Quan điểm của chính quyền địa phương về phát triển khu công nghiệp,

Một phần của tài liệu Di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp thanh trì, hà nội (Trang 87 - 89)

8. Khung lý thuyết

3.1. Một số yếu tố tác động đến di động xã hội của công nhân trong

3.1.1. Quan điểm của chính quyền địa phương về phát triển khu công nghiệp,

nghiệp, cụm công nghiệp

Thiên tai, dịch bệnh dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 gây ra suy thoái trầm trọng, có khả năng tác động lâu dài đến nền kinh tế trong nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, trong đó có huyện Thanh Trì. Do vậy, đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn hệ thống chính trị của Huyện cần tập trung triển khai đồng bộ các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và song song thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân.

Mục tiêu tổng quát cần tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển KT-XH. Đẩy mạnh đầu tư, có cơ chế huy động thêm nguồn lực cho phục hồi, phát triển KT-XH. Phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi, huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội và ưu tiên bố trí nguồn NSNN hợp lý cho các nhiệm vụ trọng tâm. Tập trung đầu tư xây dựng các dự án giao thông, từng bước hoàn

thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo hướng đô thị. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đẩy mạnh cải cách hành chính. Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hoá và sức sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảm an sinh xã hội. Chú trọng bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tiếp tục rà soát các chỉ tiêu, mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, Nghị quyết HĐND huyện...khắc phục khó khăn tập trung phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế xã hội đã đề ra; chú trọng hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt theo Đề án Huyện phát triển thành Quận đã được phê duyệt.

Đẩy nhanh sự phục hồi và phát triển kinh tế, tiếp tục thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế. Triển khai các chính sách kịp thời, cụ thể, thiết thực để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19… Xây dựng và thực hiện kế hoạch duy trì hoạt động sản xuất tại các cụm công nghiệp tập trung kết hợp nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến. Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh: thanh toán không dùng tiền mặt đạt 40%, 30% doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động. Đồng thời, các đơn vị cần khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Triển khai đồng bộ các giải pháp để quản lý, khai thác tốt các nguồn thu hiện có. Tiếp tục rà soát quỹ đất để khai thác tối đa nguồn thu từ đất thông qua các hình thức đấu giá, cho thuê...Tích cực kêu gọi xã hội hóa đầu tư. Quản lý chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Cân đối, ưu tiên nguồn lực cho đầu tư xây dựng phát triển huyện thành quận, an sinh xã hội và các nhiệm vụ an ninh, quốc phòng theo phân cấp.

Hiện địa phương cũng quy hoạch, dành quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội dành cho đối tượng công nhân, xây dựng đồng bộ với hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, trường học, y tế…Các doanh nghiệp tại các KCN, CCN cũng đã triển khai các giải pháp nhằm giữ người lao động làm việc ổn định, lâu dài như duy trì quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, tăng cường cải

thiện đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện làm việc cho người lao động; thúc đẩy ổn định cuộc sống cho người lao động…

Như vậy có thể thấy chính quyền huyện Thanh Trì mặc dù còn gặp khó khăn trong công tác phòng chống, khắc phục dịch bệnh covid -19 tuy nhiên vẫn đặt ra mục tiêu kép trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tốt phát triển kinh tế và tận dụng mọi nguồn lực sẵn có để đẩy mạnh, phát huy tiềm năng của KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện. Trong đó có 3 nhiệm vụ cần triển khai đồng bộ là tăng cường quản lý biến động trong các cụm công nghiệp trên địa bàn, hướng dẫn và quản lý chặt các hoạt động sử dụng các nguồn lực từ ngân sách cho mục đích sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp và đẩy mạnh công tác an sinh xã hội, đặc biệt là hướng tới đối tượng người lao động đã và đang chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Covid tại các KCN trên địa bàn.

Với quan điểm của chính quyền huyện Thanh Trì, việc đẩy mạnh quá trình di động xã hội trong công nhân mà cụ thể hơn là di động về việc làm, tài chính, an sinh xã hội cho công nhân tại các KCN trên địa bàn theo chiều dọc và hướng đi lên là việc làm cần thiết, phù hợp với định hướng chung của Thủ đô cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2025 của huyện Thanh Trì.

Một phần của tài liệu Di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp thanh trì, hà nội (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)