6. Kết cấu luận văn
2.4. Thực trạng về việc sử dụng cần trục tháp tại Công ty Cổ phần Tập
2.4.3. Quy định về công tác quản lý hồ sơ cần trục tháp
Đối với cần trục tháp là một loại thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ được quy định trong Thông tư 39/2019/TT-BLĐTBXH, công ty có quy định cụ thể, rõ ràng và quản lý chặt chẽ về công tác hồ sơ cần trục tháp như sau:
- Bản thiết kế móng cần trục tháp đã được duyệt.
- Biên bản nghiệm thu móng cần trục tháp.
- Hồ sơ thiết kế và lắp dựng, tháo dỡ cần trục tháp đã được phê duyệt.
- Phương án, quy trình lắp dựng, vận hành, tháo dỡ cần trục tháp.
- Phương án đảm bảo an toàn cần trục tháp trong điều kiện mưa bão.
- Hồ sơ thiết kế lắp đặt chống sét cần trục tháp.
- Biên bản đo điện trở chống sét cần trục tháp.
- Hồ sơ chứng nhận hợp chuẩn hợp quy cần trục tháp.
- Hướng dẫn, nội quy vận hành cần trục tháp.
- Sổ bảo trì bảo dưỡng cần trục tháp.
- Sổ giao ca cần trục tháp.
- Biên bản kiểm tra nội bộ cần trục tháp.
- Hồ sơ kỹ thuật, lý lịch cần trục tháp.
- Biên bản và giấy chứng nhận kết quả kiểm định cần trục tháp.
- Bảo hiểm máy móc thiết bị cần trục tháp.
67
Tiểu kết chƣơng 2
Nhận xét chung
- Công tác quản lý
Một nguyên nhân có thể nói là mất an toàn do người quản lý. Người quản lý có vai trò lên kế hoạch công việc bố trí mặt bằng thi công. Trên thực tế họ đã không đủ năng lực thực hiện vai trò này hoặc có lên kế hoạch nhưng không thông báo cụ thể chi tiết, những rủi ro vẫn tiềm ẩn và sự cố tai nạn xảy ra.
Nguyên nhân gây ra những sự cố: Do người lao động chưa được đào tạo, hay có bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ, chưa có chứng chỉ an toàn khi làm việc ở những công việc đặc biệt nguy hiểm, yêu cầu cao về an toàn hoặc vận hành những máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
- Công việc nâng hạ trong quá trình lắp dựng, vận hành và tháo dỡ
Sử dụng cẩu tự hành không có kiểm định hoặc kiểm định đã hết hạn. Đứng trên và dưới tải đang treo hoặc đi qua khu vực cẩu đang hoạt động. Cẩu tự hành khi cẩu mà không ra chân chống hoặc ra không đầy đủ. Sử dụng các thiết bị buộc tải, móc tải không đảm bảo an toàn để nâng hạ tải.
Nâng mà không có nhân viên giám sát, nhân viên móc cẩu, nhân viên xi nhan.
Buộc tải trọng không cân xứng và móc tải không đúng cách, không có dây thòng lòng dẫn hướng. Tải trọng vật nâng không cân xứng và móc tải không đúng.
Thiết bị báo tải bị vô hiệu hóa trong khi sử dụng.
Móc cẩu không có lưỡi gà chống trượt tải ra ngoài hoặc lưỡi gà sai quy cách.
Vận hành cẩu không tuân theo quy trình an toàn. Vận hành thiết bị nâng vượt quá tải trọng.
- Máy móc, thiết bị trong quá trình lắp dựng, vận hành và tháo dỡ
Không làm thủ tục khai báo với cơ quan quản lý địa phương trước khi đưa vào sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Cán bộ quản lý, người vận hành máy móc, thiết bị vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thiếu chứng chỉ vận hành hoặc giấy chứng nhận huấn luyện về ATVSLĐ theo quy định.
Sử dụng các thiết bị làm việc cũ, hỏng, không an toàn. Thiết bị điện không có mã màu theo quy định.
Vận hành máy móc thiết bị sai quy trình, sai mục đích.
Dụng cụ cầm tay không có dây néo tay khi làm việc trên cao để chống rơi xuống.
Tung, ném dụng cụ vật tư từ trên cao.
Sử dụng máy móc, ổ cắm không có thiết bị bảo vệ dòng rò
Không có nhật ký theo dõi hoạt động, bảo dưỡng máy móc, thiết bị.
- Làm việc trên cao trong quá trình lắp dựng, vận hành và tháo dỡ
Không mang dây an toàn khi làm việc trên cao từ 2m trở lên hoặc tại các vị trí chưa đủ độ cao 2m nhưng phí dưới có rất nhiều chướng ngại vật nguy hiểm.
Làm việc trên cao mà chỉ có một mình.
Làm việc trên cao mà không có cảnh báo phía dưới. Không móc dây an toàn vào điểm cố định.
Không lắp dây cứu sinh hoặc các điểm treo chắc chắn để móc dây an toàn. Lắp lan can không hoàn chỉnh, sai quy cách, không cứng, vững.
- Ý thức án bộ, công nhân
Tự ý tháo dỡ, phá hoại hoặc chỉ đạo tháo dỡ các biện pháp an toàn khi chưa được sự chấp thuận của Cán bộ an toàn/ Chỉ huy trưởng công trường.
Không tham gia học an toàn hoặc vắng mặt không có lý do. Không tham gia các cuộc họp an toàn.
69
Không thông báo nguy cơ hoặc sự cố có thể gây tại nạn cho người khác biết.
- Phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc
Không sử dụng PTBVCN cơ bản như giày, mũ, áo, áo phản quang) và PTBVCN riêng cho từng công việc cụ thể theo quy định hoặc có nhưng không đạt tiêu chuẩn, không đúng quy cách theo yêu cầu.
Không trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc có trang bị nhưng không đủ tiêu chuẩn về chất lượng quy cách theo quy chuẩn kỹ thuật.
Không có hoặc sử dụng sai quy cách dây an toàn, dây cứu sinh khi làm việc trên cao ( > 1.8m ).
Không sử dụng dây an toàn toàn thân tại vị trí bắt buộc theo quy định. Tạo ra các nguy cơ về không sử dụng PTBVCN hoặc sử dụng không đúng quy cách chất lượng.
Chƣơng 3
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ AN TOÀN TRONG THI CÔNG LẮP DỰNG, VẬN HÀNH VÀ THÁO DỠ CẦN TRỤC THÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐẦU
TƢ XÂY DỰNG RICONS
Qua quá trình nghiên cứu và thời gian dài làm công tác quản lý an toàn tại Ricons Group, học viên nhận thấy công tác quản lý ATVSLĐ tuy đã đạt được những hiệu quả nhất định nhưng vẫn còn tồn tại một số bất cập và hạn chế trong chương 2. Học viên đã tìm hiểu và đánh giá rủi ro tại các công đoạn trong thi công lắp đặt, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp (bảng 2.5 và bảng 2.6) kết hợp với những tài liệu tham khảo, cùng với những kinh nghiệm và kiến thức đã tích lũy được của bản thân, có tham khảo các đồng nghiệp và cán bộ kỹ thuật tại công ty. Trong chương này học viên đã đề xuất một loạt giải pháp dưới đây để quản lý và kiểm soát được những rủi ro, đang và sẽ xuất hiện trong quá trình thi công.