Trong đó :
A1 : Cáp cương trước D : Khung nâng
A2 : Cáp cương sau
A3 : Cáp cương đuôi
B : Khung cần cẩu
C : Xe con
1.1.3.2. Các cơ cấu
Cần trục tháp có các cơ cấu như sau: Cơ cấu nâng hạ vật, cơ cấu di chuyển xe con để thay đổi tầm với, cơ cấu quay.
Cơ cấu trượt nâng tháp: Để trượt nâng tháp lên cao thì người ta dùng xy- lanh thủy lực, hệ tời pa-lăng cáp hoặc truyền động bánh răng thanh răng.
Khi thi công cần nối dài thêm thân tháp theo sự phát triển độ cao công trình, di chuyển đối trọng, thay đổi chiều cao thân tháp.
Có nhiều cách để thay đổi độ cao, có thể nối dài thân tháp từ đỉnh tháp, chân tháp được giữa tháp. Cần trục tháp thi công trên các tòa nhà cao hàng trăm tầng, người ta dùng cách leo sàn.
1.1.3.3. Các thông số kỹ thuật của Cần trục tháp
Trọng tải Q: là thông số chung cho tất cả các loại thiết bị nâng, là trọng lượng lớn nhất của vật mà cần trục có thể nâng được ở tầm với tương ứng.
Tầm với R: là khoảng cách theo phương ngang tính từ trục quay của cần trục tháp đến móc cẩu, gồm: tầm với lớn nhất Rmax, tầm với nhỏ nhất Rmin, tầm với chỉ có ở thiết bị nâng kiểu cần mét .
Momen tải trọng M: là tích số giữa trọng tải và tầm với tương ứng. Tải trọng của cần trục tháp thay đổi theo tầm với, thông số đặc trưng là momen tải trọng và được thể hiện bằng đường đặc tính tải trọng, đó là đồ thị biểu diễn sự thay đổi của tải trọng theo tầm với.
Chiều dài của cần Lc: là khoảng cách từ tâm quay của cần đến tâm trục ròng rọc đầu cần mét .
Chiều cao nâng móc cẩu Hc: là khoảng cách tính từ mặt bằng đặt thiết bị nâng hoặc mặt đất đến tâm của móc. Với thiết bị nâng kiểu cần có tầm với thay đổi, chiều cao nâng thay đổi phụ thuộc vào tầm với mét .
Độ sâu hạ móc Hs: là khoảng cách tính từ mặt bằng đặt thiết bị nâng lên tâm của móc mét).
Tốc độ làm việc của cần trục tháp:
- Tốc độ nâng hạ vật: là vận tốc di chuyển tải theo phương thẳng đứng
(m/phút).
- Tốc độ quay tay cần: là số vòng quay trong một phút của phần quay (vòng/phút).
16
- Tốc độ di chuyển xe con m/phút .
- Tốc độ thay đổi tầm với.
1.1.3.4. Nhãn thông tin
Dữ liệu của nhà sản xuất: ít nhất các thông tin sau đây phải được thể hiện lâu bền trên mỗi cần trục như:
- Tên nhà cung cấp.
- Tên nhà sản xuất.
- Năm sản xuất.
- Số sê-ri.
- Kiểu máy.
Dữ liệu tải trọng: Thông tin về tải trọng tối đa các tải trọng nâng phải được thể hiện lâu bền trên cần trục và phải dễ đọc. Thông tin này được yêu cầu để tránh quá tải trọng.
Thiết bị điều khiển và thiết bị chỉ báo: Thông tin phải được gắn ở nơi dễ nhìn, dễ thấy, vị trí phù hợp với tầm quan sát của người vận hành cần trục tháp.
Thông tin liên quan đến nhiệm vụ của người lái cần trục trên hoặc bên cạnh thiết bị điều khiển cần trục phải bao gồm các thông tin về nhiệm vụ trước, trong và sau khi vận hành cần trục. Thông tin phải được thể hiện dưới dạng nhãn thông tin gắn lâu bền trong cabin hoặc ở trạm điều khiển trong trường hợp không có sàn điều khiển riêng.
Trong trường hợp không có sàn điều khiển ví dụ các cần trục điều khiển từ mặt đất nhãn thông tin phải được gắn ngay gần công tắc nguồn của cần trục.
Để tránh các nguy hiểm trong khi vận hành cần trục, phải cung cấp các thông tin bổ sung tùy thuộc vào từng loại cần trục và vận hành chúng.
1.1.3.5. Cơ cấu an toàn cần trục tháp
Thiết bị chống va chạm anti-two-block device : Thiết bị khi được phát động sẽ ngắt tất cả các tính năng mà chuyển động của chúng có thể làm cho một bộ phận nào đó ở khối tải phía dưới hoặc tổ hợp móc tiếp xúc với khối tải phía trên hoặc với cụm puli trên cần/cần phụ.
Thiết bị ngăn chặn hư hỏng do va chạm two-block damage prevention device : Thiết bị khi được phát động sẽ làm giảm lực căng cáp gây ra bởi sự tiếp xúc giữa khối tải phía dưới hoặc tổ hợp móc với khối tải phía trên.
Thiết bị giới hạn tải trọng danh định phải ngăn chặn cần trục nâng tải ngoài phạm vi tầm với cho phép, ngoài các vị trí và tải trọng được chỉ ra hoặc mô tả trên biểu đồ đặc tính tải, hoặc ngoài phạm vi tải trọng làm việc cho phép của cáp. Thiết bị giới hạn tải trọng cho phép phải hoạt động với quyền cao hơn các tính năng điều khiển của cần trục, với mục đích:
- Ngăn chặn bất kỳ chuyển động nào có thể dẫn đến trạng thái quá tải ngoại trừ chuyển động quay - khi chuyển động quay làm tải trọng giảm, nguồn động lực cho tính năng quay theo chiều đang chuyển động phải được ngắt .
- Ngăn chặn các chuyển động nguy hiểm của tải trọng.
Thiết bị giới hạn tải trọng danh định phải cài đặt để vô hiệu hóa các tính năng điều khiển với giá trị từ 100% đến 110% tải trọng danh định của cần trục. Tất cả dung sai của cảm biến trong hệ thống phải được tính đến khi xác định độ chính xác của hệ thống.
Hệ thống chỉ báo tải trọng phải đo và hiển thị tải trọng tịnh hoặc tải trọng trên phương tiện nâng đang vận hàn Ngoài ra, hêệ thống chỉ báo tải trọng phải tương thích với khả năng mang tải lớn nhất của cần trục như chỉ định của nhà sản xuất cần trục.
Cần trục phải lắp thiết bị giới hạn chiều cao nâng tải nếu có yêu cầu dừng tất cả các chuyển động có thể dẫn đến việc cụm móc tiếp xúc với cần hoặc cụm puli đầu cần và gây hư hỏng. Thiết bị nối tắt cho giới hạn chiều cao nâng tải phải là loại được giữ ở vị trí ưu tiên.
Tất cả các cần trục phải lắp thiết bị giới hạn chiều sâu hạ tải. Phải đảm bảo tối thiểu còn 3 vòng cáp trên tang. Việc nối tắt thiết bị hạn chế chiều sâu hạ tải chỉ có thể thực hiện với các thao tác nâng cần, vận chuyển và thay cáp.
18
1.2. Sự cố liên quan đến việc sử dụng cần trục tháp tại Việt Nam
Điển hình như vụ gãy cẩu tháp xây dựng ở công trình tổ hợp dịch vụ thương mại, văn hóa, thể thao nhà ở và văn phòng cho thuê Madarin Garden
2 tại số 493 phố Trương Định, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai Hà Nội . Theo đó, giữa đêm ngày 2/3/2016, chiếc cẩu tháp xây dựng tải trọng lớn ở độ cao khoảng 50m tại công trình này đã bất ngờ bị gãy. Rất may vào thời điềm diễn ra sự việc, khu vực này không có người qua lại nên đã không xảy ra thương vong. Khi nghe tiếng động lớn, nhiều người dân xung quanh đã hoảng loạn, tháo chạy khỏi nhà.