6. Kết cấu của luận văn
1.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
1.1.4. Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân
Các NHTM thường phải tiến hành phân loại hoạt động cho vay để nhằm đến các mục đích: (1) lựa chọn 1 phân khúc phù hợp cho mình, bởi phân loại hoạt động này sẽ giúp các ngân hàng tìm kiếm được khu vực kinh tế mang lại doanh thu cao nhất – tất nhiên với yêu cầu đánh đổi rủi ro; (2) Đánh giá khả năng trả nợ của từng nhóm khách hàng hoặc cân đối khả năng chuyển đổi của nguồn vốn so với tài sản, bởi ngân hàng thường huy động được nhiều vốn ngắn hạn hơn – và sau đó dùng để cho vay trung và dài hạn.
1.1.4.1. Căn cứ vào mục đích cho vay
Cho vay tiêu dùng: đây là mục đích chủ yếu dành cho cá nhân, như vay mua nhà ở, mua ô tô, vay du học... nhằm đến yêu cầu đáp ứng các mong muốn trong cuộc sống. Thời gian gần đây, hoạt động này được đẩy mạnh vì khả năng sinh lời lớn, và nhu cầu cá nhân ngày càng cao.
Cho vay sản xuất: thường thì loại tín dụng này sẽ dành cho các đối tượng là dùng để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống của các cá nhân. Theo định hướng của chính phủ thì loại hoạt động này sẽ thấp hơn so với cho vay tiêu dùng, bởi có sản xuất được mới có tiêu dùng. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, cho vay sản xuất có
15
thể thực hiện đối với cá nhân, và lãi suất cũng không quá chênh lệch.
Trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, thì hoạt động cho vay sản xuất và cho vay tiêu dùng không có quá nhiều ranh giới. Ví dụ, nếu cá nhân mua ô tô thì thường được phân vào cho vay tiêu dùng, nhưng nếu dùng ô tô đó vận chuyển hàng hóa – dịch vụ, hoặc sử dụng để kinh doanh taxi thì lại là sản xuất kinh doanh.
1.1.4.2. Căn cứ vào thời hạn cho vay
Phân loại các khoản mục cho vay cá nhân nói riêng và cho vay nói chung, đều tính theo thời gian được xác định dựa trên độ dài thời gian, chu kỳ hoạt động của khách hàng. Do đó, cho vay theo thời hạn sẽ chia thành 3 nhóm chính:
Cho vay ngắn hạn: đây là loại hình cho vay, mà khách hàng có thời gian đáo hạn dưới 1 năm. Cho vay ngắn hạn dùng để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng như cho vay sản xuất kinh doanh, tiêu dùng trả góp, hoặc đáp ứng nhu cầu chi trả tạm thời . Về cơ bản, đây được cho là tài sản thanh khoản của ngân hàng.
Cho vay trung hạn: Theo quy định hiện hành thì không có thời gian cụ thể đối với khoản mục này, nhưng thường thì các nhà nghiên cứu căn cứ theo thời gian của trái phiếu chính phủ, tức là những khoản mục có thời gian còn lại từ 1 – 5 năm đều được phân vào trung hạn. Các khoản mục này đáp ứng nhu cầu đầu tư vốn của các đối tác vay vốn trong ngân hàng, như đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ), xây mới trang thiết bị... Các hoạt động của các cá nhân trên thị trường thường tập trung vào cho vay sửa chữa nhà cửa, mua các loại trang thiết bị.
Cho vay dài hạn: là những loại cho vay còn lại của các NHTM, với thời gian dài (thường từ 5 năm trở lên). Loại hình này đáp ứng khả năng hình thành nên tài sản trong thời gian dài (ví dụ điển hình là mua nhà) mà khả năng sinh lời nhanh không có, và tổng vốn đầu tư cũng lớn. Đây là loại hình mang tính chất rủi ro rất cao dành cho các tổ chức cho vay.
Do đa phần các nguồn mà các NHTM huy động được để thực hiện các hoạt động trên thị trường là vốn ngắn hạn hoặc nguồn phải có nghĩa vụ chi trả ngay khi khách hàng yêu cầu, nên NHTW thường kiểm soát rất chặt chẽ nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Do vậy, các NHTM sẽ phải xem xét một cơ
cấu hợp lí giữa các khoản mục này để đảm bảo vừa an toàn vừa sinh lời. Phân loại hoạt động cho vay theo thời gian cũng sẽ giúp các NHTM đánh giá được tỷ trọng cho vay ngắn hạn so với trung và dài hạn, từ đó đưa ra được các chính sách liên quan đến huy động vốn.
1.1.4.3. Căn cứ vào phương thức cho vay
Cho vay trực tiếp từng lần: Là hình thức cho vay phổ biến của Ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không đáp ứng điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi.
Cho vay theo hạn mức: Là hình thức cho vay mà Ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Trong một kì, khách hàng có thể xin vay vốn nhiều lần nhưng tổng dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng của mình. Hình thức này chủ yếu áp dụng đối với những khách hàng thường xuyên của ngân hàng
Thấu chi: Là hình thức cho vay mà Ngân hàng cho phép khách hàng chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định trong khoảng thời gian xác định nhưng tối đa không quá 12 tháng. Giới hạn đó được gọi là hạn mức thấu chi
Cho vay trả góp: Là hình thức cho vay mà Ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn đã thỏa thuận. Khách hàng vay trả góp thường với thời hạn trung – dài hạn và với mục đích tài trợ cho các tài sản cố định.
Để đáp ứng nhu cầu vốn cố định, ngân hàng đưa ra các hình thức của cho vay trung và dài hạn, bao gồm: cho vay theo dự án, cho vay bù đắp tài chính…
1.1.4.4. Căn cứ vào biện pháp bảo đảm tiền vay
Cho vay với TSĐB đã hình thành, thuộc quyền sở hữu của khách hàng. Đây là loại đảm bảo phổ biến và an toàn nhất trong thời điểm hiện này, bởi những loại tài sản đã hình thành này giúp ngân hàng chắc chắn về nguồn trả nợ đồng thời cũng tạo áp lực đối với khách hàng trong khâu trả nợ vì muốn lấy lại loại tài sản này. Đa phần TSĐB theo hình thức này là BĐS hoặc giấy tờ có giá (sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi...) được hình thành từ chính các NHTM.
Cho vay với TSĐB sẽ hình thành từ vốn vay. Hình thức này áp dụng với khách hàng có ít TSĐB hiện hữu mà đa phần đang trong giai đoạn đầu tư. Chủ yếu của
17
hình thức này là cho vay mua nhà (mà nhà đó sẽ hình thành từ vốn vay, cho vay mua ô tô hoặc cho vay khách hàng cá nhân đầu tư dự án hình thành nên tài sản dùng để sản xuất kinh doanh.
Cho vay với TSĐB của bên thứ ba: hình thức này áp dụng đối với khách hàng ít có TSĐB dưới cả 2 hình thức trên, hoặc không đủ TSĐB nhưng bên thứ 3 sẵn sàng dùng tài sản của mình đảm bảo cho các khoản vay này. Hình thức này về sau phát triển thành một hình thức khác là bảo lãnh trong ngân hàng, hoặc các loại hình bảo hiểm.
Tín chấp: cho vay dựa trên uy tín của khách hàng. Về cơ bản, nếu như 3 loại hình trên có thể cho rằng đó là cho vay có TSĐB thì hình thức này mang tính chất không có TSĐB.Hình thức này áp dụng với khách hàng được Ngân hàng đánh giá có thân nhân tốt, có uy tín, tín nhiệm và chứng minh được khả năng trả nợ của mình.