Phân cấp trách nhiệm cụ thể đối với các đơn vị nhà thầu trong công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả an toàn trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng ricons (Trang 163 - 168)

6. Kết cấu luận văn

3.3. Giải pháp về công tác tổ chức

3.3.3. Phân cấp trách nhiệm cụ thể đối với các đơn vị nhà thầu trong công tác

công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các dự án

Thiết lập bộ máy an toàn và phân định trách nhiệm cụ thể. Đặc biệt chú

ýđến vai trò của cán bộ quản lý, giám sát, tổ trưởng, còn công nhân chủ yếu tập trung vào nâng cao ý thức và hình thức kỷ luật nếu vi phạm.

Nhà thầu thi công là một đơn vị hay tổ chức có đầy đủ các chứ năng cũng như năng lực để xây dựng công trình. Họ sẽ ký kết trực tiếp với Ricons thông qua hợp đồng và nhận thầu toàn bộ hay một phần công việc, dự án đầu tư công trình. Các nhà thầu phải chịu trách nhiệm trực tiếp về nhân sự chính của họ và những người có liên quan tới công việc. Nhà thầu và những người liên quan đến nhà thầu phải đáp ứng điều kiện, tuân thủ theo luật pháp và quy định an toàn của chủ đầu tư. Trách nhiệm trong công tác ATVSLĐ của các nhà thầu như sau:

+ Đảm bảo đầy đủ nguồn lực, nhân lực và vật tư được phân bổ cho công tác An toàn – Sức khỏe – Môi trường.

+ Đảm bảo những người quản lý công tác An toàn – Sức khỏe – Môi trường của dự án có đủ năng lực.

+ Đảm bảo lựa chọn nhà thầu phụ căn cứ theo thái độ chấp hành an toàn, hồ sơ về công tác an toàn,... lẫn kinh nghiệm và khả năng thực hiện công việc, giá cả và năng lực.

- Chỉ huy trưởng:

+ Kiểm soát tổng thể công tác ATVSLĐ trên công trường.

+ Cung cấp các kế hoạch an toàn cho Tư vấn giám sát, Ban Quản lý dự án.

+ Chỉ đạo và triển khai việc thực hiện công tác An toàn – Sức khỏe – Môi trường cho tất cả các nhân viên tham gia.

+ Đảm bảo tất cả nhân viên nhà thầu được đào tạo và huấn luyện ATVSLĐ.

- Chuyên viên An toàn – Sức khỏe – Môi trường:

+ Chuyên viên An toàn – Sức khỏe – Môi trường có có trách nhiệm giám sát các công tác An toàn – Sức khỏe – Môi trường dưới sự chỉ đạo của giám đốc dự án. Người này sẽ đảm bảo:

+ Cung cấp người, phương tiện, thiết bị, và các nguồn lực khác để thực hiện có hiệu quả, quản lý, và tuân theo quy trình An toàn – Sức khỏe – Môi trường.

+ Phân công người được đào tạo, có năng lực và kinh nghiệm vào dự án.

+ Thực thi chính sách An toàn – Sức khỏe – Môi trường và kế hoạch An toàn – Sức khỏe – Môi trường trên công trường.

+ Tất cả yêu cầu về An toàn – Sức khỏe – Môi trường liên quan được phổ biến và thực hiện bởi những người làm việc trên công trường.

+ Tất cả các quy trinh và hướng dẫn An toàn – Sức khỏe – Môi trường

được thực hiện đầy đủ.

+ Tham gia vào buổi họp An toàn – Sức khỏe – Môi trường định kỳ

+ Cán bộ an toàn có trách nhiệm cho tất cả vấn đề về An toàn – Sức khỏe – Môi trường theo quy định ban an toàn, theo cam kết giữa ban chỉ huy và ban an toàn.

+ Hàng tuần tổng hợp các hình ảnh chưa đảm bảo an toàn tại các khu vực, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các đề xuất để khắc phục nếu phát hiện ra các ấn đề về an toàn. Dừng việc nếu thấy cần thiết và chỉ cho tiếp tục công việc khi đã thực hiện các hành động khắc phục.

+ Tổ chức hướng dẫn an toàn đầu vào cho nhóm công nhân mới, huấn luyện an toàn chuyên đề với các công tác đặc biệt (lắp dựng,vận hành cẩu,…

+ Tổ chức họp kịp thời các sự cố đã xảy ra qua đó rút kinh nghiệm và

đưa ra hành động khắc phục (tất cả sự cố liên quan tới các hoạt động trên công trường).

+ Báo cáo tại nạn hoặc mối nguy tiềm tàng có thể dẫn tới tai nạn cho cấp trên và thực thi các biện pháp phòng ngừa.

+ Thực hiện biện pháp chế tài theo quy trình an toàn, nội quy an toàn.

+ Duy trì hoạt động thực sự của ủy ban an toàn.

+ Là người kiên trì đề xuất với Giám đốc dự án, chỉ huy trưởng các vấn đề về an toàn trên công trường theo hệ thống của Công ty.

- Giám sát, Kỹ sư công trường, Đội trưởng thi công:

+ Chỉ đạo an toàn viên khu vực, kiểm tra việc triển khai công tác an toàn theo biện pháp thi công đã được duyệt.

+ Chủ động phát hiện các sai phạm và nhắc nhở người lao động chấp hành tốt nội quy an toàn lao động.

+ Trước khi triển khai công việc, phải phân tích rủi ro, thống nhất với cán bộ an toàn, an toàn viên về các biện pháp phòng ngừa.

+ Trong các buổi họp giao ban BCH, phải báo cáo tình hình an toàn, vệ sinh công trường tại khu vực phụ trách (chụp hình và báo cáo các vấn đề không phù hợp về an toàn và đưa ra thời hạn khắc phục).

+ Phối hợp với cán bộ an toàn, triển khai công tác huấn luyện an toàn cho công nhân.

109 - Y tá/ Người sơ cấp cứu:

+ Tham gia vào hoạt động thường ngày và trường hợp sơ cứu khẩn cấp

khi cần.

+ Kiểm tra phương tiện y tế/ phòng sơ cứu, thuốc và thiết bị y tế luôn sẵn sàng.

+ Tham khảo ý kiến bác sỹ xử lý các trường hợp về y tế.

+ Thường xuyên kiểm tra nguồn và số lượng thuốc cung cấp để đảm bảo luôn đủ và tối thiểu chi phí phù hợp với tình hình công trường.

+ Thường xuyên kiểm tra thiết bị của cơ sở y tế, bao gồm xe cả xe cứu

thương để đảm bảo luôn sẵng sang ứng phó mọi trường hợp. + Cung cấp trang bị y tế để phục vụ nhu cầu huấn luyện.

Hình 3.8: Kiểm tra sức khỏe cho công nhân lắp dựng, vận hành

Nguồn: Tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả an toàn trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng ricons (Trang 163 - 168)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w