Mô tả công việc trong quá trình vận hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả an toàn trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng ricons (Trang 68)

Bƣớc Mô tả công việc

1 Người vận hành di chuyển lên cabin cẩu

2 Kiểm tra tín hiệu liên lạc

3 Thả đầu bò và cáp xuống vị trí cần nâng hạ

4 Công nhân móc cáp vào vật tư thiết bị

5 Nâng vật tư thiết bị tới độ cao cần thiết sao cho tránh các chướng ngại vật

6 Quay cần tới vị trí cần hạ tải

7 Thả cáp, đặt thiết bị tại vị trí vững chắc và ổn định. Tháo maní và cáp

8 Vận hành cẩu khi trời mưa gió

9 Bảo trì bảo dưỡng định kỳ

Nguồn: Tác giả

Ban chỉ huy phải làm kế hoạch nâng hạ mỗi ngày. Sau đó gửi cho đội vận hành cần trục tháp. Người vận hành lái cẩu thường trực ngồi trên ca bin để vận hành cẩu tháp theo hướng dẫn của các nhân viên phụ cẩu dưới mặt đất.

Những người phía dưới bao gồm phụ cẩu, người đánh tín hiệu sẽ thực hiện theo kế hoạch đã đặt ra. Nhân viên phụ cẩu dưới mặt đất gồm 2 người từ nơi nâng tải trọng đến nơi hạ tải trọng. Trong quá trình nâng hạ tải trọng, chỉ có nhân viên phụ cẩu mới có quyền ra lệnh cho lái cẩu. Họ sẽ thông báo qua bộ đàm để hướng dẫn, điều hướng cho công nhân vận hành cần trục tháp thực

hiện lái cẩu tháp. Lái và phụ cẩu phải là người được nhà thầu chính chỉ định và được huấn luyện an toàn.

Mỗi ngày thời gian làm việc bắt đầu từ lúc 7h00 sáng. Công nhân vận hành cần trục tháp phải leo từ dưới đất hoặc di chuyển bằng vận thăng chở người đến điểm cuối cùng của đoạn neo cẩu tháp và từ đây sẽ di chuyển qua đoạn neo và trèo lên đến cabin cẩu tháp. Trong suốt quá trình leo cẩu tháp, người vận hành phải mang và móc dây an toàn toàn thân vào dây cứu sinh.

Nhân viên chỉ huy tín hiệu nên đứng ở vị trí thích hợp, an toàn cho mình, có thể chỉ huy công việc cẩu có hiệu quả tốt nhất, ngôn ngữ phải chuẩn, chính xác rõ ràng, phải phối hợp nhất trí ngôn ngữ với người vận hành. Phải theo sát quá trình vật cẩu di chuyển cho đến khi hạ đến vị trí an toàn.

Các thông tin trao đổi đều qua bộ đàm với một kênh tần số riêng biệt. Chỉ có 1 người được hướng dẫn và trao đổi với người vận hành cần trục tháp để đảm bảo thông tin không bị loãng. Không nên để bộ đàm trong túi quần dễ dẫn đến kẹt phím, nghe không rõ và phải vặn âm lượng đủ nghe và kiểm tra số kênh riêng biệt trước khi nói. Không sử dụng bộ đàm để tán gẫu, mở nhạc hay làm những chuyện khác ảnh hưởng đến hoạt động nâng hạ. Bộ đàm nên được sạc thường xuyên.

Nhân viên vận hành, nhân viên phụ cẩu và chỉ huy tín hiệu phải có chứng chỉ phù hợp với vị trí công việc, buộc phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy an toàn lao động của công trình. Nhân viên chỉ huy tín hiệu mặc đồng phục công ty màu cam có logo Ricons, đội mũ BHLĐ màu vàng. Luôn có bộ đàm, còi phục vụ cho công việc. Nhân viên vận hành và chỉ huy tín hiệu buộc phải tham gia đầy đủ các lớp học tập trung toàn công trường cùng với tất cả công nhân tổ đội.

Trong quá trình làm việc, nhân viên lái cẩu phải phối hợp chặt chẽ với người chỉ huy tín hiệu, chấp hành tín hiệu của người chỉ huy, khi tín hiệu không rõ hoặc sai thì người thao tác có thể từ chối chấp hành.

Trong lúc nâng và hạ hàng phải có còi tín hiệu báo cho những người xung quanh biết để tránh xa.

51

Trong quá trình cẩu, nếu nhân viên chỉ huy tín hiệu phát hiện sự bất thường, phải tức tốc dùng còi thổi thông báo khẩn cấp đến người đang ở nơi nguy hiểm tản ra, đồng thời báo ngay cho nhân viên vận hành biết đề xử lý.

Trước khi tác nghiệp phái tiến hành vận chuyển không tải, thử các thiết bị cơ cấu ở trạng thái hoạt động bình thường, các thiết bị an toàn phải có hiệu quả. Sau khi xác định tất cả ở trạng thái bình thường mới bắt đầu tiến hành công việc.

Trong quá trình làm việc, khi điện áp không đủ hoặc bị cúp điện đột ngột thì lập tức gạt thiết bị kiểm soát về vị trí số 0, đồng thời ngắt nguồn điện đề phòng có điện bất ngờ trở lại. Nếu trên móc cẩu đang có vật nặng nên sử dụng thiết bị kiểm soát ngưng xuống nhiều lần để vật nặng từ từ hạ xuống đến vị trí an toàn.

Sau khi xong việc, cần cẩu nên đưa về hướng thuận với hướng gió, móc cẩu đưa lên cao và cách thân cẩu từ 2-3m. Cẩu ngưng việc hoặc ngưng không vận hành buộc phải quay cần cẩu và đối trọng vào bên trong phạm vi công trình, đưa các thiết bị kiểm soát về số 0, ngắt các cầu dao, đóng cửa phòng điều khiển, khóa thiết bị xoay, ngắt điện cầu dao tổng và bật đèn chỉ thị trên không.

2.2.3. Quy trình tháo dỡ Cần trục tháp

Quy trình tháo dỡ được thực hiện ngược lại so với quy trình lắp dựng.

Bƣớc 1 2 3 4 5 6 7 Nguồn: Tác giả

Chi tiết công tác tháo dỡ:

- Bước 1: Hạ thấp độ cao thân cẩu tháp.

Người vận hành lái xe con di chuyển đến vị tri cần tháp và tháo từng đốt cần trục tháp và hạ xuống đất.

Hình 2.14: Hạ thấp độ cao cẩu tháp

Nguồn: Tác giả

- Bước 2: Tháo hạ bê-tông đối trọng và đoạn cần chính.

Sử dụng cẩu Kato tháo từng đoạn bê-tông đối trọng. Sau khi đưa xuống đất cần đặt tại vị trí đã được quy định và sẽ có xe đến trung chuyển chở về kho.

Hình 2.15: Tháo hạ bê tông đối trọng cần

Nguồn: Tác giả

Sau khi tháo các đối trọng, điều khiển xe cẩu ka-to tháo đoạn cần dài. Đặt đoạn cần xuống đất và công nhân sẽ tháo các đốt của đoạn cần.

53

Hình 2.16: Tháo hạ đoạn cần dài

Nguồn: Tác giả

Bước 3: Tháo hạ cục bê-tông đối trọng còn lại và đoạn đối trọng cần

Hình 2.17: Tháo hạ cục bê tông đối trọng còn lại và đối trọng cần

Nguồn: Tác giả

Bước 4: Tháo hạ cabin điều khiển và đoạn đỉnh tháp

Hình 2.18: Tháo hạ cabin điều khiển và đoạn đỉnh tháp

Bước 5 : Tháo hạ chân chuyển tiếp và các đoạn thân 3 m

Hình 2.19: Tháo hạ chân chuyển tiếp và các đoạn thân 3m

Nguồn: Tác giả

Bước 6 : Tháo hạ khung nâng thân. Đoạn thân dài 7.5 m

Hình 2.20: Tháo hạ khung nâng thân và đoạn thân dài 7.5 m

Nguồn: Tác giả

Bước 7: Tháo hạ 4 chân đế cẩu tháp

Hình 2.21: Tháo hạ 4 chân đế cẩu tháp

55

2.3. Đánh giá mức độ rủi ro từ các mối nguy

Căn cứ vào số liệu ghi chép từ hệ thống tài liệu lưu trữ của công ty cũng như từ kinh nghiệm thực tế qua nhiều lần đánh giá khác nhau, các mức độ rủi ro được đánh giá một cách định lượng như sau :

2.3.1. Đánh giá mức độ rủi ro từ các mối nguy trong lắp dựng

Bảng 2.5: Bảng đánh giá mức độ rủi ro từ các mối nguy trong lắp dựng

STT Công việc 2.3.1.1. Công tác móng và lắp đặt chân đế 1 Đào móng xe chuyên dụng 2 Gia lắp cốt cốp pha và định bu-lông chân móng

56 3 Đổ bê tông móng tháp xe bê-tông di động. 4 Lắp chân đế cẩu tháp

2.3.1.2 Tổ hợp và tập kết các bộ phận của cần trục tháp tại hiện trƣờng

1 Sử xe tự hành để vận chuyển, nâng hạ, sắp xếp thiết bị và phụ kiện cẩu vào trường

57

2.3.1.3 Lắp khung thân chính 7.5 m, lồng nâng thân và thân cẩu 3m

1 Lắp thân lên đế móng cẩu tháp 2 Lắp lồng thân thân và khung 3m

2.3.1.4. Lắp đặt cơ cấu mâm quay, đốt thân quay

58 để lắp đặt 2.3.1.5. Lắp đoạn đỉnh và cabin 1 Lắp đỉnh 2 Lắp cabin

2.3.1.6. Lắp đoạn đối trọng cần và bê-tông đối trọng

59 cần 2 Lắp bê-tông đối cần

2.3.1.7 Lắp đoạn cần chính và bê-tông đối trọng còn lại

1 Tổ

lắp đặt đoạn cần chính

60 2 Lắp xe con 3 Lắp bê-tông đối còn lại

2.3.1.8. Hoàn thiện hệ thống cơ điện và lắp ráp phụ kiện

1 Cấp phối hệ thống chính, nhẹ. 2 Luồn tời cáp và phụ kiện

61

2.3.1.9. Kiểm định và đƣa vào sử dụng

1 Kiểm định

2 Bàn giao và

đưa vào dụng

2.3.2. Đánh giá mức độ rủi ro từ các mối nguy trong vận hành

Bảng 2.6: Bảng đánh giá mức độ rủi ro từ các mối nguy trong vận hành

STT Công việc

1 Công

vận hành (lái cẩu) trèo lên cabin

62 STT Công việc 3 Thả đầu và cáp xuống vị trí cần nâng hạ 4 Công móc cáp vật tư thiết bị 5 Nâng vật thiết bị tới độ cao cần thiết sao cho tránh các ngại vật

63 STT Công việc tải 7 Thả thiết bị tại vị trí vững chắc và ổn Tháo maní và cáp 8 Vận hành cẩu khi trời gió

64

STT Công việc

kỳ

Nguồn: Tác giả

2.3.3. Đánh giá mức độ rủi ro từ các mối nguy trong tháo dỡ

Quy trình tháo dỡ được thực hiện ngược lại so với quy trình lắp dựng. Các rủi ro trong quá trình tháo dỡ tương tự quy trình lắp đặt, chính vì thế tác giả không liệt kê thêm để tránh việc lập lại các rủi ro tương tự.

2.4. Thực trạng về việc sử dụng cần trục tháp tại Công ty Cổ phầnTập đoàn Đầu tƣ Xây dựng Ricons Tập đoàn Đầu tƣ Xây dựng Ricons

2.4.1. Thực trạng về việc sử dụng cần trục tháp tại công ty

Hiện tại Công ty Cổ phần Tâp đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons đang sử dụng tổng cộng 39 cần trục tháp cho 20 dự án đang xây dựng. Trong đó bao gồm 05 cần trục tháp dạng cần nâng hạ và 34 cần trục tháp dạng cần ngang.

Hầu hết các cần trục tháp hiện nay công ty đang sử dụng là thuê từ đơn vị bên ngoài chuyên cung cấp thiết bị nâng hạ lớn ở Việt Nam như: Nam Việt, CTE, Liftech, Seoul, Ngọc Linh,…

Ban chỉ huy công trình thiết kế biện pháp thi công lắp đặt, tháo dỡ và vận hành cần trục tháp. Sau đó bên đơn vị tư vấn và chủ đầu tư phê duyệt biện pháp thi công dựa trên biện pháp của công ty đã trình.

Công ty đã ban hành nhiều chỉ thị, quy trình về việc kiểm soát sử dụng cần trục tháp tại các công trình xây dựng.

Tuy nhiên ngoài việc kiểm soát tốt công tác sử dụng cần trục tháp. Công ty vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực trạng hiện nay tầm hoạt động của một vài cần trục tháp.

2.4.2. Thực trạng của nhân sự lắp đặt, tháo dỡ và vận hành cần trục tháp

Hầu hết các nhân sự lắp đặt, tháo dỡ và vận hành cần trục tháp là nhân sự của nhà thầu phụ và chịu sử quản lý của Phòng thiết bị.

Nhân sự lắp dựng, vận hành cần trục tháp phải được khám sức khỏe đầu vào và có kết luận của bác sỹ đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao. Định kỳ 06 tháng/lần, công ty sẽ tổ chức khám sức khỏe để kiểm tra, đánh giá sức khỏe các nhân sự này đảm bảo cho yêu cầu của công việc.

Thực tế hiện tại nhân sự về lắp đặt, tháo dỡ và vận hành cần trục tháp vẫn chưa được kiểm tra kỹ càng về năng lực và hồ sơ cũng như sức khỏe. Việc quản lý vẫn còn gặp nhiều bất cập trong khâu kiểm tra. Nhất là sức khỏe người vận hành vẫn chưa tiến hành kiểm tra hàng ngày trước khi bắt đầu công việc.

Để bắt đầu công việc mỗi ngày, người vận hành phải leo thang bộ từ dưới lên cẩu tháp. Càng lên cao, gió càng mạnh khiến việc di chuyển trên thang gặp khó khăn và nguy hiểm.

Những nhân sự này trước khi bắt đầu vào làm việc tại dự án đều bắt buộc phải cung cấp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo yêu cầu, quy định của công ty thì mới được phép vào làm việc, cụ thể như sau:

- Quyết định bổ nhiệm đội tháo lắp và vận hành cần trục tháp: Trong quyết định này phải cung cấp đầy đủ thông tin về nhân sự như: họ và tên, số CMND, ngày tháng năm sinh, quê quán cùng với chức vụ, vị trí làm việc.

- Đối với người lái hay tháo lắp cần trục tháp phải được đào tạo chuyên môn liên quan đến công việc và có chứng chỉ, bằng cấp, bằng nghề về nâng hạ, vận hành cần trục tháp. Nhân sự được công ty khám sức khỏe trước khi bố trí vào làm việc. Sức khỏe phải đủ tốt, không bị mắc bệnh về sợ độ cao, bệnh tim hay huyết áp,… Nhân sự cũng phải được huấn luyện an toàn nhóm 3 theo Nghị định 44/2016/NĐ - CP.

66

- Đơn vị sử dụng nhân sự tháo lắp và vận hành cần trục tháp phải mua bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động với mức đền bù tối thiểu 100 triệu đồng/vụ theo Nghị định 119/2015/NĐ – CP.

Công ty vẫn luôn tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo về công tác nâng hạ để nâng cao khả năng nghiệp vụ, chuyên môn đối với công việc. Ngoài ra, Công ty vẫn phải ban hành các quy định, quy chế cho các Phòng/Ban trong công ty triển khai thực hiện và đảm bảo công tác an toàn lao động cho người lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp.

2.4.3. Quy định về công tác quản lý hồ sơ cần trục tháp

Đối với cần trục tháp là một loại thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ được quy định trong Thông tư 39/2019/TT-BLĐTBXH, công ty có quy định cụ thể, rõ ràng và quản lý chặt chẽ về công tác hồ sơ cần trục tháp như sau:

- Bản thiết kế móng cần trục tháp đã được duyệt.

- Biên bản nghiệm thu móng cần trục tháp.

- Hồ sơ thiết kế và lắp dựng, tháo dỡ cần trục tháp đã được phê duyệt.

- Phương án, quy trình lắp dựng, vận hành, tháo dỡ cần trục tháp.

- Phương án đảm bảo an toàn cần trục tháp trong điều kiện mưa bão.

- Hồ sơ thiết kế lắp đặt chống sét cần trục tháp.

- Biên bản đo điện trở chống sét cần trục tháp.

- Hồ sơ chứng nhận hợp chuẩn hợp quy cần trục tháp.

- Hướng dẫn, nội quy vận hành cần trục tháp.

- Sổ bảo trì bảo dưỡng cần trục tháp.

- Sổ giao ca cần trục tháp.

- Biên bản kiểm tra nội bộ cần trục tháp.

- Hồ sơ kỹ thuật, lý lịch cần trục tháp.

- Biên bản và giấy chứng nhận kết quả kiểm định cần trục tháp.

- Bảo hiểm máy móc thiết bị cần trục tháp.

67

Tiểu kết chƣơng 2

Nhận xét chung

- Công tác quản lý

Một nguyên nhân có thể nói là mất an toàn do người quản lý. Người quản lý có vai trò lên kế hoạch công việc bố trí mặt bằng thi công. Trên thực tế họ đã không đủ năng lực thực hiện vai trò này hoặc có lên kế hoạch nhưng không thông báo cụ thể chi tiết, những rủi ro vẫn tiềm ẩn và sự cố tai nạn xảy ra.

Nguyên nhân gây ra những sự cố: Do người lao động chưa được đào tạo, hay có bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ, chưa có chứng chỉ an toàn khi làm việc ở những công việc đặc biệt nguy hiểm, yêu cầu cao về an toàn hoặc vận hành những máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.

- Công việc nâng hạ trong quá trình lắp dựng, vận hành và tháo dỡ

Sử dụng cẩu tự hành không có kiểm định hoặc kiểm định đã hết hạn. Đứng trên và dưới tải đang treo hoặc đi qua khu vực cẩu đang hoạt động. Cẩu tự hành khi cẩu mà không ra chân chống hoặc ra không đầy đủ. Sử dụng các thiết bị buộc tải, móc tải không đảm bảo an toàn để nâng hạ tải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả an toàn trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng ricons (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w