do đa số người lao động di cư ở các KCN là vì lý do kinh tế nên họ chỉ đặc biệt quan tâm và cần việc làm, cần thu nhập nên hầu như họ không chú trọng đến các hoạt động có liên quan đến quyền lợi của mình. Chỉ có 48% công nhân KCN được khảo sát trả lời trong 12 tháng qua họ có tham dự một cuộc họp của tổ chức công đoàn hoặc tổ dân phố nơi cư

trú trong khi có 52% công nhân trả lời không tham dự một cuộc họp của tổ chức công đoàn hoặc tổ dân phố nơi cư trú trong 12 tháng qua.

Bảng 3.9. Một số hoạt động/ công việc trong 12 tháng qua của công nhân khu công nghiệp trên địa bàn khảo sát (%)

Không Tổng Tần số % Tần số % Tần số %

Tham dự một cuộc họp của tổ

chức công đoàn/ tổ dân phố 96 48 104 52 200 100

Tham dự một cuộc đình công 4 2 196 98 200 100

Ký một bản kiến nghị, hoặc đơn khởi kiện lên chủ nhà máy hoặc một công ty/ dịch vụ,….

4 2 196 98 200 100

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài Có 98% công nhân trả lời "trong 12 tháng qua họ không tham dự một cuộc đình công nào", và 98.6% công nhân trả lời "trong 12 tháng qua họ không ký một bản kiến nghị, hoặc đơn khởi kiện lên chủ nhà máy" (Bảng 3.9). Đây có thể coi như là một biểu hiện cho thấy công nhân hài lòng với điều kiện và môi trường làm việc và cũng có thể doanh nghiệp đã đáp ứng được nhu cầu về việc làm và thu nhập cho công nhân tại thời điểm khảo sát. Thực trạng này phản ánh đã có sự thay đổi theo hướng tích cực hơn nếu so sánh với thời điểm những năm 2020 trở về trước.

Nhìn nhận và đánh giá về lối sống, những thay đổi trong công nhân từ phía tổ chức công đoàn, người quản lý,... Để có được thông tin về vấn đề này tác giả đã thực hiện phỏng vấn cán bộ công đoàn chuyên trách phụ trách doanh nghiệp trong KCN. Hầu hết những cán bộ công đoàn, chủ doanh nghiệp đều có nhận định khá tích cực về những sự thay đổi trong công nhân thể hiện qua những khía cạnh như ý thức kỷ luật trong lao động, khả năng

điều chỉnh để thích ứng với môi trường sống và điều kiện làm việc mới, những giá trị họ hướng đến ngày càng rõ nét hơn,...

Để đánh giá việc công nhân tham gia các hoạt động của tổ chức công

Một phần của tài liệu Di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp thanh trì, hà nội (Trang 93 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)