Mức điểm Tần suất rủi ro
Mức độ rủi ro = Tần suất rủi ro X Hậu quả thƣơng tật
Cấp độ Không đáng kể Nhẹ Trung bình Lớn Thảm khốc
1.5.3.3. Tổng hợp đánh giá mức độ rủi ro
Mức độ rủi ro = Tần suất rủi ro X Hậu quả thương tật
Tần suất rủi ro 1 2 3 4 5
1.5.3.4. Tiêu chí ước lượng khả năng nhận biết mối nguy hại
Bảng 1.6: Mức đánh giá khả năng nhận biết rủi roKhả năng nhận biết rủi ro Khả năng nhận biết rủi ro
Rủi ro hiện hữu chắc chắn nhận biết được
Rủi ro có thể nhận biết được khi quan sát
Rủi ro tiềm ẩn khó nhận biết, chỉ có thể nhận biết bằng cách dùng các thiết bị đo lường
Rủi ro tiềm ẩn không thể nhận biết
30
Bảng 1.7: Mức đánh giá mức độ rủi ro với những rủi ro tiềm ẩnMức độ rủi ro Mức độ rủi ro 1 2 3 4 5 6 8 9 10 12 15 16 20 25 Nguồn: Tác giả
Bảng 1.8: Quy định mức độ rủi roMức độ rủi ro Mức độ rủi ro ( 1 ÷ 6 ) Có thể chấp nhận được ( 8 ÷ 15 ) Vừa phải, có mức độ ( 16 ÷ 30 ) Rủi ro cao ( 30 ÷100 ) Không chấp nhận
1.5.4. Các bước nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro
1.5.4.1. Phân nhóm khảo sát rủi ro
Phân nhóm khảo sát rủi ro là tiến hành khảo sát rủi ro theo từng nhóm cụ thể để đánh giá mức độ nguy hiểm đang, sẽ và có thể xảy ra để từ đó xây dựng những biện pháp kiểm soát rủi ro để thực thi công việc một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất, nhằn tránh gây tai nạn cho con người, hư hại tài sản, thiết bị và tổn hại môi trường.
Có nhiều cách để phân nhóm rủi ro như sau:
- Thời gian: Tần suất xảy ra các mối nguy hại, tần suất nguy hiểm tỉ lệ thuận với những mối nguy hiểm trong công việc đó.
- Dây chuyền công nghệ, máy móc, thiết bị (máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ như: thiết bị nâng, thiết bị áp lực,…
32
Các yếu tố nguy cơ:
- Yếu tố chấn thương cơ học.
- Yếu tố gây nguy hiểm về điện, tĩnh điện gây điện giật, bỏng, cháy nổ.
- Yếu tố gây nguy hiểm về nhiệt cháy bỏng, cháy (ngọn lửa, tia lửa, vật nung nấu, nấu chảy, hơi khí nóng…
- Yếu tố gây nguy hiểm về hóa (các chất độc thể rắn, lỏng, khí gây nhiễm độc cấp tính, bỏng).
- Yếu tố nguy hiểm nổ.
1.5.4.2. Nhận diện mối nguy hiểm và xác định mức độ rủi ro
Bất cứ cái gì, điều gì có thể gây thương tích cho con người, làm hư hỏng tài sản và hủy hoại môi trường đều là nguy hiểm.
Xác định mức độ rủi ro tức là xác định mức độ nguy hiểm và tần suất xảy ra.
- Mức độ nguy hiểm: là hậu quả gây ra bởi một sự cố hoặc tai nạn nào đó.
- Tần suất nguy hiểm tỉ lệ thuận với lần tiếp xúc với các thiết bị làm việc hoặc những mối nguy hiểm trong trong công việc đó.
1.5.4.3. Đặt ra hàng loạt câu hỏi thường dùng trong đánh giá rủi ro Để
ghi lại chính xác vấn đề một cách chi tiết thường sử dụng các câu
hỏi: Ai làm? Làm gì ? Khi nào ? Tại sao? Và làm như thế nào? (Who? What? When? Why? How? ).
Trả lời thấu đáo các câu hỏi What, When, Why, How có nghĩ là chúng ta phân tích sự cố mộ cách toàn diện và sẽ tránh được các sự cố xảy ra hoặc giảm thiệt hại tới mức thấp nhất nếu xảy ra sự cố.
1.5.4.4. Xác định cấp độ kiểm soát rủi ro
Mức độ kiểm soát rủi ro sẽ phụ thuộc vào năng lực kiểm soát rủi ro của mỗi doanh nghiệp.
Thông thường có 5 cấp độ để kiểm soát rủi ro.
Các cấp độ có thể khác nhau, nhưng chúng ta nên tuân theo các mức độ ưu tiên sau để lựa chọn hình thức phù hợp với mỗi bước tiến hành công việc.
Sơ đồ 1.2: Thứ tự ƣu tiên của các nhóm biện pháp quản lý rủi ro
Nguồn: Tác giả
- Loại trừ: Trong năm nhóm biện pháp thì loại trừ là biện pháp được ưu
tiên nhất vì nó mang lại hiệu quả triệt để, loại bỏ hoàn toàn các yếu tố có khả năng tạo ra mối nguy hiểm cho con người, đem lại môi trường làm việc an toàn nhất.
- Cách ly, thay thế: Trong điều kiện sản xuất thực tế không phải lúc nào cũng có thể loại trừ triệt để các yếu tố nguy hiểm. Khi đó chúng ta phải nghĩ đến giải pháp cách ly mối nguy hiểm ra khỏi khu vực làm việc nhằm tránh tiếp xúc với chúng.
- Giải pháp về kỹ thuật: Cấp quản lý thứ 3 là áp dụng các biện pháp về kỹ thuật để quản lý, giảm thiểu rủi ro, có thể là các giải pháp về cơ cấu điều khiển và phanh hãm, thiết bị và cơ cấu phòng ngừa hay thiết bị an toàn, … để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người lao động chủ động hơn.
- Giải pháp về công tác tổ chức: Cấp quản lý thứ 4 là cấp sử dụng mọi biện pháp tổ chức để có thể quản lý được rủi ro, gồm cả việc tổ chức nhân lực, tổ chức hiện trường, hệ thống biển báo, tín hiệu cảnh báo nguy hiểm.
- Phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBCVN): là cấp quản lý cuối cùng cho
người lao động, khi mọi biện pháp đều không thể áp dụng. Hiệu quả bảo vệ người lao động của phương tiện bảo vệ cá nhân tương đối thấp vì thế đây được coi là biện pháp bổ sung, mang tính thụ động và luôn là sự lựa chọn
cuối cùng trong khi tất cả các sự lựa chọn trên được xem xét và tiến hành, được dùng như biện pháp bảo vệ sau cùng.
1.5.4.5. Lập bảng đánh giá rủi ro
Bảng đánh giá rủi ro phải được ghi lại một cách rõ ràng cho từng công việc, thời gian cũng như địa điểm thực hiện. Bảng đánh giá rủi ro cần ghi lại những nguy hiểm hiện hữu hoặc tiềm ẩn có thể tác động tới quá trình tiến hành công việc. Những tác động đó gây ra ở mức độ nào, đối tượng bị ảnh hưởng. Bảng đánh giá rủi ro cũng cần nêu rõ tên những người đã tham gia quá trình đánh giá cũng như người có thẩm quyền phê duyệt…
35
Tiểu kết chƣơng 1
Nghiên cứu về đánh giá và quản lý rủi ro trong xây dựng đã được thực hiện, nghiên cứu áp dụng cho nhiều loại hình dự án, đối tượng, sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật bởi các nhà khoa học trên thế giới và đã đạt được những kết quả và thành tựu nhất định. Tại Việt Nam, mặc dù đã có những nghiên cứu về đánh giá và quản lý rủi ro, tuy nhiên hiệu quả quản lý rủi ro về an toàn tại các dự án là chưa đủ tốt, theo báo cáo về tình hình tai nạn hằng năm thì tai nạn lao động của lĩnh vực xây dựng vẫn luôn là cao nhất so với các lĩnh vực khác và ngã cao vẫn là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các vụ tai nạn. Công tác an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng nói chung và trong thi công xây dựng nhà cao tầng nói riêng đang ngày càng trở thành vấn đề cấp bách của toàn xã hội. Việc xây dựng các biện pháp quản lý vấn đề này còn nhiều hạn chế và bất cập. Chính vì thế, nghiên cứu này sẽ đánh giá thực tế công tác an toàn vệ sinh lao động lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp, để từ đó đưa ra được một giải pháp chung mà các công trường xây dựng nói chung tại địa bàn Hà Nội đều có thể áp dụng.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẮP DỰNG, VẬN HÀNH VÀ THÁO DỠ CẦN TRỤC THÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG RICONS
2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tƣ Xây dựng Ricons
2.1.1. Sự hình thành và phát triển
Năm 2004: Công ty Cổ phần Đầu tư Phú Hưng Gia tiền thân của Ricons Group được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 17 tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh chính về đầu tư kinh doanh bất động sản.
Năm 2016: Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons. Tăng vốn điều lệ lên 105 tỷ đồng. Thi công nhiều dự án lớn, tăng trưởng nhanh chóng về doanh thu và lợi nhuận.
Năm 2018: Tăng vốn điều lệ lên 305 tỷ đồng. Thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Riland mở rộng hoạt động đầu tư bất động sản.
Năm 2020: Công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons viết tắt là Ricons Group). Thành lập Công ty RiHitech. Hoàn thiện chuỗi hệ sinh thái Ricons Group và hoạt động theo mô hình Tập đoàn với 3 lĩnh vực kinh doanh chính: Xây lắp - Đầu tư - Sản xuất.
Công ty hiện tại có 01 trụ sở chính ở miền Nam tại Tầng 1, 53-55 Bà Huyện Thanh Quan, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Tp HCM và 01 văn phòng đại diện ở miền Bắc tại LK-C30, Khu biệt thự Embassy Garden, Phường Xuân Tảo, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons được biết đến như một nhân tố đầy triển vọng trong thị trường xây dựng với sự phát triển nhanh chóng vượt bậc, điều này được thể hiện qua việc Ricons Group liên tục trúng thầu các dự án lớn từ những chủ đầu tư uy tín tại Việt Nam. Tính đến tháng 4/2021, Ricons đã sở hữu trong tay hơn 1.400 nhân sự là kỹ sư - kiến trúc sư chất lượng cao đến từ các trường đại học hàng đầu tại Việt Nam, cùng hơn
37
10.000 công nhân đang làm việc tại 40 dự án lớn nhỏ, với doanh thu trong năm 2020 đạt 7.955 tỷ đồng.
2.1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi
Sứ mệnh: XÂY DỰNG PHỒN VINH - HOÀN THIỆN KHÁT KHAO. Tầm nhìn: Trở thành tập đoàn đầu tư xây dựng hàng đầu tại Việt Nam. Giá trị cốt lõi: AN TOÀN - CHẤT LƯỢNG - CHÍNH TRỰC - CAM KẾT- TẬN TỤY - CHÂN THÀNH là những giá trị cốt lõi được Ricons Group đặt lên hàng đầu trong suốt chặng đường hình thành và phát triển. Đây cũng là những hệ giá trị quan trọng dẫn đường cho Ricons Group trên hành trình kiến tạo những sản phẩm với dấu ấn riêng biệt.
2.1.3. Giải thưởng, thành tựu
Trong những năm qua Ricons Group đã được ghi nhận và vinh danh bằng nhiều giải thưởng, danh hiệu uy tín trong và ngoài nước. Điều này thể hiện nỗ lực không ngừng của Ricons Group trong việc tạo ra những sản phẩm chất lượng và góp phần vào sự phát triển bền vững cho toàn xã hội. Các giải thưởng, thành tự đã đạt được như:
- Năm 2018: Top 3 nơi làm việc tốt nhất trong ngành xây dựng Việt Nam do Anphabe tổ chức.
- Năm 2019: Top 3 Doanh nghiệp xây dựng tư nhân lớn nhất Việt Nam công bố trên bảng xếp hạng VNR500.
- Năm 2020: Top 3 nhà thầu xây dựng uy tín trên bảng xếp hạng của Vietnam Report.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức
Hội đồng Quản trị:
- Ban Lãnh đạo Tập đoàn: Tổng Giám đốc
Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối tài chính
Phó Tổng Giám phụ trách khối kinh doanh
- Các Khối, Phòng/Ban chức năng: Khối Xây lấp dự án
Phòng Tài chính - Kế toán
Phòng Kiểm soát doanh thu và chi phí
Phòng Mua sắm và đấu thầu
Phòng Quản lý kỹ thuật và kiểm soát chất lượng
Phòng Đầu tư và quản lý thiết bị
Phòng Pháp chế và hệ thống
Ban An toàn lao động
Các phòng/ban chuyên môn khác.
2.2. Quy trình lắp đặt, tháo dỡ và vận hành cần trục tháp
2.2.1. Quy trình lắp đặt Cần trục tháp
Trước khi lắp dựng cẩu tháp, nhân viên lắp dựng phải kiểm tra điều kiện công trình.
Nếu điều kiện thời tiết không thuận lợi mưa hoặc gió to và không an toàn cho công tác lắp dựng thì sẽ tạm ngưng cho đến khi có điều kiện đạt yêu cầu.
Cần phải kiểm tra khu vực lắp dựng cẩu tháp không có chướng ngại vật cao ốc, đường dây điện, dây điện thoại,… .
Đối trọng đáp ứng các thông số cần thiết.
Trong suốt quá trình lắp dựng, kỹ thuật viên lắp dựng phải luôn quan sát kỹ càng các tiêu chuẩn kỹ thuật khi ra tín hiệu và các điều kiện an toàn tại công trình hay khu vực đang làm việc. Vì thế, người này phải luôn luôn liên hệ, quan sát chặt chẽ với người vận hành cẩu bánh lốp.
Thiết bị:
- Xe cẩu thùng: Sẽ được dùng để nâng hạ các đốt cẩu trong quá trình lắp đặt và tháo dỡ tại công trường. Các đốt cẩu cần được mang từ nơi tập kết đến nơi lắp đặt trong công trường. Xe cẩu thùng cần được sử dụng trong trường hợp này. Thiết bị này phải đạt được tất cả các tiêu chuẩn về an toàn trên công trường.
39
- Công việc: Tất cả các bộ phận của cẩu tháp phải được mang đến công trường và đặt tại các vị trí cụ thể theo yêu cầu của ban chỉ huy công trường.
- Yêu cầu về thời gian: Tất cả các bộ phận của cẩu phải có sẵn và sẵn sàng cho công tác lắp đặt ít nhất 1 ngày trước ngày bắt đầu.
- Vị trí đứng của cẩu di động phải có bề mặt cứng để ngăn cản sự mất ổn định của nền đất sẽ gây ra tai nạn về người hay hư hại những vật tư xung quanh. Mặt đất phải bằng phẳng.
Nhân lực:
Bảng 2.1: Kế hoạch nhân lực cho việc lắp đặt cần trục tháp
STT Công việc
1 Lắp cẩu tháp
2 Công tác chuẩn bị kiểm định
3 Hỗ trợ công tác kiểm định
Nguồn: Tác giả
- Lắp dựng cẩu tháp được bắt đầu sau khi nhân viên lắp dựng đã kiểm
tra: Phòng thiết bị
Khu vực lắp dựng cẩu tháp không có chướng ngại vật cao ốc, đường dây điện, dây điện thoại… .
Đối trọng đáp ứng được các thông số kỹ thuật cần thiết. Các kết nối điện có đầy đủ.
Các thiết bị nâng hạ có tại công trình phù hợp cho công việc được thực hiện.
Cáp tải hoặc phụ kiện thiết bị nâng khác đang được sử dụng thích hợp các yêu cầu về an toàn.
- Người lắp dựng phải thông báo cho người vận hành cẩu bánh lốp tải trọng chính xác của các chi tiết được nâng.
- Người vận hành cẩu bánh lốp phải thấy tải chắc chắn và cân bằng tốt với các sợi cáp tải trước khi nó được nâng.
- BCH công trình bố trí 2 an toàn viên, đèn chiếu sáng, dây cảnh báo phục vụ công tác an toàn, an ninh trong suốt thời gian thực hiện công việc lắp dựng.
Thiết bị và dụng cụ an toàn tiêu chuẩn được trang bị cho các nhân viên thi công lắp dựng bao gồm: giầy bảo hộ, mũ bảo hộ, dây an toàn toàn thân, găng tay vải sợi, dây lèo, bộ đàm.
-
Các trang bị này bắt buộc sử dụng khi đi vào khu vực làm việc.
2.3.1.1. Công tác lắp dựng cần trục tháp
Bảng 2.2: Mô tả công việc lắp dựng cần trục thápBƣớc Bƣớc
1 Công tác móng và lắp đặt chân đế
2 Tổ hợp và tập kết các bộ phận của cần trục tháp tại hiện trường. 3 Lắp khung thân chính 7.5 m , lồng nâng thân và khung thân 3 m 4 Lắp đặt cơ cấu mâm quay, đốt thân quay
5 Lắp đoạn đỉnh và cabin
6 Lắp đoạn đối trọng cần và bê-tông đối trọng cần 7 Lắp đoạn cần chính và bê-tông đối trọng còn lại 8 Hoàn thiện hệ thống cơ điện và lắp ráp phụ kiện 9 Kiểm định và đưa vào sử dụng
Nguồn: Tác giả
Chi tiết công tác lắp đặt:
- Bước 1: Công tác móng và lắp đặt chân đế.