8. Khung lý thuyết
2.2. Thực trạng di động xã hội trong công nhân trong quá trình phát
2.2.3. Di động về tài chính, điều kiện sống
Để có thể mô tả được tình trạng tài chính của công nhân KCN nơi khảo sát, tác giả đã đặt câu hỏi "Đến thời điểm này, anh/chị đã chuyển việc làm bao nhiêu lần và mỗi lần chuyển việc làm như vậy có gì thay đổi không?".
Kết quả khảo sát tại biểu 2.11 cho thấy, tính trung bình số lần chuyển việc làm của công nhân tại nơi được khảo sát là 0.87 lần trong đó 85.5% người được khảo sát trả lời việc làm của lần chuyển việc đầu tiên là công nhân, thợ tiểu thủ công nghiệp (có nghĩa là sự dịch chuyển theo chiều ngang về việc làm) trong đó có 55% người được khảo sát, tự đánh giá công việc của họ cao hơn/ có kỹ thuật hơn so với công việc trước đây và 32.5% người được khảo sát, tự đánh giá công việc của họ không thay đổi so với công việc trước đây; trong khi có 12.5% người được khảo sát, tự đánh giá công việc của họ thấp hơn so với công việc trước đây.
Biểu đồ 2.11. Thực trạng di động dọc về tài chính của công nhân (%)
Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài
Về thu nhập, sau lần chuyển việc đầu tiên, 70% người được khảo sát, tự đánh giá thu nhập cao hơn trước, 19.5% người được khảo sát, tự đánh giá vẫn như trước đây và 10.5% người được khảo sát, tự đánh giá thu nhập của họ thấp hơn trước.
Về lý do chuyển việc làm có 55.5% người được khảo sát, trả lời họ chuyển việc là do chế độ đãi ngộ thấp; 11.5 % người được khảo sát, trả lời họ chuyển việc là do công việc không phù hợp. Điều đó có nghĩa sự chuyển việc làm đã đem lại kết quả như họ mong muốn: nâng cao thu nhập và cải thiện tình trạng việc làm.
Theo kết quả khảo sát công nhân KCN tại địa bàn nghiên cứu, thu nhập của công nhân dao động từ 8 triệu đồng đến 15 triệu đồng/ tháng. Để hiểu rõ hơn về thu nhập của họ, có thể tham khảo kết quả phỏng vấn của đề tài.
Hộp 2.2. Thu nhập từ việc tăng ca
"... để có đủ tiền chi tiêu và gửi tiền về nhà nữa,...chúng em phải tăng ca liên tục. Hết ngày dài lại đến đêm thâu (cười).... chỉ có làm là làm, mùa đông ra khỏi nhà trời còn tối, tan ca về đến nhà cũng không nhìn thấy ông mặt trời. Nhưng có tiền gửi về nuôi em ăn học" (nữ, 27 tuổi, Tốt ngiệp PHTH).
Như vậy có thể thấy di động dịch chuyển việc làm bị ảnh hưởng rất nhiều bởi sự di động tài chính, thu nhập căn cứ vào nhu cầu của công nhân. Họ sẵn sàng chuyển việc để tìm một công việc mới đem lại thu nhập cao hơn công việc cũ mặc dù phải bỏ nhiều công sức hơn. Đây là hiện tượng di động việc làm và thu nhập theo chiều dọc với xu hướng tăng về thu nhập của công nhân ở khu công nghiệp.
Xuất phát từ quan điểm, khả năng chi tiêu phản ánh rõ nhất, chính xác nhất về mức thu nhập của mỗi cá nhân, tác giả đã khảo sát công nhân tự đánh giá về khả năng tài chính của gia đình trong việc đáp ứng nhu cầu cuộc sống, thu được kết quả như trong bảng dưới đây.
Bảng 2.4. Khả năng tài chính của gia đình trong việc đáp ứng những nhu cầu cần thiết
Khả năng tài chính đáp ứng được
Đủ khả năng nếu muốn Không đủ khả năng nếu muốn Tổng Tần số % Tần số % Tần số %
Đủ khả năng tài chính cho kỳ nghỉ hàng năm trong một tuần (không ở nhà người thân)
71 35.5 129 64.5 200 100
Sửa chữa, nâng cấp nhà 78 39 122 61 200 100
Thay thế bất kỳ đồ nội thất nào đã
cũ 127 63.5 73 36.5 200 100
Có bữa ăn thịnh soạn, chất lượng
cao liên tiếp trong hai ngày 149 74.5 51 25.5 200 100 Mua quần áo, giày dép mới,… theo
thời trang 128 64 92 36 220 100
Tổ chức mời bạn bè/ họ hàng đi nhà
hàng ăn, uống ít nhất một lần/ tháng 101 50.5 99 49.5 200 100
Dữ liệu bảng 2.4 phản ánh một thực tế, đa số công nhân chỉ có đủ khả năng tài chính sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu chi tiêu đối với những món chi có tính chất thấp như thay thế đồ nội thất cũ (63.5%), có bữa ăn thịnh soạn (74.5%), mua giày dép theo thời trang (64.0%) trong khi đó, chỉ có 35.7% và 38.9% công nhân có đủ khả năng tài chính nếu muốn cho kỳ nghỉ hàng năm trong một tuần và 38.9% công nhân có đủ khả năng tài chính nếu muốn sửa chữa, nâng cấp nhà ở.
Bảng 2.5. Nợ trong vòng 12 tháng qua, không có khả năng thanh toán
Khoản nợ Có Không Tổng Tần số % Tần số % Tần số % Tiền thuê nhà 24 12 176 88 200 100
Các loại hóa đơn (điện, nước, gas,…) 27 13.5 173 86.5 200 100 Thanh toán các khoản vay tiêu dùng,
bao gồm thẻ tín dụng (để mua đồ điện tử, xe hơi, đồ nội thất, vv)
15 7.5 185 92.5 200 100
Thanh toán các khoản vay chính thức từ bạn bè hoặc người thân không sống trong hộ gia đình của bạn
32 16 168 84 200 100
Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài
Bảng 2.5 trả lời cho câu hỏi “công nhân có khoản nợ không thể thanh toán trong 12 tháng qua hay không”. Kết quả cho thấy về cơ bản công nhân không có các khoản nợ thanh toán mà tác giả đã liệt kê. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận công nhân vẫn còn các khoản vay từ bạn bè, người thân chưa thể thanh toán (16%), các hóa đơn điện, nước, ga (13.5%) , tiền thuê nhà (12%) và tiền thanh toán các khoản vay tiêu dùng khác (7.5). Lý do của việc này là mức chi tiêu cho sinh hoạt của công nhân thường được tối giản, ở khu nhà trọ ghép, khu trọ tập thể do công ty bố trí do vậy các khoản nợ tiêu dùng thường ít và có khả năng thanh toán khi nhận lượng. Chỉ có khoán vay bạn bè người
thân thường phát sinh do có việc đột xuất hoặc giá trị cao để phục vụ mục đích gấp do vậy luôn là khoản vay có khả năng thanh toán chậm của công nhân trong các KCN.
Bảng 2.6. Tình hình tài chính hiện tại so với 12 tháng trước và Dự đoán tình hình kinh tế 12 tháng tới
Khả năng tài chính
Tốt hơn Vẫn như trước Tệ hơn Tổng Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Tình hình tài chính hiện tại so với 12 tháng trước
121 60.5 60 30 19 9.5 200 100
Dự đoán tình hình
kinh tế 12 tháng tới 136 68 58 29 6 3 200 100
Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài
Bảng 2.6 thể hiện tình hình tài chính hiện tại của công nhân và so sánh với 12 tháng trước và dự bảo 12 tháng tiếp theo. Kết quả về sự tự so sánh tình hình tài chính hiện nay của công nhân KCN tại địa điểm được khảo sát so với 12 tháng trước đây, thu được kết quả: 60.5% công nhân trả lời "tốt hơn", 30% trả lời "Vẫn như trước" và 9.5% trả lời "tệ hơn". Trong khi đó dự đoán tình hình kinh tế trong 12 tháng tới là 68% tốt hơn, 29% vẫn như trước và 3% tệ hơn. Như vậy có thể thấy sự di động về tình hình tài chính đang tăng lên ở cả giai đoạn trước đến thời điểm hiện tại và đến 12 tháng sau.
Sự lạc quan về tình hình kinh tế của công nhân thể hiện về tình hình tài chính sẽ có sự tăng lên, di động theo chiều dọc và theo hướng tích cực.
Đồng thời, công nhân KCN tại địa điểm được khảo sát tự đánh giá về mức độ đáp ứng nhu cầu chi tiêu so với tổng thu nhập hàng tháng của gia đình họ, thu được kết quả: có 64 % người trả lời ở mức "bình thường" chỉ có 19% người trả lời "rất dễ dàng và dễ dàng" trong khi có 17% người trả lời "không dễ dàng và rất không dễ dàng". Với mức độ từ đánh giá giữa thu nhập và chi tiêu
cho thấy một thực tế là với mức thu nhập như hiện tại, người công nhân khó có thể có tích lũy để phòng trừ những bất chắc trong cuộc sống hàng ngày.
Từ thực trạng trên dẫn đến kết quả 46% công nhân được khảo sát tự đánh giá tình trạng kinh tế của gia đình họ ngày càng tốt hơn nhờ đó, 48% công nhân được khảo sát, đánh giá đời sống văn hóa tinh thần của gia đình họ luôn tốt dần lên.
So với số liệu báo cáo hàng năm về lao động của UBND huyện Thường Tín, mức thu nhập bình quân của lao động tại các KCN trên địa bàn huyện Thường Tín năm 2019 từ 6 đến 7 triệu đồng (đối với công việc bình thường), chi phí nhà trọ 1.000.000 đồng, tiền ăn 1.500.000 đồng, tiền xăng xe, đi lại 500.000 đồng, chi phí sinh hoạt điện, điện thoại 300.000 đồng, nếu lập gia đình sinh con gửi nhà trẻ thì chi phí để nuôi dạy con khoảng 2.000.000 đồng/cháu, còn lại là tiền tiết kiệm và gửi về quê cho người nhà.
Về nhà ở, có 51.5% công nhân KCN được khảo sát trả lời họ có nhà riêng, chỉ có 22% công nhân ở nhà thuê của tư nhân và 24% công nhân ở nhà xã hội và trả tiền thuê nhà cho công ty/ doanh nghiệp. Trong khi đó, hiện nay Thành phố Hà Nội chỉ mới giải quyết được khoảng 10% số công nhân có nhu cầu về nhà ở [3; tr.35].
Bảng 2.7. Tình trạng sở hữu nơi ở công nhân khu công nghiệp (%)
Nhà ở Tần
số %
Nhà riêng mà không thế chấp 103 51.5
Nhà riêng nhưng đang thế chấp 3 1.5
Nhà thuê, phải trả tiền thuê cho chủ nhà tư nhân 44 22 Nhà thuê, trả tiền thuê nhà ở xã hội cho công ty 48 24
Nơi ở được cung cấp miễn phí 2 1
Tổng 200 100.0
Tuy nhiên, để xem xét rõ hơn tình trạng nhà ở như là điều kiện để người công nhân có thể tái sản xuất sức lao động sau những giờ làm việc căng thẳng ở công ty, hãy quan tâm đến những vấn đề liên quan đến chỗ ở của họ (Bảng 2.8). Kết quả khảo sát cho thấy đa số công nhân tự đánh giá ngôi nhà của họ thiếu không gian (71%); 86.5% công nhân tự đánh giá ngôi nhà của họ bị ẩm hoặc rò rỉ trong tường hoặc trên mái nhà; Đặc biệt có 89.5% công nhân tự đánh giá ngôi nhà của họ trong tình trạng thiếu chỗ xả nước trong nhà vệ sinh. Đây là một trong những yếu tố cực nguy hại cho sức khỏe con người. Đồng thời, trung bình mỗi căn nhà chỉ có hai phòng, tất yếu dẫn đến kết quả 65% công nhân tự đánh giá ngôi nhà của họ trong tình trạng thiếu chỗ để ngồi bên ngoài (như vườn, ban công, sân thượng).
Bảng 2.8. Những vấn đề liên quan đến chỗ ở công nhân khu công nghiệp trên địa bàn khảo sát (%)
Điều kiện chỗ ở Không Có Tổng Tần số % Tần số % Tần số %
Thiếu không gian 58 29 142 71 200 100
Ẩm hoặc bị rò rỉ trong tường hoặc
trên mái nhà 27 13.5 173 86.5 200 100
Thiếu chỗ xả nước trong nhà vệ sinh 21 10.5 179 89.5 200 100 Thiếu bồn tắm hoặc vòi hoa sen 60 30 140 70 200 100
Thiếu chỗ để ngồi bên ngoài 70 35 130 65 200 100
Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài. Với mức lương, mà theo như đánh giá của nhiều nhà chuyên môn, công nhân không có tích lũy nhưng có tới 67% gia đình có truyền hình cáp, chảo thu hình; 42% gia đình có máy vi tính; 62% gia đình có mạng internet. Đây chính là cơ sở để họ và những thành viên trong gia đình tiếp cận được những thông tin, nâng cao dân trí. Số lượng công nhân có điều hòa chiếm 25%. Có 92% lao động được phỏng vấn có xe máy và chỉ có 2% lao động có ô tô.
Bảng 2.9. Các loại tài sản, thiết bị trong nhà ở công nhân (%) Tài sản Tần số Không Có Tổng % Tần số % Tần số % Truyền hình cáp, chảo. 66 33 134 67 200 100 Máy vi tính. 116 58 84 42 200 100 Mạng Internet 76 38 124 62 200 100 Điều hòa 150 75 50 25 200 100 Xe máy. 16 8 184 92 200 100 Ô tô. 196 98 4 2 200 100
Nguồn: kết quả khảo sát của đề tài
Tác giả khảo sát công nhân sử dụng thời gian rảnh rồi của mình vào các công việc này dưới đây: xem tivi, đọc báo giấy, vào mạng internet, đi vòng vòng lối xóm, bạn bè, thăm gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột, con và các cháu ruột), thăm họ hàng, rượu bia, uống café, đi xem phim, sân khấu, biểu diễn nghệ thuật, bảo tàng), tập thể dục thể thao và du lịch. Kết quả được thể hiện qua bảng 2.10 dưới đây.
Bảng 2.10. Sử dụng thời gian rảnh rỗi của công nhân khu công nghiệp trên địa bàn khảo sát (%)
Phương thức
Hầu như không
Gần như
mỗi ngày lần/tuần Vài lần/tháng Vài lần/năm Vài Hàng năm Tổng
N % N % N % N % N % N % N % Xem tivi 28 14 134 67 24 12 8 4 4 2 2 1 200 100 Đọc báo giấy 104 52 22 11 35 17.5 30 15 8 4 1 0.5 200 100 Vào mạng internet 30 15 98 49 44 22 24 12 2 1 2 1 200 100 Đi vòng vòng lối xóm, bạn bè 22 11 32 16 66 33 60 30 18 9 2 1 200 100 Thăm gia đình 2 1 20 10 36 18 67 33.5 64 32 11 5.5 200 100 Thăm họ hàng 5 2.5 2 1 14 7 57 28.5 109 54.5 13 6.5 200 100 Rượu, bia 68 34 2 1 20 10 64 32 40 20 6 3 200 100
Uống cafe ngoài
quán 51 25.5 15 7.5 45 22.5 70 35 17 8.5 2 1 200 100 Đi xem phim, sân
khấu, biểu diễn nghệ thuật, bảo tàng) 126 63 2 1 5 2.5 17 8.5 42 21 8 4 200 100 Tập thể dục, chơi thể thao 84 42 25 12.5 30 15 34 17 18 9 9 4.5 200 100 Đi du lịch 99 49.5 1 0.5 1 0.5 4 2 25 12.5 70 35 200 100
Kết quả cho thấy ngoài thời gian làm việc trong công ty, doanh nghiệp, thời gian rỗi hàng ngày công nhân chỉ tập trung vào xem tivi (67%) và vào mạng internet (49%). Có thể thấy đời sống tinh thần lúc rảnh rôi của người lao động thường rơi vào các hoạt đọng mang tính chất giải trí cá nhân. Yếu tố cộng đồng, nhóm trong cộng đồng công nhân tương đối hạn chế, diễn ra không thường xuyên.
Điều này có thể dẫn tới việc di động dọc theo chiều giảm của các mối tương tác xã hội của công nhân trong khu công nghiệp. Đặc biệt trong thời kỳ công nghệ số, một số nhu cầu tương tác trực tiếp giữa công nhân với nhau giảm mà thay vào đó là các hoạt động tương tác trên không gian mạng với nhiều hình thức tương tác khác nhau.
Tóm lại, việc di động về tài chính và đời sống của công nhân có xu hướng di động dọc theo chiều hướng tăng lên các giá trị nhận được và giá trị thụ hưởng. Tuy nhiên mức độ tăng không cao mà thường xuất phát từ việc có sự dịch chuyển công việc.